Quản lý rủi ro và tranh chấp trong ngành công nghiệp thời trang

Quản lý rủi ro và tranh chấp trong ngành công nghiệp thời trang

 Mỗi ngày trong ngành công nghiệp thời trang, các chủ sở hữu thương hiệu ký kết hợp đồng với các đối tác và những người nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới. Tranh chấp không phải là chuyện hiếm gặp. Đó là lý do tại sao chủ sở hữu thương hiệu cần được tiếp cận với phương thức giải quyết tranh chấp có uy tín, có sự thấu hiểu đối với việc kinh doanh và tạo điều kiện cho việc đưa ra những phán quyết nhanh chóng cũng như hiệu quả. 

 

Bài viết do Heike WollgastChiara Accornerothuộc Trung tâm Trọng tài và Hoà giải WIPO, Geneva, Thuỵ Sĩ cùng với Ida Palombella và Federica Carettađơn vị pháp lý Deloitte, Milan, Italy

Thời trang đang có xu hướng kỹ thuật số hoá, và tương tự đối với quảng cáo. Quá trình kỹ thuật số hóa của ngành công nghiệp thời trang vẫng đang tăng tốc khi đại dịch bắt đầu xảy ra, tuy nhiên giãn cách xã hội còn thúc đẩy xu hướng này mạnh mẽ hơn nữa. Người tiêu dùng mắc kẹt tại nhà sẽ có nhiều thời gian hơn trên mạng xã hội. Các thương hiệu nhận thức sâu sắc về thực tế này. Việc có thể xây dựng sự hiện diện kỹ thuật số hiệu quả và ấn tượng,tương thích với các giá trị thương hiệu, đồng thời truyền thông hiệu quả các giá trị đó đến người tiêu dùng thông qua màn hình điện thoại di động của họ hay không, cũng đồng nghĩa với việc liệu bạn có thể tạo mối liên kết duy trì với khách hàng không hay sẽ gặp thất bại lớn.

assorted-color hanging clothes lot

Mỗi ngày trong ngành công nghiệp thời trang, các chủ sở hữu thương hiệu ký kết hợp đồng với các đối tác và những người nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới. Tranh chấp không phải là chuyện hiếm gặp. Đó là lý do tại sao chủ sở hữu thương hiệu cần được tiếp cận với phương thức giải quyết tranh chấp có uy tín, có sự thấu hiểu đối với việc kinh doanh và tạo điều kiện cho việc đưa ra những phán quyết nhanh chóng cũng như hiệu quả.  (Ảnh: Hannah Morgan/  Unplash.com)

Để duy trì liên kết đối với thị trường, bạn chắc chắn cần ít nhất một trong những yếu tố sau: chiến dịch quảng cáo bắt mắt, trang web thương mại điện tử được trình bày đẹp, khẩu hiệu hoặc câu trả lời bắt tai, chiến dịch marketing để giữ cho lượng người quan tâm đến thương hiệu tham gia và tiếp tục hứng thú với thương hiệu. Thậm chí còn tốt hơn thế, bạn cần sự kết hợp của tất cả những yếu tố này …. và đúng vậy, bạn còn cần phải có một sản phẩm tốt nữa, nhưng đấy đương nhiên là yếu tố bắt buộc rồi, phải vậy không?

Đằng sau mỗi sáng kiến makerting là những rủi ro pháp lý phát sinh có thể khiến bất kỳ thương hiệu nào phải đối mặt với bão bình luận thiếu thiện cảm để lại trên tài khoản mạng xã hội của họ từ những khách hàng tức giận. Nghe quen thuộc đúng không?

May mắn thay, có những cách để tránh những rủi ro pháp lý như vậy: kiểm tra trước các chiến dịch quảng cáo, thương hiệu mới và nền tảng thương mại điện tử mới để đảm bảo chúng tuân thủ các luật hiện hành sẽ giúp tránhnhững trường hợp phải đình chỉ chiến dịch hoặc thay đổi thương hiệuhoặc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, sau khi đã bắt đầu thực hiện việc quảng bá.

Tương tự như vậy, các hợp đồng được soạn thảo tốt giúp các thương hiệu biết mình phải làm gì khi có bất cứ vấn đề gì phát sinh. Bạn có thể cảm nhận sự khác biệt thực sự khi bạn xảy ra khó khăn vướng mắc với đối tác kinh doanh của mình – tình huống này thường rất căng thẳng. Cuối cùng, tất cả chúng ta đều biết việc giữ cho cộng đồng người hâm mộ thương hiệu được hoạt động năng nổ và gắn bó quan trọng như thế nào, như tạo trò chơi hoặc để người nổi tiếng mặc sản phẩm của bạn trong sự kiện thời trang thu hút sự quan tâm nhất. Kiểm tra mức độ tuân thủ pháp luật đảm bảo rằng bạn có tất cả các giấy phép và ủy quyền cần thiết để có thể thỏa sức sáng tạo mà không phải e ngại những tranh chấp pháp lý liên quan.

