Hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm

Hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Nghị định là một cuộc cải cách về thủ tục hành chính trong ngành thực phẩm, hơn 90% sản phẩm thực phẩm được tự công bố nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam. Nghị định 15/2018/NĐ-CP đặc biệt thắt chặt một số sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng phải xin giấy phép công bố thực phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Các sản phẩm phải công bố thực phẩm:

- Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới.

- Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

- Các sản phẩm còn lại: Doanh nghiệp tự công bố theo hướng dẫn tại Nghị định.

Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành và có hiệu lực ngay không tránh khỏi những khó khăn ban đầu trong quá trình soạn thảo hồ sơ công bố sản phẩm, thủ tục đăng ký công bố sản phẩm, cơ quan tiếp nhận công bố sản phẩm,…

Hồ sơ công bố sản phẩm gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
. (Sao y trong vòng 6 tháng)

+ Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm.  (Trong vòng 6 tháng)

+ Bản công bố theo mẫu (Mẫu số 02 thuộc Phụ lục 1 kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.)

+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. (02 bản sao y công ty)

+ Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định. (01 bản gốc và 01 bản sao y công chứng)

+ Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố.

+ Các chứng nhận khác: ISO 22000:2005 hoặc chứng nhận HACCP. (Nếu có)

+ Mẫu sản phẩm. Mẫu nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm.

Công bố sản phẩm nhập khẩu có thêm:

+ Certificate of analysis (CA) - Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định. (01 bản gốc)

+ Data sheet, Specification sản phẩm của nhà sản xuất cung cấp. (Bản gốc hoặc sao y chứng thực)

+ Certificate of Free sale (Giấy chứng nhận lưu hành tự do), giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) Hoặc Healthy (Giấy chứng nhận y tế) do Bộ Y Tế của nước xuất xứ/ xuất khẩu cấp đó có nội dung thể hiện an toàn cho người sử dụng hoặc bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu. (Bản gốc Hợp pháp hóa lãnh sự).

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm

- Cục An Toàn Thực Phẩm (Hà Nội) là cơ quan tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ công bố sản phẩm.
Điện thoại dịch vụ: 0904340664

- Riêng hồ sơ công bố sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi đăng ký bản công bố tại Sở Y tế địa phương.

Quy trình thực hiện công bố:

- Tiếp nhận thông tin, Kiểm tra các tài liệu của khách hàng: giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP… CA, mẫu, Certificate of Free sale…

- Xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm và gửi mẫu và nhận kết quả khi CA không hợp lệ hoặc thiếu chỉ tiêu.

- Soạn thảo và nộp hồ sơ công bố tại Cục An Toàn Thực Phẩm trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam.

- Đóng toàn bộ chi phí và Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, ra giấy phép.

- Bàn giao giấy phép cho Doanh Nghiệp.

» Dịch vụ công bố sản phẩm hàng hóa

Dịch vụ công bố thực phẩm:

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Ngôn ngữ của nhãn hàng hóa

 Nhãn hàng hóa có bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt không?   Câu Hỏi: Thưa Luật sư. em muốn hỏi chút ạ: Nhãn hàng hóa