Sở hữu trí tuệ trong TPP

1. Tóm tắt quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong TPP

TPP đưa ra các quy định ở mức độ rất cao về chế độ thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các biện pháp chống hàng giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả.

Cụ thể như sau:

1.1. Về biện pháp thực thi bằng chế tài dân sự

Trong việc thực thi bằng chế tài dân sự, TPP đã đưa ra 3 vấn đề chính đó là vấn đề bồi thường thiệt hại, xử lý hàng hoá vi phạm và thực thi quyền trong môi trường số (internet)

 Về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với người vi phạm.

– TPP yêu cầu các quốc gia thành viên cần có phương pháp xác định mức thiệt hại trên cơ sở xem xét theo giá trị hàng thật và cần áp dụng cách tính của bên bị vi phạm (chủ thể quyền) cung cấp.

– TPP cũng quy định  là khi có hành vi giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan thì các quốc gia thành viên phải có quy định trong luật về vấn đề bồi thường thiệt hại và những quy định này phải có tính răn đe đối với những hành vi tương tự xảy ra trong tương lai và đối với những đối tượng khác.

Vấn đề xử lý hàng hóa vi phạm:

TPP yêu cầu các quốc gia thành viên phải cho phép các cơ quan thực thi quyền như thanh tra, hải quan được phép áp dụng biện pháp buộc tiêu huỷ hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc hàng hoá xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

Các biện pháp xử lý gồm có tiêu huỷ, rút khỏi kênh tiêu thụ nguyên liệu hoặc xử lý khỏi các phương tiện được sử dụng để sản xuất hàng hoá vi phạm nhãn hiệu và bản quyền nêu trên.

 Việc thực thi quyền trong môi trường số (Internet):

– Ngày nay, với việc phát triển thương mại mạnh mẽ trên Internet, việc vi phạm sở hữu trí tuệ trên mạng cũng diễn ra phổ biến, vì vậy, TPP yêu cầu các quốc gia thành viên cần phải có cơ chế xử lý vi phạm bản quyền, vi phạm nhãn hiệu trên mạng như đối với các hành vi vi phạm truyền thống và thông thường.

– TPP cũng đưa ra các nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên, đó là cần phải xây dựng các quy định về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ internet cũng như các điều kiện và nghĩa vụ để họ được miễn trách nhiệm  cũng như xây dựng các chế tài đối với vi phạm khi người sử dụng Internet có hành vi xâm phạm quyền.

  1.2. Về biện pháp thực thi quyền bằng chế tài hình sự

Bên cạnh các chế tài về dân sự đã nêu ở trên, TPP còn yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp hình sự để xử lý các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ một cách “cứng rắn” hơn.

Các quy định trong TPP về xử lý hình sư cao hơn các chuẩn mực trong TRIPS/WTO. Cụ thể như sau:

Quy định về hành vi tội phạm:

– TPP yêu cầu các quốc gia thành viên cần có quy định hình sự hóa các hành vi vi phạm bản quyền, quyền liên quan, bí mật thương mại và nhãn hiệu hàng hoá. Quy định cao hơn ở đây được hiệu là nhiều hành vi vi phạm chưa cấu thành hành vi xâm phạm quyền, mới là tiền đề cho hành vi vi phạm hoặc hành vi đó không nhằm khai thác thị trường xuất khẩu.

 Quy định về cấu thành tội phạm trong vi phạm sở hữu trí tuệ:

– TPP yêu cầu các quốc gia thành viên cần hạ thấp yếu tố cấu thành tội phạm đối với tội danh xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan trong Bộ luật hình sự.

 – Vi phạm ở quy mô thương mại theo chuẩn của WTO gồm 2 yếu tố nay TPP quy định giảm xuống, hành vi vi phạm ở quy mô thương mại chỉ cần có 1 trong 2 yếu tố sau:

 + Hành vi vi phạm nhằm đạt lợi thế thương mại hoặc thu lợi tài chính trong kinh doanh.

+ Hành vi xâm phạm đáng kể, dù không nhằm đạt lợi thế thương mại hoặc thu lợi tài chính nhưng gây ra thiệt hại hại lớn cho chủ thể quyền trên thị trường.

 2. Sự tương thích của TPP với pháp luật Việt Nam về vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được ghi nhận tại Hiệp định TPP bao gồm các chế tài dân sự, hành chính, biện pháp khẩn cấp tạm thời, kiểm soát hải quan và chế tài hình sự là tương đối chắt chẽ như đã nêu ở trên.