Nhưng nếu, kể cả khi đã đảm bảo được như trên, vẫn có vấn đề phát sinh? Trong ngành công nghiệp thời trang, tranh chấp xuyên biên giới không phải là hiếm. Giờ đây, hơn bao giờ hết, ngành kinh doanh thời trang mang tính toàn cầu, tiếp cận người tiêu dùng ở nhiều khu vực pháp lý. Hàng ngày, chủ sở hữu thương hiệu ký hợp đồng với các đối tác ở các khu vực khác nhau trên thế giới và với những người nổi tiếng có liên quan đến các thị trường cụ thể. Với một mạng lưới hợp đồng như vậy, chủ sở hữu cần có cơ hội tiếp cận với phương thức giải quyết tranh chấp có uy tín, thấu hiểu với việc kinh doanh và tạo điều kiện cho việc đưa ra những phán quyết nhanh chóng và hiệu quả.

Do tính hữu ích đầy tiềm năng của phương thức giải quyết tranh chấp thay thế trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến thời trang, CNMI và WIPO đã gia nhập hàng ngũ để thiết lập quy trình hòa giải và trọng tài được thiết kế riêng cho các tranh chấp liên quan đến ngành thời trang. (Ảnh: krakenimages / unplash.com)

Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) đối với các tranh chấp trong ngành thời trang

Các bên liên quan trong ngành thời trang đang tìm kiếm những phương pháp hiệu quả và hợp lý hơn để giải quyết tranh chấp và ngày càng có xu hướng tìm đến hòa giải và trọng tài để giải quyết các vấn đề mà trước đây chỉ thuộc thẩm quyền xử lý của Toà án. Nếu được quản lý tốt, việc sử dụng phương thức hòa giải và trọng tài có thể coi làcác khoản tiết kiệm đáng kể và đem lại các kết quả hữu ích về mặt thương mại, khiến chúng trở thành một con đường linh hoạt và hợp lý hơn để giải quyết các tranh chấp thời trang, bao gồm cả về quyền quảng cáo và hình ảnh. Các ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) bao gồm:

·    Tiết kiệm thời gian và chi phí: hòa giải và trọng tài cho phép các bên tiết kiệm đáng kể chi phí so với thủ tục tòa án đa khu vực tài phán. Vì vòng đời của thời trang có thể ngắn, các bên tranh chấp về thời trang và quảng cáo đều muốn tránh các thủ tục tốn kém và kéo dài. Một vụ hòa giải tại WIPO điển hình kéo dàibốn tháng, nhưng có thể được hoàn thành nhanh hơn theo yêu cầu của các bên. Các bên cũng có thể lựa chọn khuôn khổ thủ tục được thiết lập bởi Quy tắc Trọng tài Rút gọn của WIPO; thủ tục trọng tài rút gọnnhư vậy có thể hoàn thành trong 5 tuần.

·     Một thủ tục duy nhất: thông qua hòa giải và trọng tài, các bên có thể giải quyết các tranh chấp về các vấn đề được bảo vệ ở một số khu vực tài phán trong một thủ tục duy nhất. Điều này cho phép họ tránh được chi phí kiện tụng ở nhiều khu vực pháp lý và loại bỏ nguy cơ dẫn đến các kết quả không nhất quán xuyên biên giới quốc gia. Hợp tác quảng cáo và thời trang, thường liên quan đến nhiều bên từ các vị trí địa lý khác nhau với hệ thống luật pháp và văn hóa kinh doanh khác nhau, có thể được hưởng lợi từ thủ tục đơn giản hoá như vậy.

·     Quyền tự chủ và chuyên môn của các bên: vì bản chất hòa giải và trọng tài là riêng tư, các bên có thể thực hiện quyền kiểm soát nhiều hơn đối với cách giải quyết tranh chấp của họ. Ví dụ: họ có thể chọn các thủ tục được sắp xếp hợp lý hoặc mở rộng hơn, một hòa giải viên hoặc trọng tài là một chuyên gia về vấn đề đang tranh chấp, luật hiện hành, địa điểm và ngôn ngữ của thủ tục tố tụng. Hơn nữa, các Quy tắc về Hòa giải, Trọng tài và Xác định Chuyên gia của WIPO (Quy tắc WIPO) có thể được sửa đổi theo thỏa thuận của các bên, hoặc có thể cung cấp một cơ sở thủ tục chắc chắn để tranh chấp được giải quyết.

·     Tính bảo mật: hòa giải và trọng tài cho phép các bên giữ bí mật về thủ tục tố tụng và kết quả. Điều này giúp các bên tập trung vào giá trị của tranh chấp mà không sợ bị dư luận tiêu cực hoặc làm tổn hại đến danh tiếng kinh doanh của họ, một yếu tố quan trọng trong ngành thời trang, đặc biệt là trong các tranh chấp liên quan đến quyền hình ảnh.

