Hành vi vi phạm quy định chỉ dẫn

Hành vi vi phạm quy định chỉ dẫn

Hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Theo quy định tại Thông tư số 37/2011/TT- BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ:

Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010  của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì vấn đề nêu trên được quy định như sau:

1. Hành vi chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được hiểu là việc sử dụng thông tin chỉ dẫn gây hiểu sai lệch rằng đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam mặc dù không được hoặc chưa được bảo hộ, kể cả trường hợp đối tượng đó tuy đã nộp đơn đăng ký nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ hoặc văn bằng bảo hộ đã bị huỷ bỏ, chấm dứt hiệu lực hoặc hết thời hạn bảo hộ, ví dụ:

a) In trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ như: “nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền”, “nhãn hiệu đã được bảo hộ”, “nhãn hiệu thuộc độc quyền của… ”, kể cả việc sử dụng ký hiệu chữ ® (chỉ dẫn về việc nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);

b) In trên sản phẩm, bao bì sản phẩm chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc sản phẩm được bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp như: “sản phẩm được bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp”, “sản phẩm được bảo hộ độc quyền sáng chế”, “sản phẩm được sản xuất từ quy trình được bảo hộ sáng chế của…”, kể cả việc sử dụng ký hiệu chữ “P” hoặc “Patent” cùng các chữ số (chỉ dẫn về việc sản phẩm được cấp Patent - Bằng độc quyền sáng chế).

2. Hành vi chỉ dẫn sai về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được hiểu là hành vi chỉ dẫn không đúng về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nằm ngoài phạm vi bảo hộ của văn bằng.

3. Hành vi chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được hiểu là:

a) Hành vi chỉ dẫn sai là hành vi ghi trên sản phẩm hàng chữ “được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của…” ho ặc chỉ dẫn có nghĩa tương tự như vậy, bất kể bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài, nhưng trong thực tế chưa được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

b) Hành vi không ghi chỉ dẫn là hành vi không ghi trên sản phẩm, phương tiện dịch vụ tương ứng chỉ dẫn về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan nếu sản phẩm, dịch vụ được thực hiện theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp và việc ghi chỉ dẫn đó là bắt buộc theo quy định pháp luật.

» Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

» Xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Mẫu tờ khai giám định

MỤC ĐÍCH GIÁM ĐỊNH  Mục đích yêu cầu giám định:  □ Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp