Câu hỏi: Luật Việt Nam và luật quốc tế về sản phẩm có sự khác nhau, vậy nếu có sự tranh chấp về sản phẩm, chúng ta nên tuân thủ theo bộ luật nào cho phù hợp?
Tôi có thể liên hệ với các công ty Luật nào hiện nay ở VN để hỗ trợ những vấn đề liên quan đến luật quốc tế?
Trả lời: Chúng tôi không hiểu doanh nghiệp đề cập đến tranh chấp về sản phẩm là tranh chấp gì? Ví dụ như tranh chấp về bản quyền sản phẩm, tranh chấp về quyền sở hữu sản phẩm hay tranh chấp về việc phân phối sản phẩm.
Để giải quyết các tranh chấp thì hiện tại, có 2 cơ chế giải quyết tranh chấp là cơ chế toà án và trọng tài.
Toà án là cơ quan giải quyết tranh chấp quốc gia và sẽ áp luật pháp luật quốc gia đó để giải quyết. Ví dụ khi có tranh chấp giữa doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam muốn khởi kiện doanh nghiệp nước ngoài, khi không có thoả thuận khác, toà án là toà án của bị đơn, của doanh nghiệp nước ngoài và toà án sẽ áp dụng pháp luật nước sở tại.
Một cơ chế giải quyết tranh chấp khác nữa là trọng tài, để có thể giải quyết tranh chấp trọng tài, các bên cần có thoả thuận trọng tài để yêu cầu trọng tài giải quyết.
Các bên cũng có thể lựa chọn pháp luật áp dụng, có thể pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế để giải quyết.
Để có thể tìm kiếm luật sư giải quyết tranh chấp quốc tế, các doanh nghiệp start up có thể tham khảo các thông tin về hãng luật thông qua sự giới thiệu của đồng nghiệp, của các tổ chức đánh giá và xếp hạng để quyết định.