Nhìn chung, các cơ chế thực thi này đều tương đồng với quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, vốn đã được sửa đổi và bổ sung đồng bộ khi Việt Nam gia nhập WTO/WIPO/TRIPS.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề còn chưa tương thích, cần được sửa đổi và bổ sung trong thời gian tới.

Vấn đề thứ nhất: Các chế tài hình sự, theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành (1999 và sửa đổ bổ sung năm 2009) có quy định về việc việc bên vi phạm sẽ bị xử lý hình sự nếu xâm phạm ở quy mô thương mại, tuy nhiên, chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là quy mô thương mại, điều này đang cản trở việc áp dụng chế tài hình sự trong xử lý vi phạm quyền.

Trong dự thảo Bộ luật Hình sự mới đang được Quốc hội xem xét cũng đã nâng mức hình phạt tiền và hình phạt tù cho các tội phạm liên quan đến SHTT như “tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan”; “tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”.

Bên cạnh đó, quy định về quy mô thương mại đã không được đề cập, mà quy định rõ mức tiền mà bên vi phạm đạt được hoặc gây thiệt hại thì sẽ bị xử lý hình sự.

Ngoài ra, chế tài hình sự còn quy trách nhiệm hình sự cho các pháp nhân thương mại khi có hành vi xâm phạm quyền SHTT. Theo đó, sẽ bị phạt tiền nặng hơn, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc cấm kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định, đặc biệt là cấm huy động vốn từ một đến ba năm.

Hy vọng với các quy định mới này thì việc xử lý vi phạm bằng biện pháp hình sự sẽ tương thích với các yêu cầu và đòi hỏi của TPP.

Vấn đề thứ hai: Hiện nay, các hành vi vi phạm tại Việt Nam phần lớn được xử lý bằng biện pháp hành chính mà không được áp dụng biện pháp dân sự.

Nguyên nhân của tình trạng này đó là áp dụng biện pháp hành chính sẽ nhanh hơn, còn áp dụng biện pháp khởi kiện ra toà sẽ rất mất thời gian do thủ tục tố dụng dân sự của Việt Nam quá lâu, tốn kém nhiều chi phí.

Theo quy định của TPP là việc áp dụng biện pháp dân sự phải là một biện pháp ưu tiên vì nó là quyền của bên bị vi phạm.

Vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng của Việt Nam cần cải thiện và rút ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể quyền tiến hành khởi kiện bằng biện pháp dân sự, các giải pháp đưa ra có thể là nâng cao năng lực của đội ngũ thẩm phán, xây dựng toà chuyên trách về sở hữu trí tuệ.

Vấn đề thứ ba: Như đã trình bày ở trên, TPP yêu cầu các quốc gia phải xây dựng pháp luật và có những biện pháp thực thi quyền SHTT hiệu quả, có tính răn đe và bảo vệ người kinh doanh chân chính.

Đối chiếu với trường hợp của Việt Nam, chúng ta thấy một thực tế là Việt Nam đã có đầy đủ các quy định của pháp luật trong đó có quy định về thực thi quyền, tuy nhiên, việc thực thi trên thực tế còn nhiều vướng mắc.

Vướng mắc thứ nhất là các cơ quan thực thi quyền SHTT của Việt Nam đều thiếu nhân lực, thiếu các cán bộ thực thi có kiến thức và năng lực.

Vướng mắc thứ hai là không phải cứ phát hiện ra hành vi vi phạm, là các tổ chức đại diện và chủ thể quyền có thể đề nghị và được sự hỗ trợ kịp thời và nhiệt tình của các cơ quan thực thi.

Điều này đang tạo ra sự khó khăn cho việc thực thi pháp luật, vì vậy, khi gia nhập TPP, hy vọng các cơ quan chức năng của Việt Nam cần cải thiện năng lực thực thi, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ nhằm tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nhiệp và doanh nhân.

» Tăng cường sở hữu trí tuệ trong TPP

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan
Đăng ký bảo hộ thương hiệu

Đăng ký bảo hộ thương hiệu

SBLAW cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu Thương hiệu, nhãn hiệu của doanh  nghiệp là một chỉ dẫn thương mại quan

Dán tem, giá bia sẽ tăng

Dán tem, giá bia sẽ tăng. Quy định về dán tem bia khiến doanh nghiệp không chỉ lo lắng về yếu tố kỹ thuật mà