Lưu ý khi đăng ký và sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu trong kinh doanh

Lưu ý khi đăng ký và sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu trong kinh doanh

Lưu ý khi đăng ký và sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu trong kinh doanh

Lưu ý khi đăng ký và sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu trong kinh doanh

(Baohothuonghieu.com). Hiện nay, các doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước khi sử dụng các nhãn hiệu đó trên thị trường với mục đích thương mại hoá các sản phẩm và dịch vụ của mình.

Tuy nhiên ở một số quốc gia trên thế giới, nếu như không có chứng cứ chứng minh rằng một doanh nghiệp sẽ sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký thì nhãn hiệu đó sẽ không được phép đăng ký chính thức.

Trên thực tế, kể cả với những nhãn hiệu đã được đăng ký thành công nhưng không có dấu hiệu cho thấy nhãn hiệu đó được sử dụng trong một thời gian dài trên thực tế (khoảng 3-5 năm sau khi đăng ký) thì đăng ký của nhãn hiệu đó sẽ bị huỷ bỏ hiệu lực. Sự ra đời của các quy định này nhằm để đảm bảo rằng việc đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện với mục đích sử dụng nhãn hiệu đó thực tế trên thị trường chứ không phải chỉ đăng ký với mục đích độc quyền nhãn hiệu, đầu cơ và không cho người khác sử dụng.

Khi một cá nhân hay doanh nghiệp đăng ký thành công một nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu đó có chứa các thành phần màu sắc khác nhau, cách thiết kế đặc trưng và trình bày cách điệu (Ví dụ: các nhãn hiệu của Nike, Louis Vuiton…) thì cần đảm bảo rằng nhãn hiệu đó phải được thể hiện một cách chính xác như lúc đăng ký dù được xuất hiện ở bất kỳ đâu (tivi, đài báo, báo điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng…) vì điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh về các sản phẩm của cá nhân hay doanh nghiệp đó.

 Nếu các cá nhân, doanh nghiệp đều chú ý đến việc kiểm tra và sử dụng các nhãn hiệu mà mình đăng ký một cách chặt chẽ, cẩn thận thì sẽ hạn chế được tối đa các rủi ro không đáng có trong các hoạt động thương mại của mình.

Nhằm chứng tỏ sự độc quyền của mình đối với nhãn hiệu đăng ký, một số doanh nghiệp sử dụng các dấu hiệu như: ® (được sử dụng đối với những nhãn hiệu đã đăng ký), TM (được sử dụng để thể hiện cho người khác biết đây là nhãn hiệu hàng hoá), SM (được sử dụng cho nhãn hiệu dịch vụ)… bên cạnh các nhãn hiệu của mình. Việc sử dụng các biểu tượng này không bắt buộc và cũng không làm tăng thêm sự bảo hộ cho nhãn hiệu đó mà đơn thuần chỉ là một cách thức cảnh báo cho những người có dự định đăng ký nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu này cân nhắc trước khi tiến hành đăng ký.

Mỗi một doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau, việc đăng ký một nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm hay nhiều nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm là tuỳ thuộc theo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, việc đăng ký một nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm sẽ góp phần vào việc củng cố tên tuổi, hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp đó trong mắt người tiêu dùng. Tuy nhiên có những trường hợp cần thiết phải có những hình ảnh có tính phân biệt nhằm giúp sản phẩm mới có thể được hướng đến những nhóm người tiêu dùng cụ thể, thì việc sử dụng một nhãn hiệu mới có những chi tiết mới nhưng vẫn có sự liên hệ với nhãn hiệu cũ là cần thiết cho chiếc lược kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án này nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh.

Chu Anh Vũ, Chuyên viên tư vấn thương hiệu

Chu Anh Vũ

Chuyên viên tư vấn thương hiệu của
Baohothuonghieu.com

»

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Đối phó bão thực phẩm bẩn

(Dân trí) Đối phó "bão" thực phẩm bẩn: Ai sẽ giúp các bà nội trợ? Chuyên gia cho rằng, để giải quyết những vấn đề