TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHO CÁC THẨM PHÁN

KHI TƯ PHÁP QUỐC TẾ VÀ LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ GIAO NHAU: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHO CÁC THẨM PHÁN

KHI TƯ PHÁP QUỐC TẾ VÀ LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ GIAO NHAU: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHO CÁC THẨM PHÁN

 

Bài viết bởi Annabelle Bennett - Cựu Thẩm phán, Tòa án Liên bang Úc, Sydney, Úc, và Sam Granata - Thẩm phán, Tòa phúc thẩm, Antwerp, Bỉ, và Tòa án Công lý Benelux, Luxembourg.

Trong nền kinh tế hiện đại, các giao dịch trong thị trường ngày càng trở nên phức tạp hơn, các chuỗi giá trị dần được toàn cầu hóa và sự dịch chuyển của nguồn vốn vô hình, như tài sản thuộc sở hữu trí tuê (IP) bao gồm các công nghệ được bảo hộ, thiết kế, thương hiệu và các công trình sáng tạo cũng trở nên lưu động hơn.

Trong bối cảnh đó, những vụ việc do Tòa án thụ lý liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm các loại hàng hóa và dịch vụ được sử dụng trên thế giới có thể tác động trong phạm vi toàn cầu. Trong khi quyền sở hữu trí tuệ chỉ được áp dụng trong một phạm vi lãnh thổ nhất định, bản chất liên kết của nền kinh tế hiện đại cũng có nghĩa là các thẩm phán – người giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ - đang ngày càng đối mặt với nhiều vụ việc có sự giao thoa giữa tư pháp quốc tế và luật sở hữu trí tuệ. Chính điều này đã dấy lên mối liên hệ giữa các bên trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Hãy lấy viễn cảnh sau đây làm ví dụ:

Doanh nghiệp A và B có trụ sở lần lượt tại Bỉ và Úc ký kết một thảo thuận cấp phép liên quan đến việc phân phối hàng hóa  sản xuất bởi công nghệ mà doanh nghiệp A đã được cấp bằng sáng chế tại Bỉ và Úc. Việc cấp phép được điều chỉnh bởi pháp luật Bỉ. Sau đó phát sinh tranh chấp liên quan đến cáo buộc vi phạm việc cấp phép và doanh nghiệp A tiến hành khởi kiện tại Bỉ - nơi họ đặt trụ sở chính. Thay vì đưa ra khiếu nại theo thỏa thuận cấp phép, doanh nghiệp A lại tuyên bố doanh nghiệp B đã vi phạm về sáng chế tại Bỉ và Úc. Doanh nghiệp B phản đối cho rằng sáng chế của doanh nghiệp A tại cả 2 quốc gia đều không hợp lệ.

Đối với tình huống này, thẩm phán có thể hy vọng rằng các bên sẽ dàn xếp hòa giải trước khi đưa ra quyết định, tuy nhiên nếu cả hai bên đều không có thiện chí thì thẩm phán sẽ phải đối mặt với một câu hỏi lớn liên quan đến tư pháp quốc tế.

Sự gia tăng các vụ việc liên quan đến tư pháp quốc tế

Tư pháp quốc tế ngày càng trở nên phổ biến hơn khi đối mặt với các thách thức xuất hiện do hoạt động sở hữu trí tuệ dần trở nên phổ biến hơn cũng như tính toàn cầu hóa cao của các giao dịch thương mại. Sự giao thoa giữa luật sở hữu trí tuệ và tư pháp quốc tế đã thu hút sự chú ý lớn về mặt học thuật và tư pháp, khi mà nó đặt ra câu hỏi Tòa án nào có thẩm quyền xét xử các tranh chấp xuyên quốc gia về lĩnh vực IP? Luật nào sẽ được áp dụng để giải quyết và liệu các bản án về quyền sở hữu trí tuệ tại quốc gia khác nhau có được công nhận và thi hành hay không?

Nhận thấy sự cần thiết trong việc hỗ trợ công việc của các thẩm phán và luật sư trên toàn thế giới giải quyết vấn đề này, WIPO và Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế (HCCH)  đã thành lập một đội ngũ gồm các thẩm phán để nghiên cứu về tài liệu thực tiễn hướng dẫn IP và  tư pháp quốc tế cho các thẩm phán khác.

Tài liệu hướng dẫn của các thẩm phán dành cho thẩm phán

Tài liệu “Khi tư pháp quốc tế và Luật sở hữu trí tuệ giao nhau: Tài liệu Hướng dẫn dành cho các thẩm phán” được viết bởi những chuyên gia về một trong hai lĩnh vực trên, với cái nhìn tổng quan đáng tin về cách mà các lĩnh vực này giao thoa lẫn nhau. Trong khi viết tài liệu hướng dẫn này, chúng tôi không tuyên bố sẽ đưa ra hướng xử lý triệt để, tuy nhiên chúng tôi tìm cách làm rõ hoạt động của tư pháp quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bằng việc đưa ra các tài liệu tham khảo trong các văn kiện quốc tế và khu vực cũng như trong các văn bản pháp luật quốc gia.

Mục đích của hướng dẫn này nhằm đảm bảo giúp các thẩm phán có thể đưa ra luật áp dụng chính xác trong các phán quyết của họ. Để đạt được điều này cần sự nhận thức về các vấn đề chính ảnh hưởng tới phán quyết của Tòa án, luật áp dụng, sự công nhận và thi hành án, cũng như hợp tác tư pháp về tranh chấp IP xuyên quốc gia.