·     Bảo toàn các mối quan hệ kinh doanh: hòa giải mang lại cho các bên cơ hội thương lượng các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn lợi ích kinh doanh của họ, đặc biệt để bảo toàn các mối quan hệ kinh doanh hiện có hoặc tạo ra những mối quan hệ mới. 70% các thủ tục hòa giải của WIPO giải quyết và đối với trọng tài, hơn 30% các vụ việc của WIPO được các bên giải quyết trước khi có bất kỳ phán quyết chính thức nào được đưa ra.

Giới thiệu về Trung tâm Trọng tài và Hòa giải WIPO

Trung tâm Trọng tài và Hòa giải WIPO (Trung tâm WIPO) được thành lập vào năm 1994 với tư cách là cơ quan độc lập và khách quan, là một bộ phận của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Vai trò của Trung Tâm WIPO là để tạo điều kiện về mặt thời gian cũng như phương thức giải quyết tiết kiệm chi phí cho những tranh chấp thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và công nghệ thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế như hoà giải và trọng tài. Được phát triển bởi các chuyên gia hàng đầu về giải quyết tranh chấp xuyên biên giới, các thủ tục do Trung tâm WIPO đưa ra được công nhận là đặc biệt thích hợp cho các tranh chấp quốc tế về sở hữu trí tuệ (IP) và công nghệ.

Trung tâm WIPO cũng là nhà cung cấp hàng đầu toàn cầu về các cơ chế giải quyết tranh chấp tên miền Internet mà không cần kiện tụng tại tòa. Dịch vụ này bao gồm Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất, theo đó Trung tâm WIPO cho đến nay đã xử lý hơn 50.000 trường hợp liên quan đến việc lạm dụng đăng ký và sử dụng tên miền Internet.

Trung tâm WIPO đã quản lý hơn 740 trường hợp hòa giải, trọng tài, trọng tài theo thủ tục rút gọn và xác định chuyên gia. Với vai trò là tổ chức quản lý, Trung tâm WIPO duy trì tính trung lập và độc lập nghiêm ngặt, đồng thời quản lý các vụ việc hòa giải và trọng tài theo Quy tắc của WIPO. Điều này bao gồm việc hỗ trợ các bên trong việc lựa chọn một hòa giải viên hoặc trọng tài viên phù hợp; đưa ra phương pháp quản lý vụ việc chủ động, bao gồm hướng dẫn về việc áp dụng các quy tắc tố tụng liên quan. Trung tâm WIPO cũng cung cấp đa dạng các lựa chọn quản lý hồ sơ trực tuyến sẵn có, bao gồm một bảng kê trực tuyến - WIPO eADR - và các phương tiện hội nghị truyền hình. Các công cụ này ngày càng thu hút sự quan tâm của các bên trong tranh chấp.

 

Trong những năm gần đây, Trung tâm Trọng tài và Hòa giải WIPO đã tiếp nhận ngày càng nhiều vụ việc liên quan đến ngành thời trang và hàng xa xỉ. Những tranh chấp như vậy liên quan đến, trong số những tranh chấp khác, nhãn hiệu, bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền, phần mềm, phát triển sản phẩm, bán lẻ trên Internet và thương mại điện tử cũng như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tranh chấp đã phát sinh từ các thỏa thuận liên quan đến cấp phép, phân phối và nhượng quyền, sản xuất, phần mềm, tài trợ và tiếp thị.

Những vụ này bao gồm các công ty quy mô lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thời trang, các nhà sản xuất, nhà phát minh, nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ.

Trung tâm WIPO và Phòng Quốc gia về Thời trang Ý hợp tác với nhau

Do tính hữu ích đầy tiềm năng của ADR, đặc biệt là trọng tài, trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến thời trang, Phòng Quốc gia về Thời trang Ý (CNMI) và Trung tâm WIPO đã hợp tác với nhau để thiết lập quy trình hòa giải và trọng tài được thiết kế riêng cho tranh chấp trong lĩnh vực thời trang.

Theo sự hợp tác, các thành viên CNMI sẽ được hưởng lợi từ các dịch vụ hòa giải và trọng tài của WIPO với mức giá ưu đãi cũng như các dịch vụ được thiết kế đặc biệt cho các tranh chấp liên quan đến thời trang. Các thành viên CNMI cũng sẽ có thể chọn các hòa giải viên và trọng tài viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang từ Danh sách Trung lập của WIPO và có thể hưởng lợi từ những tư vấn của chuyên gia về thủ tục từ cả CNMI và Trung tâm WIPO, tương ứng. Bằng cách này, các thành viên của CNMI sẽ có thể hưởng lợi từ phương pháp thực tế hơn, hiệu quả hơn khi giải quyết những tranh chấp xuyên biên giới của họ, với sự đảm bảo rằng các phán quyết của trọng tài có thể được thực thi trên phạm vi quốc tế một cách dễ dàng.

Nguồn:  https://www.wipo.int/wipo_magazine/en/2021/01/article_ 

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan