Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

 SBLAW giới thiệu nội dung về hành vi xâm phạm quyền SHTT được đăng tải trên website của Viên khoa học sở hữu trí tuệ.

 Câu hỏi 30. Những hành vi nào bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

Những hành vi dưới đây bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hưu công nghiệp:

(i) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội.

(ii) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mặc dù đã được chủ sở hữu thông báo bằng văn bản, yêu cầu chấm dứt,

(iii) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này,

(iv) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này (Điều 211.1 Luật SHTT)

Câu hỏi 31. Thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí?

Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí là việc thực hiện một trong các hành vi  sau đây nhằm mục đích kinh doanh, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cho xã hội hoặc không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền mặc dù đã được chủ sở hữu quyền yêu cầu:

(i) Sản xuất (chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói) sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

(ii) áp dụng quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế.

(iii) Khai thác công dụng (dùng trong hoạt động kinh doanh) sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế.

(iv) Bán, vận chuyển, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để bán sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế; sản phẩm xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.

(v) Nhập khẩu sản phẩm xâm phạm quyền sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế; sản phẩm xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp và sản phẩm có chứa thiết kế bố trí xâm phạm quyền.

(vi) Bán, cho thuê, tàng trữ để bán, vận chuyển, quảng cáo, chào hàng các bản sao thiết kế bố trí xâm phạm quyền, sản phẩm, hàng hóa chứa thiết kế bố trí xâm phạm quyền, thiết kế bố trí hoặc sản phẩm, hàng hóa chứa các đối tượng đó (Điều 12 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 32. Những hành vi nào bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại?

Những hành vi dưới đây bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại:

Thực hiện một trong các hành vi dưới đây đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại, gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội hoặc không chấm dứt hành vi vi phạm quyền mặc dù đã được chủ sở hữu quyền yêu cầu:

(i) Gắn (in, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng các hình thức khác) dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa.

(ii) Bán, vận chuyển, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại.

(iii) Nhập khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ có yếu tố xâm phạm đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại.

(iv) Sử dụng dấu hiệu trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa có yếu tố xâm phạm đối với tên thương mại.

(v) Gắn (in, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng các hình thức khác) lên phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, bảng hiệu dấu hiệu vi phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (Điều 13 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 33. Những hành vi nào bị coi là sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý?

Thực hiện một trong các hành vi dưới đây hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này thì bị coi là sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý:

(i) Sản xuất, nhập khẩu, in, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng các hình thức khác lên sản phẩm, bao bì, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý.

(ii) Vận chuyển, tàng trữ sản phẩm, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý. 

(iii) Buôn bán, quảng cáo nhằm để bán, chào bán sản phẩm, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý (Điều 15 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 34.Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế?

Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế, thể hiện ở một trong ba dạng sau đây:

(i) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế,

(ii) Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.

(iii) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế (Điều 8 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 35. Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp?

Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp là:

(i) Trên sản phẩm, hoặc phần sản phẩm nghi ngờ có tập hợp đặc điểm tạo dáng hợp thành tổng thể là bản sao, hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm đang được bảo hộ.

(ii) Trên sản phẩm, bộ sản phẩm nghi ngờ có mặt tất cả đặc điểm tạo dáng, tạo thành bản sao, hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ. (Điều 10.3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

Để đánh giá, cần phải xem xét phạm vi bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Cần so sánh tất cả các đặc điểm của sản phẩm, bộ sản phẩm bị nghi ngờ với các đặc điểm tạo dáng thuộc phạm vi bảo hộ đã được xác định trong văn bằng. Chỉ kết luận có yếu tố xâm phạm khi có một trong các trường hợp nêu trên.

Câu hỏi 36. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?

Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

(i) Dấu hiệu bị nghi ngờ xâm phạm trùng gồm có cùng cấu tạo, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa và cách trình bày, hoặc tương tự gồm có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc với dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ.

 (ii) Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ xâm phạm trùng, hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng hệ thống tiêu thụ với hàng hoá thuộc danh mục, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ, gây ấn tượng sai lệch rằng người sử dụng dấu hiệu là chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa hoặc có quan hệ với chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa (quan hệ hợp đồng, quan hệ trực thuộc về vốn và các quan hệ khác). (Điều 11.3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)

Câu hỏi 37. Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý?

Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện:

(i) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tuơng tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý,

(ii) Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu các sản phẩm này giống nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.

Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng với chỉ dẫn đại lý khi giống với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ (kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái), ý nghĩa, cách trình bày, hình ảnh, biểu tượng.

Dấu hiệu bị nghi ngờ tương tự với chỉ dẫn khi: cấu tạo từ ngữ (phát âm, phiên âm đối với chữ cái) ý nghĩa, hoặc hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn đại lý. (Điều 12.3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 38. Thế nào là hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ?

Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ là hàng hoá, bao bì hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho chính mặt hàng đó mà không được cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý (Điều 213 Luật SHTT).

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

AI LÀ BÊN THẮNG CUỘC?

VỤ KIỆN CHÚA ĐẢO TUẦN CHÂU VÀ ĐẠO DIỄN VIỆT TÚ: AI LÀ BÊN THẮNG CUỘC? SBLAW giới thiệu nội dung bài viết của luật