Tài liệu này không ủng hộ bất kỳ cách tiếp cận cụ thể nào trong luật nội dung và cũng không đưa ra giải pháp cho từng vụ việc riêng lẻ. Bằng cách nhấn mạnh vấn đề trọng tâm của lĩnh vực phức tạp này, chúng tôi muốn hỗ trợ các thẩm phán và luật sư tại các quốc gia khác nhau có thể đưa ra quyết định sáng suốt. Được thiết kế thân thiện với người dùng nhất có thể, Hướng dẫn này sử dụng ngôn từ đơn giản, với các sơ đồ và ví dụ thực tế, giúp giải thích các khái niệm quan trọng có thể xuất hiện trong thực tế. Nhằm tiếp cận với bạn đọc trên mọi quốc gia, chúng tôi đã nỗ lực phân tích các vấn đề liên quan đến xuyên quốc gia xuất hiện trong Bộ luật dân sự và giải quyết dựa trên quan điểm của hệ thống Thông luật .

Khám phá sự giao thoa giữa Tư pháp quốc tế và Luật sở hữu trí tuệ

Tài liệu này sẽ dẫn dắt người đọc tới các vấn đề đặc trưng xuất hiện khi Tư pháp quốc tế và Luật sở hữu trí tuệ giao nhau. Chương mở đầu cung cấp cái nhìn tổng quát về từng lĩnh vực trong luật sở hữu trí tuệ và tư pháp quốc tế, cũng như các vấn đề phát sinh khi hai lĩnh vực này giao thoa lẫn nhau. Hướng dẫn này cũng đưa ra khung pháp lý điều chỉnh sự giao thoa này. Ví dụ, chúng tôi nghiên cứu nguyên tắc trong các văn kiện quốc tế và khu vực liên quan đến cách tư pháp quốc tế điều chỉnh mối quan hệ trong sở hữu trí tuệ, cũng như cách mà những quy định này được lồng trong các Hiệp định về sở hữu trí tuệ và trong các hệ thống đăng ký. Trong phần này, chúng tôi chỉ cho người đọc các văn kiện không bắt buộc về sở hữu trí tuệ và tư pháp quốc tế. (sáng kiến về luật mềm)

Hướng dẫn này cũng cung cấp sơ đồ chỉ dẫn các bước cho những người đang hành nghề luật giải quyết các vấn đề liên quan đến IP xuyên quốc gia.

Ví dụ, khi giải quyết 1 tranh chấp việc đầu tiên Tòa án cần xem xét là vấn đề về thẩm quyền. Tòa án nơi tiến hành tố tụng cần phải đưa ra quyết định liệu Tòa có phải nơi phù hợp để tiến hành thủ tục tố tụng không. Điều này đòi hỏi sự xem xét về mối liên hệ giữa các bên, các vấn đề chính và mối liên hệ với Bang đó. Việc Tòa án có thẩm quyền đưa ra quyết định – hay nói cách khác, có đủ thẩm quyền giải quyết tranh chấp hay không – sẽ được quyết định dựa trên các nguyên tắc tư pháp quốc tế của Bang nơi Tòa án đặt tại đó. Những nguyên tắc này có thể bị ảnh hưởng bởi quốc gia hoặc khu vực có quy định về tư pháp quốc tế hoặc văn kiện liên quan đến sở hữu trí tuệ. Việc các tòa án tại nhiều bang có thẩm quyền giải quyết 1 tranh chấp là hoàn toàn có thể. Trên thực tế, điều này cho phép nguyên đơn chọn một tòa án bất kỳ mà đôi khi được biết đến là “forum shopping”

Khi đã xác định xong thẩm quyền, tòa án cần xác định luật áp dụng cho cho các vụ việc xuyên quốc gia liên quan đến sở hữu trí tuệ. Trong Hướng dẫn này, chúng tôi sẽ chỉ ra các điểm Tòa án cần xem xét trước khi đưa ra quyết định. Trong khi cố gắng đưa ra cách tiếp cận trung lập về vấn đề này, chúng tôi cũng giải thích thêm Tòa án cần lưu ý việc một số quy tắc quốc gia có thể xuất hiện trong quá trình này và lưu ý một số điểm có thể trùng với các điểm đã được xem xét khi xác định thẩm quyền trước đó .

Sau đó chúng tôi cố gắng trả lời các câu hỏi có thể phát sinh khi phán quyết của Tòa án được công nhận và thi hành tại một số quốc gia khác. Những câu hỏi như vậy sẽ thường phát sinh tại nơi mà bị đơn – người kháng cáo – sinh sống tại một bang khác hoặc tài sản nằm ở bang khác. Trường hợp này chúng tôi phân biệt các tòa án trong giai đoạn công nhận và thi hành án: (i) Tòa án đã đưa ra phán quyết (Tòa án gốc) và (ii) Tòa án tại Bang được yêu cầu công nhận hoặc thi hành bản án của Tòa án gốc (Tòa án giải quyết)

Cuối cùng, tài liệu này hướng dẫn xử lý các vấn đề liên quan đến hành chính hoặc hợp tác tư pháp. Trong các giao dịch dân sự hoặc thương mại xuyên quốc gia hoặc trong các tranh chấp, những khó khăn có vướng phải nếu bị đơn, nhân chứng hoặc chứng cứ, nằm ngoài Bang khởi kiện, hoặc nếu 1 bang khác công bố ban hành các văn bản quan trọng, hoặc nếu các thủ tục song song phát sinh trong cùng một tranh chấp được khởi xướng tại các bang khác nhau. Điều này là bởi mỗi bang sẽ có một hệ thống pháp luật và hệ thống hành chính riêng.

Sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa chính quyền của các Bang có thể loại bỏ những trở ngại xuất phát từ sự phức tạp của các hệ thống bang khác nhau. Trong Hướng dẫn này chúng tôi hướng các bạn tìm hiểu Công ước tại Hội nghị Hague về Tư pháp quốc tế với mục đích tạo thuận lợi cho sự hợp tác thông qua các cơ chế khác nhau.

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan