Labelux đồng ý mua lại công ty giày Jimmy Choo từ TowerBrook Capital

Labelux, công ty mẹ sản xuất hàng xa xỉ của Đức đã đồng ý mua lại công ty giày Jimmy Choo từ TowerBrook Capital. Nhà sản xuất giày cao cấp Jimmy Choo được bán lại cho công ty hàng xa xỉ Đức Labelux GmbH. Đây là vụ làm ăn mới nhất trong tình hình giá cả lên xuống bất chợt ở thị trường chứng khoán về sở hữu hàng xa xỉ khi ngành công nghiệp này vừa tái hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính.

Càng ngày càng lãi

Labelux, một công ty mẹ nhỏ sở hữu thương hiệu giày Thụy Sĩ Bally, đã cho hay họ đang mua nhãn hiệu giày cao gót đầy biểu tượng từ TowerBrook Capital. Các chi tiết tài chính không được tiết lộ, nhưng theo các bản báo cáo trước kia cho thấy Jimmy Choo đã được định giá ở mức 400 đến 550 triệu bảng (650 đến 895 triệu USD). Labelux cũng sở hữu nhà thời trang Derek Lam và hãng nữ trang Anh Solange Azagury – Patridge.

“Jimmy Choo là một thương hiệu nổi tiếng với sự tăng trưởng tiềm năng lớn và cả khả năng dẫn đến sự phát triển cần thiết mang tính hiệp lực trong cả tập đoàn” – Giám đốc điều hành Labelux Reinhard Mieck cho biết.

Doanh số của Jimmy Choo đánh dấu một mức cao hiếm có đối với cổ phần tư nhân trong ngành thời trang vốn hay thay đổi. Thương hiệu tìm được tiếng tăm trên đôi chân các nhân vật của bộ phim “Sex and the City” đã thay đổi 3 đời chủ trong vòng 7 năm qua. Điều đó cho thấy các nhà sở hữu cổ phần tư nhân được hưởng lợi nhuận lớn qua mỗi lần sang tên.

Những việc sở hữu cổ phần tư nhân khác trong ngành thời trang cao cấp vẫn chưa thành công. Permira đã mua tập đoàn thời trang Valentino với giá 2.7 tỉ euro (3.8 tỉ USD) cách đây 4 năm, đã thương lượng lại các khoản nợ nần của mình và phải vật vã tìm kiếm nhà thiết kế phù hợp để định hướng cho tập đoàn.

Jimmy Choo được thành lập vào năm 1996 do một người thợ sửa giày – người từng sản xuất giày cho những nhân vật đình đám trong làng thời trang như công nương Diana hay biên tập viên Tạp chí Vogue Tamara Mellon. Thương hiệu Jimmy Choo lần đầu tiên rơi vào cảnh cổ phần tư nhân vào năm 2001, năm mà ông Choo “biến mất” khỏi công việc kinh doanh. TowerBrook Capital đã mua 83% cổ phần Jimmy Choo vào tháng 2/2007 với giá 180 triệu euro. Bà Mellon, người nắm giữ 17% cổ phần, sẽ vẫn tiếp tục nắm giữ vị trí giám đốc sáng tạo.

Địa điểm hứa hẹn

Tác giả của bộ phim “Sex and the City” Candace Bushnell là một người hâm mộ giày Jimmy Choo ngay thời gian đầu. Chính Candace Bushnell đã giúp Jimmy Choo nắm bắt thị phần trong một lĩnh vực vốn bị thống trị bởi giày Manolo Blahnik. Dạo gần đây, Jimmy Choo – thương hiệu giày đầu tiên có đủ bộ (một tập hợp đầy đủ các vật dụng cùng với nhau) ở giải Oscar – đã cho ra mắt các BST với mức giá dễ chấp nhận như H&M và giày bốt Ugg, đồng thời sản xuất thêm các dòng hàng túi xách và mắt kính.

Những người mua cổ phần tư nhân rất thận trọng với việc kinh doanh thời trang cao cấp. Bởi lẽ, để “bứng” hết các NTK có khả năng sản xuất ra một BST cần phải có trong mùa là một thách thức đối với họ. Tuy nhiên, các nhãn hiệu thời trang như Jil Sander hay Tommy Hilfiger đều đã tìm được những ông chủ mới trong những năm gần đây, sau khi chạm phải sự hạn chế từ những người mua cổ phần tư nhân.

Sự suy thoái kinh tế giáng những thất bại nặng nề lên các thương hiệu hàng xa xỉ khi người tiêu dùng phải thắt lưng buộc bụng, cũng như việc tiêu dùng đã lệch ra khỏi vòng xoay thời trang. Thế nhưng, nhu cầu tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu đang hồi phục, và châu Á đang đem đến sự tăng trưởng cho ngành công nghiệp này. Hồi đầu tháng 5, công ty tư vấn Bain & Co. đã đánh giá triển vọng tương lai doanh số hàng xa xỉ trên toàn cầu sẽ lên đến 185 tỉ USD vào năm 2011, tăng 8% so với năm 2010. Doanh số nổi trội sẽ thuộc về Trung Quốc với mức doanh số lên đến 25%.

Nhà lãnh đạo hàng xa xỉ LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton vào hồi tháng 3 đã tiến hành vụ mua bán lớn nhất chưa từng có, chi 4.3 tỉ euro để mua thương hiệu nữ trang Ý Bulgari SpA.

Labelux đang có kế hoạch gia tăng sự có mặt của thương hiệu ở Trung Quốc, cũng như các loại giày nam và túi xách. Công ty cho hay thương hiệu giày của mình đạt được doanh số là 150 triệu euro vào hồi năm ngoái và đang tăng trưởng rất nhanh.

» Tư vấn nhượng quyền thương mại

Nguồn tapchithoitrangtre

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Cơ hội nghề nghiệp

SB Law mong nhận được đơn xin việc từ các luật sư mong muốn làm việc trong một một trường công việc quốc tế, đòi