Đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp trong việc bảo hộ sáng chế tại Việt Nam

[SBLAW] Đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp trong việc bảo hộ sáng chế tại Việt Nam

Đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp trong việc bảo hộ sáng chế tại Việt Nam

(Baohothuonghieu.com) Để được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, sáng chế phải đáp ứng tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.

Khả năng áp dụng công nghiệp trong sáng chế được quy định và hiểu như thế nào:

a) Giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn được coi là “có thể thực hiện được” nếu:

(i) Các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với các chỉ dẫn về điều kiện kỹ thuật cần thiết được trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ đến mức cho phép người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra hoặc có thể sử dụng, khai thác hoặc thực hiện được giải pháp đó;

Khái niệm “người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng” được hiểu như sau: “Người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng được hiểu là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng”.

(ii) Việc tạo ra, sản xuất ra, sử dụng, khai thác hoặc thực hiện giải pháp nêu trên có thể được lặp đi lặp lại với kết quả giống nhau và giống với kết quả nêu trong bản mô tả sáng chế.

b) Giải pháp kỹ thuật bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:

(i) Bản chất của đối tượng hoặc các chỉ dẫn nhằm thực hiện đối tượng đi ngược lại các nguyên lý cơ bản của khoa học (ví dụ không tuân theo nguyên lý bảo toàn năng lượng...);

(ii) Đối tượng bao gồm các yếu tố, thành phần không có mối liên hệ kỹ thuật với nhau hoặc không thể liên hệ (ghép nối, ràng buộc, phụ thuộc ...) được với nhau;

(iii) Đối tượng có chứa mâu thuẫn nội tại;

(iv) Chỉ có thể thực hiện được các chỉ dẫn về đối tượng trong một số giới hạn lần thực hiện (không thể lặp đi lặp lại được);

(v) Để có thể thực hiện được giải pháp, người thực hiện phải có kỹ năng đặc biệt và kỹ năng đó không thể truyền thụ hoặc chỉ cho người khác được;

(vi) Kết quả thu được từ các lần thực hiện không đồng nhất với nhau;

(vii) Kết quả thu được khác với kết quả nêu trong đơn;

(viii) Hoàn toàn không có hoặc thiếu các chỉ dẫn quan trọng nhất để thực hiện giải pháp;

(ix) Các trường hợp có lý do xác đáng khác.

Trên đây là quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103 của Chính phủ hướng dẫn thi hành về sở hữu công nghiệp trong Luật sở hữu trí tuệ. Đây được coi là cẩm nang, giúp các nhà sáng chế Việt Nam có thể hiểu rõ thêm về đặc tính khả năng áp dụng công nghiệp trong sáng chế.

» Thủ tục đăng ký sáng chế

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Bảo hộ sáng chế trong TPP

SBLAW tư vấn Bảo hộ sáng chế trong TPP Sáng chế là một đối tượng bảo hộ quan trọng trong phần sở hữu trí tuệ