Hiệp hội nông dân quần đảo Windward tại Dominica

Hiệp hội nông dân quần đảo Windward tại Dominica

SBLAW lược dịch bài báo trên trang web của Wipo với tiêu đề Going Bananas Over Intellectual Property, đây là link của bài báo:

https://www.wipo.int/ipadvantage/en/details.jsp?id=3473

Trong suốt hơn 5 thập kỷ, quần đảo Winward thuộc tiểu Lesser Antilles nằm phía Tây Ấn Độ, Cộng đồng thịnh vương Dominica, Quốc đảo St. Lucia và St.Vincent – đều được hưởng điều kiện khí hậu thuận lợi và nền kinh tế địa phương bền vững.Tuy nhiên từ những năm 2000, những quốc đảo này đã phải tham gia một cuộc chiến giữa những cơn lốc về kinh tế và môi trường

Khi vẫn đang phụ thuộc phần lớn vào 1 loại trái cây là chuối  và những ngành công nghiệp phụ trợ của nó, những cư dân tại quần đảo Windward đột nhiên phải đối mặt với thử thách về tài chính, sâu bệnh và những vấn đề về môi trường đe dọa đến nền kinh tế xã hội. Bất ổn nhất trong số này là tự do hóa nền kinh tế toàn cầu, biến động giá cả do khủng hoảng tài chính và tỷ giá hối đoái quốc tế, thiếu hụt nguồn cung (bao gồm cả nhiên liệu và phân bón), bão và bệnh mùa màng.

Do bị mắc kẹt trong các mối bận tâm về kinh tế và sinh thái, vào đầu những năm 2000, các quốc gia Tây Ấn đã bắt tay thành lập Hiệp hội Quần đảo Nông dân Windward (WINFA) với 3.300 nhà sản xuất từ ​​khu vực. Với mong muốn củng cố quyền thương lượng và khát vọng của những người nông dân khi chuẩn bị cho các thách thức trong tương lai, WINFA đã làm việc với chính phủ các khu vực và các đối tác công nghiệp để hỗ trợ cộng đồng nông nghiệp ở Lesser Antilles.

 

Cùng với nhau, cộng đồng này và các đối tác đã tạo ra uy tín doanh nghiệp mạnh mẽ, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao quy trình canh tác và phát triển kỹ năng sản xuất. Bằng cách đó, nông dân WINFA đã có thể tham gia vào thị trường quốc tế với các thương hiệu mạnh và hàng hóa cạnh tranh trong khi vẫn đảm bảo môi trường của họ và đặt thành công trong tương lai một cách bền vững.

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN

Lần theo lịch sử có thể hiểu cuộc đấu tranh của những người nông dân WINFA bắt nguồn từ sự phụ thuộc lớn của họ vào nền độc canh và doanh thu mà họ kiếm được chủ yếu dựa trên ưu đãi miễn thuế (lên đến 50% thu nhập của các cư dân) cho Liên minh châu Âu (EU). Khi chế độ ưu đãi này kết thúc trong một cuộc chiến về mặt hàng chuối, những cư dân trên đảo đã mất lợi thế về kinh tế và bất ngờ phải đối mặt với cạnh tranh đa quốc gia do một lượng lớn chuối được bán với giá rẻ hơn vào EU từ Nam và Bắc Mỹ.

Nhận thấy mối nguy hiểm tiềm tàng khi cạnh tranh trên một sân chơi ngang tài ngang sức trước các đối thủ đáng gờm như vậy, WINFA đã đưa ra quyết định chiến lược để lấy lại lợi thế cạnh tranh dựa trên hàng hóa cao cấp nhắm vào thị trường ngách của EU. Để đạt được mục đích này, những người nông dân đã làm việc với một số cơ quan của chính phủ và ngành công nghiệp cũng như các tổ chức khác như các tổ chức phi chính phủ (NGOs).

Trong số các đồng minh hợp tác gần nhất có Quỹ Fairtrade (FF) - một quỹ từ thiện tại Vương quốc Anh (Anh) – được thành lập để giúp đỡ các nhà sản xuất gặp khó khăn tại các quốc gia đang phát triển. Là bên thúc đẩy các chính sách về sự công bằng giữa bên mua, bên bán và người tiêu dùng, FF là một đối tác tự nhiên được lựa chọn cho cộng đồng những người nông dân tại đây.

Thật vậy, những nhà sản xuất của quỹ từ thiện này chịu trách nhiệm thành lập thị trường ngách Fairtrade trị giá hàng triệu bảng đang phát triển nhanh chóng ở EU, đặc biệt là ở Anh. Từng là một bộ phận của WINFA khi được thành lập, FF sau đó đã giúp những người nông dân trong khu vực cải thiện kỹ năng và kiến thức ngành bằng cách tổ chức các hội thảo giáo dục và hỗ trợ họ áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận.

Ví dụ, làm việc với Đại học Tây Ấn và các tổ chức phi chính phủ như Oxfam (một tổ chức ủng hộ xóa đói giảm nghèo và bất bình đẳng), các chương trình giáo dục của FF dành cho các nhà sản xuất bao gồm quản lý trang trại và môi trường, phát triển lãnh đạo, tư duy chiến lược, lập kế hoạch và hội thảo kế toán cơ bản.

Bên cạnh đó, quỹ từ thiện Fairtrade không chỉ tư vấn và giáo dục cho nông dân WINFA mà còn giúp họ chiến thắng một loạt các vụ việc về pháp lý, ví dụ như cho phép các nhà sản xuất trong khu vực (thường làm việc trong các đơn vị gia đình nhỏ) bỏ qua bên mua trung gian (người thường được yêu cầu giảm giá) để tham gia thị trường 1 cách trực tiếp.

Nhờ sự hướng dẫn của FF, những người nông dân giờ đây đã có thể bán sản phẩm của họ với giá cao hơn thông qua Công ty xuất khẩu và phát triển chuối Windward Island (WIBDECO) - một công ty xuất khẩu và thương mại hóa độc lập, thuộc sở hữu của chính những người nông dân này thành lập vào năm 1994.

Thật vậy, sự hợp tác của WINFA với WIBDECO đánh dấu mốc đặc biệt quan trọng đối với sự hồi sinh kinh tế của những người dân nơi đây. Thuộc sở hữu chung của nông dân và chính phủ Quần đảo Windward (bao gồm Grenadines và Grenada; có tỷ lệ 50:50 giữa các cổ đông là chính phủ và nhà sản xuất), kể từ những năm 1990, WIBDECO đã tạo điều kiện tiếp cận thị trường quốc tế cho các nhóm canh tác Fairtrade trong khu vực .

Bên cạnh đó, những nhà xuất khẩu trái cây không chỉ cung cấp chuối mà họ còn tích cực quảng bá các sản phẩm trên đảo và mở ra các con đường mới cho thương mại hóa dựa trên chương trình hiện đại và đa dạng hóa sản phẩm. Chẳng hạn như công ty cùng những nông dân trên đảo đã chịu trách nhiệm cho sự phát triển lớn mạnh (giữa những năm 2001 và 2008), và thực sự sự phục hồi sau các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra ngay sau đó.

Để đáp ứng thách thức cho việc phục hồi kinh tế tại đảo, WIBDECO đã tiến hành đổi mới bằng việc đầu tư và cải tiến các cơ sở sản xuất của mình. Chẳng hạn, nhà máy để làm chín chuối, đã được trang bị các thiết bị hiện đại và hệ thống công nghệ thông tin giúp tăng hiệu quả sản xuất.

Theo chính sách hiện đại hóa của mình, năm 2009, WIBDECO đã đổi tên công ty thành WINFRESH – cái tên đã mở ra cơ hội mới cho thương mại hóa và tăng trưởng bên cạnh việc chỉ trồng và bán chuối.

Windward và các nhà sản xuất tại đây cũng được hưởng lợi từ những hỗ trợ tài chính trong cộng đồng quốc tế. Tại thời điểm đỉnh điểm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giữa năm 2008 và 2009, chính phủ và các nhà sản xuất trong khu vực - bao gồm cả WINFA - đã dựa vào ngân sách hỗ trợ do EU cung cấp (khoảng 190 triệu euro) nhằm giúp chính phủ và nông dân tại Lesser Antilles thực hiện chính sách xây dựng năng lực và phát triển thực tiễn cạnh tranh.

Để ngăn chặn một số thách thức, WINFA và các đối tác đã tiến hành thành công một loạt các can thiệp về pháp lý và xây dựng năng lực. Do đó, các thành viên trong hiệp hội đã có thể củng cố vị thế về thương lượng trong ngành, cải thiện quy trình sản xuất và kỹ năng của nông dân cũng như duy trì vị thế vững chắc trên thị trường trái cây quốc tế - và, thị trường nước uống trái cây cũng ngày càng phát triển.

Xây dựng thương hiệu và thương mại hóa

WINFA và các đối tác đã nhận thức được sự cần thiết phải phát triển và đa dạng hóa thương hiệu sản phẩm để phân biệt với các đối thủ khác, trở nên cạnh tranh và thu hút khách hàng mới trong nền kinh tế toàn cầu to lớn và đầy rủi ro.

Để tham gia thị trường các sản phẩm của Fairtrade tại EU, WINFA đã làm việc với Tổ chức nhãn Fairtrade (FLO) – một công ty chị em của FF chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn và chứng nhận trong thị trường Fairtrade. Khi đã đáp ứng tiêu chuẩn FLO cho sản xuất (bao gồm các vấn đề về môi trường, xã hội và kinh tế), hầu hết các sản phẩm của WINFA sau đó được chứng nhận và dán nhãn tem phân biệt Fairtrade.

Nhờ chứng nhận này, hiệp hội nông dân có thể nhận giá riêng cho sản phẩm của họ - được gọi là Giá Fairtrade tối thiểu - thường cao hơn giá thị trường trung bình. Ngòai ra, các nhà sản xuất và nhà đại diện của họ có thể nhận được một khoản thanh toán riêng - được gọi là Fairtrade Premium - dành cho các khoản đầu tư nhằm phát triển kinh doanh hoặc trang trại (tiền lãi lên tới 40% có thể sử dụng cho mục đích này). Mặt khác, khách hàng và người mua có thể yên tâm với chất lượng sản phẩm và nguồn gốc có nguồn gốc xuất xứ nhờ các tiêu chuẩn quốc tế này.

Với chứng nhận Fairtrade là cốt lõi trong quy trình sản xuất , nông dân WINFA đã có thể phát triển mạnh mẽ danh tiếng thương hiệu của mình và tham gia vào thị trường Fairtrade sinh lợi của EU với tổng trị giá lên đến 150 triệu bảng Anh (năm 2008) chỉ riêng tại Anh.

Bên cạnh đó, với tư cách là đối tác xuất khẩu và thương mại chính của WINFA, WINFRESH đã đi đầu trong nỗ lực hiện đại hóa giúp cải thiện năng lực kinh tế của những người nông dân tại Windward Island. Khi đã nhận được chứng nhận Fairtrade, nhà xuất khẩu không những sử dụng tên mới mà còn phát triển một loạt các sản phẩm, nhãn hiệu và chiến dịch mở rộng phạm vi thương mại của họ ngoài kinh doanh sản phẩm về chuối.

Ông Cornibert, giám đốc điều hành công ty WINFRESH cho biết: “Chúng ta cần thoát khỏi sản phẩm mục tiêu về chuối chưa được khôn ngoan này”, đồng thời ông cho hay “Khi nhìn đến viễn cảnh tương lai, nếu không thay đổi thì công ty sẽ không thể tiếp tục phát triển và khả năng hỗ trợ nền nông nghiệp tại Đảo Windward sẽ bị cản trở.”

Để đạt được điều này, WINFRESH đã bắt tay vào một chiến lược marketing tạo ra một loạt các thương hiệu, sản phẩm và chiến dịch quảng cáo mới. Trong số nhiều thương hiệu của mình, công ty đã tạo ra Vincy Fresh (đồ ăn nhẹ đóng gói với các loại trái cây Caribbean, cây trồng và rau, bao gồm chuối, đu đủ và khoai tây); Sun Fresh (đồ uống với nước ép trái cây hỗn hợp); Winfruit (món trái cây tráng miệng đông lạnh, ít béo, có kết cấu tương tự như kem và phù hợp cho người ăn chay và thuần chay); và Winfresh (sản phẩm được làm từ loại cây sắn có cái tên bắt nguồn từ tên công ty).

Hơn nữa, WINFRESH còn phát triển các sản phẩm khác dựa trên nhiều loại cây trồng tại địa phương như khoai mỡ, bánh mì, chuối và gừng.

Tương xứng với hàng loạt sản phẩm trồng tại nhà, công ty đã tham gia vào một số chiến dịch nhằm thúc đẩy cộng đồng nông nghiệp địa phương. Ví dụ, vào năm 2010, WINFRESH đã hợp tác với một số cơ quan chính phủ tại Windward - bao gồm Bộ Nông nghiệp, Đất đai, Ngư nghiệp và Lâm nghiệp - trong một chiến dịch quảng cáo có tên là “Mua sản phẩm địa phương” để hỗ trợ ngành trồng trọt thương mại của khu vực.

Thật vậy, cả WINFA và WINFRESH đã mua một nhà máy chế biến nông sản (dựa trên vốn đầu tư từ tiền lãi Fairtrade) để trồng một số loại cây như chanh leo, ổi và xoài. Những sản phẩm này đã được chế biến thành mứt, thạch, nước ép và tương ớt cho thị trường địa phương.

Bên cạnh đó, trong một bước đi táo bạo để phát triển dòng thu nhập mới, hiệp hội nông dân đã phát triển ngành du lịch nông nghiệp cho các nhà sản xuất. Do nhà máy chế biến nông sản của WINFA nằm gần điểm du lịch La Soufrière ở St. Vincent, nên hiệp hội đã thiết kế cho du khách tham quan các cơ sở để họ có thể tìm hiểu về hòn đảo, tiếp cận đường mòn tự nhiên và thưởng thức các sản phẩm tại đây.

Do đó, thay vì chỉ dựa vào một sản phẩm hoặc một thương hiệu, WINFA và các đối tác đã chọn đa dạng hóa hàng hóa và thương hiệu của mình để cạnh tranh và thu hút nhiều khách hàng. Kể từ năm 2012, chuối và các sản phẩm giá trị gia tăng khác đã được thương mại hóa tại địa phương và trong các siêu thị ở EU - bao gồm Siêu thị Sainsbury, nhà bán lẻ Fairtrade hàng đầu của Vương quốc Anh - và, ngày càng gia tăng tại thị trường Caribbean và Bắc Mỹ.

NHÃN HIỆU

WINFRESH đã dựa vào hệ thống sở hữu trí tuệ (IP) để gia nhập thị trường quốc tế và bảo đảm uy tín cho thương hiệu của mình. Năm 2009 công ty đã đăng ký nhãn hiệu Winfresh dưới dạng từ và nghĩa bóng (mang 2 nghĩa) tại Phòng cân đối hệ thống luật pháp phù hợp với thị trường chung Liên minh châu Âu (OHIM) cho thị trường EU. Ngoài ra, để tìm cách bảo hộ thương hiệu của mình trong khi tiến hành mở rộng thị trường trong tương lai, nhà xuất khẩu cũng đăng ký nhãn hiệu Winfruit và Winfruit Fruitfull trong năm 2010 tại OHIM.

Ngoài ra, với mục đích thâm nhập thị trường trái cây và đồ uống béo bở của Hoa Kỳ, năm 2010 Winfresh cũng được đăng ký trở thành nhãn hiệu tại Văn phòng Nhãn hiệu và Bằng sáng chế Hoa Kỳ (USPTO).

Khi đã phát triển trong phạm vi lớn và các tài sản được bảo hộ quyền IP ngày càng tăng cũng là lúc Đảo Windward và các nhà sản xuất đặt chân trên con đường thành công vững chắc dựa trên bản sắc thương hiệu mạnh, chất lượng và sự đa dạng sản phẩm của mình.

MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Nông dân WINFA đã phải vượt qua một cuộc tấn công tàn khốc chưa từng thấy đến từ các thách thức về môi trường và kinh tế xã hội do hạn hán, dịch bệnh (bao gồm cả sự bùng phát của nấm đen sigatoka - một loại nấm làm giảm năng suất chuối tới 50%) và bão. Những thảm họa này thường dẫn đến lở đất, phá hủy mùa màng trên diện rộng và vụ mùa thất thu.

Tại một khu vực mà sản xuất chuối chiếm 27% đất nông nghiệp (hay 9,7% GDP), hậu quả của những mất mát đó - bao gồm mất trật tự xã hội và thu nhập của nông dân bị giảm mạnh có thể kéo dài trong tám tháng hoặc cho đến tận mùa thu hoạch sau. Kết quả là nhiều nông dân đã mắc nợ khi các nhà sản xuất phải vật lộn để đáp ứng các cam kết tài chính của họ.

Để đối phó với những thách thức này, các nhà sản xuất hợp tác trong khu vực - bao gồm cả WINFA – phần lớn dựa trên mức giá cao mà họ nhận được nhờ chứng nhận Fairtrade.

Là một bộ phận của Fairtrade Premium, Quần đảo Windward từng có được thu nhập thêm gọi là Lãi xã hội (SP) - hoặc được nhận thêm 60 xu trên mỗi hộp chuối. Với mục đích để đầu tư vào các dự án nâng cao năng lực (bao gồm các dự án của chính phủ và y tế) do ban chỉ đạo cộng đồng lựa chọn, SP được quản lý bởi các tổ chức Fairtrade quốc gia trên đảo - hoặc các cơ quan Fairtrade địa phương có văn phòng địa phương.

Trong các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và 2009 (dẫn đến giá nhiên liệu và cung ứng cao), khoảng 200.000 đô la Mỹ từ quỹ SP đã được sử dụng để giảm sự gia tăng của giá phân bón - một thành phần chính trong canh tác.

Quỹ SP cũng được sử dụng cho mục đích môi trường bao gồm xử lý chất thải nông nghiệp, lọc nước, kiểm soát xói mòn đất, thiết lập vùng đệm tự nhiên thông qua việc trồng cây giữa các trang trại và ngưng việc sử dụng thuốc trừ sâu trên đất nông nghiệp.

Ngoài ra quỹ SP còn được sử dụng để tăng cường sức khỏe của nông dân và gia đình họ. Quỹ không chỉ dùng để thành lập các phòng khám y tế mà còn dùng để tài trợ cho khoản chăm sóc sức khỏe hàng năm trị giá 370 USD để chi trả cho những người nông dân đến các phòng khám, trả tiền thuốc men và giúp hỗ trợ họ các chi phí phẫu thuật.

Nhờ vậy, chứng nhận Fairtrade và các khoản lãi đã cho phép các nhà sản xuất tại Quần đảo Windward cải thiện các tác động do thay đổi kinh tế xã hội và môi trường, trong khi vẫn cạnh tranh trên thị trường toàn cầu và duy trì chế độ sinh hoạt thông thường.

KẾT QUẢ KINH DOANH

Phải vật lộn để duy trì khả năng cạnh tranh trong thời gian cuối năm 2008, WINFA và WINFRESH đã phục hồi đáng kể trong năm tài chính 2009/2010 khi nhà xuất khẩu thấy lợi nhuận sau thuế tăng lên 11,2 triệu USD (so với khoản lỗ hơn 20 triệu USD của năm trước ).

Cùng thời gian, danh tiếng của công ty về chất lượng sản phẩm của WINFRESH đã tăng lên và công ty đã trở thành một trong những nhà cung cấp chuối lớn nhất tại thị trường Anh (khối lượng và giá trị doanh số của Fairtrade tăng lần lượt 4% và 28% và chiếm 85,5 % doanh số trong giai đoạn này). Thật vậy, nhà xuất khẩu (tính đến tháng 7 năm 2012) đã trở thành một trong những nhà cung cấp Fairtrade về trái cây và đồ uống - bao gồm 10 triệu quả chuối - cho Thế vận hội 2012 tại London, Vương quốc Anh.

Hơn nữa, WINFRESH cũng đã đàm phán với những doanh nghiệp trong ngành (bao gồm Sunfresh Limited - nhà sản xuất nước và đồ uống có trụ sở tại St. Lucia) để củng cố vị thế thị trường và mở rộng sự hiện diện thương hiệu. Do vốn chủ sở hữu ngày càng tăng, các sản phẩm từ đối tác của Sunfresh Limited sẽ được bán trên thị trường chủ yếu dưới nhãn hiệu WINFRESH.

Trong khi đó, giám đốc của WINFA, cũng đã giành giải thưởng Thành tựu Phát triển Quốc tế (2011) bởi tờ Guardian, một tạp chí của Anh. Giải thưởng công nhận các cá nhân - người có những đóng góp xuất sắc cho những người nghèo nhất thế giới.

Trong năm 2012, tổ chức được lập bởi các nông dân cũng là thành viên tích cực trong số khoảng 48 nhóm Fairtrade khác của khu vực với tổng số 3.347 nông dân và công nhân.WINFA đã tiếp tục phát triển, đa dạng hóa và cung cấp hàng hóa chất lượng cao trong khi vẫn duy trì các thành viên của mình, phúc lợi kinh tế xã hội và môi trường cho Quần đảo Windward.

Con thuyền chuối và mái chèo IP

Đối mặt với mối đe dọa kép từ thay đổi kinh tế xã hội và môi trường, chỉ một số lượng nhỏ những người nông dân tại Lesser Antilles đã chung tay, hiện đại hóa và duy trì khả năng cạnh tranh dựa trên các sản phẩm chất lượng được bán trong một thị trường tương ứng.

Với uy tín thương hiệu ngày càng lớn mạnh do được hỗ trợ bởi các tài sản đã được bảo hộ bởi quyền IP khi gia nhập các thương vụ mua bán quốc tế, những nhà sản xuất này đã cho thấy các khoản đầu tư vào nhà máy và nhân sự có thể chuyển đổi thành lợi ích kinh tế bền vững như thế nào.

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan