Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Tác giả: 295 lượt xem Đăng ngày 29/04/2025
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp SBLAW

Doanh nghiệp và người nộp đơn muốn đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì cần tiến hành những thủ tục gì? SBLAW trân trọng giới thiệu thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ để Quý khách hàng tham khảo.

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc các thành phần được sắp xếp để lắp ráp thành sản phẩm phức tạp. Kiểu dáng này có thể được biểu diễn thông qua các yếu tố như hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp của chúng, và nó phải có thể nhìn thấy được trong quá trình sử dụng thực tế của sản phẩm hoặc sản phẩm phức tạp.

Mời quý khách xem thêm tài liệu về kiểu dáng công nghiệp là gì tại link sau đây >> Tạo dáng sản phẩm là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là gì?

2. Thiết kế kiểu dáng công nghiệp là gì?

Thiết kế kiểu dáng công nghiệp là một lĩnh vực quan trọng trong ngành mỹ thuật ứng dụng, tập trung vào việc tạo ra hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Theo định nghĩa, kiểu dáng công nghiệp bao gồm hình khối, đường nét, màu sắc và sự kết hợp của các yếu tố này, nhằm tạo ra sự khác biệt và thu hút người tiêu dùng.

Thiết kế kiểu dáng công nghiệp là gì?
Thiết kế kiểu dáng công nghiệp là gì?

Thiết kế kiểu dáng công nghiệp không chỉ đơn thuần là việc làm đẹp cho sản phẩm mà còn liên quan đến chức năng sử dụng và khả năng sản xuất.Các nhà thiết kế công nghiệp thường phải cân nhắc nhiều yếu tố, từ tính thẩm mỹ đến tính khả thi trong sản xuất, để đảm bảo rằng sản phẩm không chỉ hấp dẫn mà còn dễ dàng sản xuất hàng loạt.

Điều này giúp nâng cao giá trị thương mại của sản phẩm và tạo trải nghiệm tích cực cho người sử dụng. Để được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không chỉ bảo vệ quyền lợi của nhà thiết kế mà còn góp phần thúc đẩy sự đổi mới và cạnh tranh trong thị trường.

3. Ví dụ về kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp đề cập đến hình thức bên ngoài của sản phẩm, bao gồm các yếu tố như đường nét, hình khối và màu sắc. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về kiểu dáng công nghiệp:

Kiểu dáng 3 chiều

  • Hình dạng chai nước: Chai nước có thiết kế độc đáo với các đường cong mềm mại, giúp người tiêu dùng dễ cầm nắm và sử dụng.
  • Bàn ghế: Thiết kế bàn ghế với kiểu dáng hiện đại, sử dụng các hình khối đơn giản nhưng tinh tế, phù hợp với không gian sống hiện đại.
  • Thiết bị điện tử: Ví dụ như thiết kế của điện thoại thông minh, nơi mà hình dáng và cách bố trí các nút bấm được tối ưu hóa để tạo cảm giác thoải mái cho người dùng.

Kiểu dáng 2 chiều

  • Nhãn sản phẩm: Nhãn mác trên sản phẩm thực phẩm hoặc đồ uống, nơi mà màu sắc và hình ảnh được sử dụng để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Ví dụ: Nhãn sản phẩm của Công ty cổ phần GAP Việt Nam.
  • Bao bì sản phẩm: Thiết kế bao bì cho các sản phẩm tiêu dùng như mỹ phẩm hoặc thực phẩm chức năng, nơi mà hình ảnh và chữ viết được phối hợp hài hòa để tạo ấn tượng mạnh.

Các ví dụ khác

  • Xe ô tô: Hình dáng bên ngoài của xe ô tô có thể được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp, ví dụ như mẫu xe của Toyota hoặc Honda.
  • Sản phẩm nội thất: Các bộ bàn ghế hoặc kệ sách có thiết kế độc đáo cũng có thể được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Những ví dụ này cho thấy sự đa dạng trong kiểu dáng công nghiệp, từ những sản phẩm hàng ngày cho đến các thiết bị phức tạp, tất cả đều nhằm mục đích thu hút người tiêu dùng thông qua tính thẩm mỹ và sự tiện dụng.

4. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước – Cục sở hữu trí tuệ có thẩm quyền tiến hành nhằm thừa nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.

Hình thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp là ghi nhận kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu và tác giả kiểu dáng công nghiệp vào sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp vào sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp  và cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp được đăng ký trên cơ sở kết quả xem xét đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành về hình thức và nội dung.

Việc tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp tương đối phức tạp, các nhà sáng chế, vẽ kiểu nên kết hợp với các luật sư kiểu dáng để đăng ký nhanh chóng, hỗ trợ thành công thủ tục đăng ký.

5. Ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Những người sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiêp:

  • Tác giả ( tức là người hoặc là người trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng chính công thức, lao động sáng tạo của bản thân mình ) nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất của chính bản thân mình để tạo ra kiểu dáng công nghiệp; hoặc
  • Tổ chức, cá nhân cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc với tác giả nếu các bên không có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao quyền đăng ký, để thừa kế hoặc thừa kế cho tổ chức, cá nhân khác, kể cả trường hợp nộp đơn đăng ký.

6. Tại sao cần bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

  • Bảo vệ thiết kế độc đáo: Giúp doanh nghiệp bảo vệ những thiết kế độc đáo, tạo ra sự khác biệt trên thị trường.
  • Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái: Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp trước các sản phẩm giả mạo.
  • Tăng giá trị thương hiệu: Một sản phẩm có kiểu dáng độc đáo và được bảo hộ sẽ giúp tăng giá trị nhận diện thương hiệu.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Kiểu dáng công nghiệp là một tài sản vô hình quý giá, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

7. Điều kiện được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Theo Điều 63 của Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005, kiểu dáng công nghiệp sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Phải có tính mới;
  • Phải có tính sáng tạo;
  • Phải có khả năng áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp.

8. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải có những tài liệu gì?

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp chỉ được tiếp nhận nếu có ít nhất các thông tin tài liệu sau đây:

  • Giấy uỷ quyền (soạn theo mẫu của SBLAW);
  • Bộ ảnh chụp kiểu dáng theo hướng dẫn của SBLAW;
  • Tên và địa chỉ của:

+ Người nộp đơn;

+ Tác giả kiểu dáng công nghiệp (cá nhân).

Sau khi nhận được các tài liệu trên, luật sư kiểu dáng của SBLAW sẽ soạn thảo, nộp đơn và chuẩn bị  các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

9. Thủ tục và quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp

 

Tham khảo thêm >> Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đối với kiểu dáng công nghiệp, thời gian đăng ký một kiểu dáng công nghiệp kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 12-16 tháng.

Đơn xin đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định như sau:

Thời gian Nội dung thẩm định
Thẩm định hình thức 01–02 tháng từ ngày nộp đơn Thẩm định tính hợp lệ của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và các tài liệu kèm theo. Nếu đáp ứng, sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Công bố đơn

 

02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ Công bố thông tin về kiểu dáng công nghiệp trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Thẩm định nội dung 09-12 tháng từ ngày công bố Thẩm định khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Nếu đáp ứng, sẽ ra thông báo cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Công bố bằng độc quyền KDCN 01-03 tháng từ ngày nộp phí cấp bằng Công bố thông tin về bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

10. Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại SBLAW

Công ty luật SBLAW là đại diện sở hữu công nghiệp có gần 20 năm kinh nghiệm, chúng tôi đã đại diện hàng ngàn khách hàng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam. Sau đây là một số trường hợp điển hình về việc đăng ký thành công kiểu dáng công nghiệp.

SBLAW bảo hộ thành công kiểu dáng công nghiệp cho tập đoàn Viettel

SBLAW tư vấn thành công nhiều KDCN cho doanh nghiệp

Với lợi thế đó, SBLAW sẵn sàng cung cấp dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp một cách chuyên nghiệp và tận tâm, đảm bảo quá trình đăng ký kiểu dáng được suôn sẻ, luật sư SBLAW sẽ tiến hành các công việc sau đây:

  • Tư vấn sơ bộ và giải đáp mọi thắc mắc trước khi bắt đầu quá trình đăng ký kiểu dáng.
  • Thực hiện tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng để đảm bảo tính duy nhất và hợp pháp.
  • Soạn thảo hồ sơ và tài liệu cần thiết để hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký kiểu dáng.
  • Nộp đơn và tiếp tục theo dõi đơn đăng ký cho đến khi có kết quả cuối cùng.
  • Bàn giao bằng độc quyền về kiểu dáng công nghiệp cho chủ đơn sau khi quy trình hoàn tất.
  • Thông báo duy trì kiểu dáng.
  • Tư vấn về xử lý vi phạm sáng chế.
  • Tư vấn bảo hộ sáng chế ra nước ngoài.

11. Chi phí tra cứu và đăng ký kiểu dáng công nghiệp

STT

Nội dung công việc Phí (VNĐ)

1

Tra cứu chuyên sâu 01 Kiểu dáng công nghiệp (Tùy chọn)

4.000.000

2

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp (Nếu Quý Khách hàng đồng ý đăng ký kiểu dáng công nghiệp sau khi có kết quả tra cứu và tư vấn của SBLAW)

8.500.000

(Tám triệu năm trăm nghìn đồng)

Lưu ý: Mức phí trên đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ của SBLAW trong giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn và thẩm định nội dung; chưa bao gồm 5% VAT, chi phí để trả lời thiếu sót về mặt hình thức hoặc nội dung hoặc phải khiếu nại các quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, phí sửa đổi đơn, phí trả lời thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ không do lỗi của SBLAW (nếu có).

Khi có phí phát sinh, SBLAW sẽ thông báo tới Quý Khách hàng trước khi thực hiện công việc. Phí gia hạn kiểu dáng công nghiệp sẽ phát sinh sau khi kiểu dáng công nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ.

12. Luật sư SBLAW tư vấn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho khán giả truyền hình.

Để Quý khách hàng hiểu thêm về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp, mời Quý vị xem phần tư vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW trên truyền hình Netviet về quy trình và điểu kiện bảo hộ KDCN.

 

Tham khảo thông tin về tạo dáng công nghiệp trong file >> Tạo dáng sản phẩm

Tham khảo thêm >> Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    0904.340.664