SỰ TRỖI DẬY MẠNH MẼ CỦA TRUNG QUỐC

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 185 lượt xem Đăng ngày 17/10/2021

CHỈ SỐ SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ GIỚI: SỰ TRỖI DẬY MẠNH MẼ CỦA TRUNG QUỐC

CHỈ SỐ SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ GIỚI: SỰ TRỖI DẬY MẠNH MẼ CỦA TRUNG QUỐC

 Hàng nghìn nhà sáng chế, nhà thiết kế, kinh doanh gửi đơn đăng ký bằng độc quyền sáng chế, nhãn hiệu, và kiểu dáng công nghiệp mỗi năm để bảo vệ tài sản trí tuệ (IP) của mình. Ngày 3 tháng 12 năm 2018, WIPO đã công bố bảng thống kê toàn cầu năm 2017, cho thấy những con số kỷ lục trong năm. Theo đó, số đơn đăng ký của Trung Quốc đạt con số ấn tượng trong bảng xếp hạng.

Năm 2017, có 3,17 triệu đơn xin cấp bằng sáng chế trên khắp thế giới, tăng 5.8% trong 8 năm liên tiếp. Số đơn đăng ký nhãn hiệu toàn thế giới lên tới 12,39 triệu, trong khi kiểu dáng công nghiệp đạt 1,24 triệu. Trung Quốc đạt số lượng đơn đăng ký lớn nhất trong từng mục thống kê trên với các đơn đăng ký trong nước cũng như nước ngoài.

Tổng giám đốc WIPO Francis Gurry phát biểu: “Nhu cầu bảo vệ Tài sản trí tuệ tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, thể hiện rằng Sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng trong cạnh tranh và hoạt động thương mại”. “Chỉ trong vài thập kỷ, Trung Quốc đã xây dựng được một hệ thống IP, khuyến khích sự đổi mới trong nước, trở thành một trong những nước dẫn đầu về IP của thế giới.”

Đăng kí bảo hộ giống cây trồng trên toàn thế giới tăng 11,7%, đạt 18.490 đơn đăng ký trong năm 2017, trong khi đó dữ liệu nhận được từ 82 cơ quan cấp quốc gia và khu vực cho thấy sự tồn tại của khoảng 59.500 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (GIs) vào năm 2017.

Lần đầu tiên, WIPO thông báo số liệu thống kê liên quan đến nền kinh tế sáng tạo, công bố doanh thu của 11 nước trong 3 lĩnh vực với số tiền lên đến 248 tỉ USD năm 2017.

BẰNG SÁNG CHẾ

Cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc đã nhận được số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế cao nhất trong năm 2017, đạt kỷ lục 1,38 triệu. Theo sau Trung Quốc là Hoa Kỳ (606.956), Nhật Bản (318.479), Hàn Quốc (204.775) và Liên minh châu Âu (EPO: 166.585).

Năm quốc gia hàng đầu chiếm 84,5% tổng số thế giới. Trong đó, Trung Quốc (+ 14.2%) và EPO (+ 4.5%) có mức tăng trưởng mạnh nhất, trong khi Nhật Bản (+ 0.03%) và Mỹ (+ 0.2%) có mức tăng trưởng không đáng kể. Hàn Quốc (-1.9%) nhận được ít đơn đăng ký hơn so với 2016.

Đức (67.712), Ấn Độ (46.582), Liên bang Nga (36.883), Canada (35.022) và Úc (28.906) cũng nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu. Úc (+1.8%), Canada (+ 0,8%) và Ấn Độ (+ 3.4%) tiếp tục tăng trưởng, trong khi Đức (-0.3%) và Liên bang Nga (-11.3%) bị giảm sút.

Châu Á phát triển mạnh

Châu Á giữ vị trí là khu vực với nhiều đăng ký sáng chế nhất. Các Cơ quan Sở hữu trí tuệ tại châu Á đã nhận được 65,1% tổng số đơn đăng ký trên toàn thế giới trong năm 2017 – tăng đáng kể từ 49,7% năm 2007 – chủ yếu là do tăng trưởng ở Trung Quốc.

Các Cơ quan Sở hữu trí tuệ tại Bắc Mỹ chiếm 20,3% tổng số thế giới năm 2017. Thị phần của châu Âu giảm từ 18,1% năm 2007 xuống còn 11,2% trong năm 2017. Tổng số tại châu Phi, Mỹ Latinh và vùng Caribê, và châu Đại Dương là 3,4% vào năm 2017.

Hoạt động cấp bằng sáng chế vượt ra khỏi biên giới

Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu với 230.931 đơn xin cấp bằng sáng chế tương đương được đệ trình ở nước ngoài vào năm 2017. Tiếp theo là Nhật Bản (200.370), Đức (102.890), Hàn Quốc (67.484) và Trung Quốc (60.310).

Trung Quốc báo cáo tăng trưởng 15% hồ sơ ở nước ngoài, cao hơn nhiều so với Nhật Bản (+ 2.1%) và Hoa Kỳ (+ 2%). Cả hai nước Đức (-0.6%) và Hàn Quốc (-4.1%) đều có ít hồ sơ ở nước ngoài trong năm 2017 so với năm 2016.

Bằng sáng chế có hiệu lực trên toàn thế giới đã tăng 5,7% đạt 13,7 triệu vào năm 2017. Khoảng 2.98 triệu bằng sáng chế có hiệu lực tại Hoa Kỳ, trong khi Trung Quốc (2.09 triệu) và Nhật Bản (2.01 triệu).

NHÃN HIỆU

Ước tính khoảng 9,11 triệu đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm 12,39 triệu danh mục đã được nộp trên toàn thế giới vào năm 2017. Số lượng các danh mục được chỉ định trong các đơn đăng ký tăng 26,8% trong năm 2017, đánh dấu 8 năm tăng trưởng liên tục.

Trung Quốc tiếp tục có số đơn đăng ký nhiều nhất với khoảng 5,7 triệu, tiếp theo là Hoa Kỳ (613.921), Nhật Bản (560.269), châu Âu (EUIPO: 371.508) và Cộng hòa Hồi giáo Iran (358.353). Cộng hòa Hồi giáo Iran (+ 87.9%) và Trung Quốc (+ 55.2%) với sự tăng trưởng dân số mạnh mẽ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung. Nhật Bản (+ 24.2%), Anh (+ 24.1%) và Canada (+ 19.5%) cũng có mức tăng trưởng đáng kể.

Châu Á dẫn đầu số đơn đăng kí nhãn hiệu

Châu Á chiếm 66,6% tổng số đơn đăng ký nhãn hiệu trong năm 2017, tăng 36,1% so với năm 2007. Châu Âu giảm từ 38,9% năm 2007 xuống còn 17,7% năm 2017. Bắc Mỹ chiếm 6,4% tổng doanh thu toàn cầu năm 2017, tổng số đơn của châu Phi, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, và châu Đại Dương là 9,2% trong năm 2017 – thấp hơn 5% so với năm 2007.

Nhãn hiệu gắn với quảng cáo và quản lý doanh nghiệp chiếm 11% đơn đăng ký nhãn hiệu toàn cầu vào năm 2017, tiếp theo là quần áo (7%), máy tính, phần mềm và dụng cụ (6,6%) và giáo dục và giải trí (5,5%).

Ước tính có khoảng 43,2 triệu nhãn hiệu được cấp đăng ký trên toàn thế giới trong năm 2017 – tăng 9.7% so với năm 2016.

KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Ước tính có khoảng 945.100 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp trong 1,24 triệu kiểu dáng được đăng ký trên toàn thế giới vào năm 2017.

Trung Quốc có 628.658 đơn trong năm 2017, tương ứng với 50,6% tổng số đơn đăng ký trên thế giới. Tiếp theo là EUIPO (111.021), KIPO (67.357), Thổ Nhĩ Kỳ (46.875) và Hoa Kỳ (45.881). Trong top 20, số đơn đăng ký tăng nhanh nhất ở Anh (+ 92.1%), Tây Ban Nha (+ 23.5%) và Thụy Sĩ (+ 17.9%).

Châu Á có hoạt động thiết kế đứng đầu

Châu Á chiếm hơn 2/3 tổng các mẫu đăng ký kiểu dáng công nghiệp trên toàn thế giới, tiếp theo là Châu Âu (24,4%), Bắc Mỹ (4,2%), Châu Phi (1,5%), Châu Mỹ Latinh và Ca-ri-bê (1,2%) và Châu Đại Dương (0,7%).

Các thiết kế liên quan đến đồ đạc chiếm 10% hoạt động khai thác toàn cầu, tiếp theo là các thiết kế liên quan đến quần áo (8,5%) và các gói hàng và container (7,2%).

Tổng số đăng ký kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực trên toàn thế giới tăng 5% đạt 3,75 triệu. Trong đó khoảng 1,46 triệu (38,9%) ở Trung Quốc, tiếp theo là Hàn Quốc (339.350), Hoa Kỳ (321.314), Nhật Bản (254.060) và EUIPO (210.605).

BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG

Trung Quốc tiếp tục đứng đầu, nhận được 4.465 đơn đăng kí giống cây trồng, tiếp theo là Liên minh châu Âu (CPVO: 3.422), Hoa Kỳ (1.557), Ukraina (1.345) và Nhật Bản (1.019). Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 52,8% trong năm 2017. Ukraine (+ 5,6%), Nhật Bản (+ 4,3%) và CPVO (+ 3,7%), trong khi Hoa Kỳ ghi nhận mức giảm 2,9%.

CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

GIs là dấu hiệu được sử dụng trên các sản phẩm có nguồn gốc địa lý cụ thể và có phẩm chất hoặc danh tiếng do nguồn gốc đó, chẳng hạn như Gruyère cho pho mát hoặc Tequila cho rượu mạnh. Trong năm 2017, đã có 59.500 chỉ dẫn địa lý (GIs) có hiệu lực trên toàn thế giới.

Đức (14.073) có số lượng GIs lớn nhất, theo sau là Áo (8.749), Trung Quốc (8.507), Hungary (6.646) và Cộng hòa Séc (6.191). 

GIs có hiệu lực liên quan đến “rượu vang và rượu mạnh” chiếm khoảng 57% tổng số thế giới năm 2017, tiếp theo là nông sản và thực phẩm (28.2%) và hàng thủ công (2.7%).

NỀN KINH TẾ SÁNG TẠO

Doanh thu nền kinh tế sáng tạo trong 3 lĩnh vực (thương mại, giáo dục và khoa học, kỹ thuật và y tế) của 11 quốc gia được công bố trong danh sách lên đến 248 tỷ USD. Trung Quốc đạt mức doanh thu kỷ lục (202.4 tỷ USD), tiếp theo là Mỹ (25.9 tỷ USD), Đức (5.8 tỷ USD) và Vương quốc Anh (4.7 tỷ USD) [3].

Ấn phẩm kỹ thuật số chiếm 28,3% tổng doanh thu lĩnh vực thương mại ở Trung Quốc, 23,5% ở Nhật Bản, 18,4% ở Thụy Điển, 13,2% ở Phần Lan và 12,9% ở Hoa Kỳ.

 

Thông tin từ CLB sở hữu trí tuệ đại học ngoại thương Hà Nội.

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Chúc mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4
    196 lượt xem 20/04/2025

    Ngày Thương hiệu Việt Nam không chỉ là dịp để tôn vinh những thương hiệu đã và đang khẳng định dấu ấn trên thị trường trong nước và quốc tế, mà còn là lời nhắc nhở đầy ý nghĩa về vai trò của sự kiên định, đổi mới và chiến lược dài hạn trong việc...

    Chế tài nào cho hành vi buôn bán hàng giả là sữa và thuốc giả?
    113 lượt xem 19/04/2025

    SBLAW trân trọng giới thiệu phần trả lời phỏng vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW trên kênh VOV2 Đài tiếng nói Việt Nam về chủ đề chế tài cho hành vi buôn bán hàng giả là sữa và thuốc giả. Chưa hết lo lắng về chất lượng đồ ăn thức uống...

    SBLaw tham gia Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia tại Bắc Ninh 18/04/2025
    138 lượt xem 18/04/2025

    HotlineEmailTwitterYoutubeLinkedInFacebookZalo

    Bộ nhận diện thương hiệu cho ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025
    102 lượt xem 02/04/2025

    Nhằm khẳng định vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ trong đời sống kinh tế – xã hội và nâng cao nhận thức cộng đồng, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã chọn ngày 26 tháng 4 hằng năm là “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới” (IP Day).  Đây...

    SBLAW đăng ký thành công nhãn hiệu “BLUE OCEAN” tại Indonesia
    53 lượt xem 26/03/2025

    Việc mở rộng thương hiệu ra thị trường quốc tế luôn đi kèm với nhiều thách thức, đặc biệt là trong việc bảo vệ nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ. Để đảm bảo sự phát triển bền vững và hạn chế các rủi ro pháp lý, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đăng...

    SBLAW đăng ký thành công nhãn hiệu “Dee Dee” và “PasCafe” tại Cambodia
    202 lượt xem 24/03/2025

    Việc mở rộng thương hiệu ra thị trường quốc tế luôn đi kèm với thách thức trong việc bảo vệ nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ. Để đảm bảo sự phát triển bền vững và hạn chế rủi ro pháp lý, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đăng ký nhãn hiệu tại các...

    SBLAW đăng ký thành công nhãn hiệu ” baAN” tại Indonesia
    42 lượt xem 21/03/2025

    Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường quốc tế ngày càng trở thành một yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Một nhãn hiệu được đăng ký thành công không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản trí tuệ...

    Sổ tay hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu
    159 lượt xem 05/03/2025

    Sổ tay do Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh biên soạn nhằm hướng dẫn chi tiết quy trình đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp và tổ chức. Nội dung chính gồm: 1. Giới thiệu chung về nhãn hiệu • Khái niệm và phân loại nhãn hiệu (thông thường, tập thể,...

    BẢO HỘ THÀNH CÔNG SÁNG CHẾ QUẢ CẦU MÂY VÀ DẢI CỤM LẮP RÁP QUẢ CẦU MÂY
    204 lượt xem 20/02/2025

    SBLAW hân hạnh là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ cho SATIAN INDUSTRIES CO., LTD., hỗ trợ đăng ký và bảo vệ thành công sáng chế về “Quả cầu mây và dải cụm lắp ráp để tạo nên quả cầu này”. Với số đơn 1-2020-00707, sáng chế này được nộp tại Cục Sở...

    THÔNG BÁO CỦA CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ VIỆC TRẢ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BẰNG VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
    45 lượt xem 19/02/2025

    Ngày 18/02/2025, Cục Sở hữu trí tuệ đã đăng Thông báo số 438/TB-SHTT trên Cổng thông tin về việc Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng văn bản điện tử. Theo đó, toàn bộ văn bản là kết quả giải quyết thủ tục hành chính về sở hữu công nghiệp (bao gồm...

    SBLAW ĐỒNG HÀNH CÙNG K+ TRONG HÀNH TRÌNH BẢO HỘ NHÃN HIỆU
    362 lượt xem 19/02/2025

    K+ là dịch vụ truyền hình vệ tinh và OTT do Công ty TNHH Truyền hình Số Vệ tinh Việt Nam (VSTV) vận hành, nổi bật với nội dung thể thao đỉnh cao, phim ảnh đặc sắc và nhiều chương trình giải trí hấp dẫn. Được đông đảo khán giả tin tưởng và lựa chọn,...

    CẬP NHẬT QUY TRÌNH THÔNG BÁO THẨM ĐỊNH MỚI TỪ CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
    49 lượt xem 16/02/2025

    Ngày 15/02/2025, SBLAW, với vai trò là đại diện sở hữu công nghiệp, đã nhận được hàng loạt email từ Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) liên quan đến tiến trình thẩm định các đơn đăng ký. Theo đó, chủ sở hữu có thể truy cập trang web tra cứu của Cục SHTT, nhập mã...

    BẢO HỘ THÀNH CÔNG SÁNG CHẾ CỤM LÒ NUNG ĐIỆN CAO – ĐỘT PHÁ NGÀNH LUYỆN KIM ĐẤT HIẾM
    121 lượt xem 13/02/2025

    SBLAW hân hạnh là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ cho Qiandong Rare Earth Group Co., Ltd., hỗ trợ đăng ký và bảo vệ thành công sáng chế về “Cụm lò nung điện phân và phương pháp vận hành”, một bước tiến vượt bậc trong ngành sản xuất kim loại đất hiếm. Ngày...

    Hành Trình Đăng Ký Nhãn Hiệu HOIANA – Bảo Vệ Thương Hiệu Dự Án Tỷ Đô
    21 lượt xem 13/01/2025

    Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An, chủ đầu tư siêu dự án Hoiana tại Quảng Nam, được thành lập ngày 10/12/2010 với tổng vốn đầu tư hơn 81.204 tỷ đồng. Với tầm vóc của dự án và yêu cầu phát triển bền vững, việc đăng ký nhãn hiệu “HOIANA” là bước đi chiến...

    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “NIRAKI” tại Nhật Bản chỉ trong chưa đầy 1 năm
    27 lượt xem 13/01/2025

    Trong thời đại toàn cầu hóa, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt, đặc biệt là tại các thị trường quốc tế. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế mà còn bảo vệ tài sản trí tuệ, ngăn chặn nguy...

    Tóm tắt về Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883
    85 lượt xem 04/12/2024

    Cũng giống như Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, Công ước Paris áp dụng cho sở hữu công nghiệp theo nghĩa rộng nhất, bao gồm bằng sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu dịch vụ, tên...

    0904.340.664