Cách lập bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 432 lượt xem Đăng ngày 28/10/2021
Cách lập bản mô tả sáng chế giải pháp hữu ích - SBLAW.jpg

[Baohothuonghieu.com] Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, việc bảo vệ các sáng chế và giải pháp hữu ích là một yếu tố quan trọng giúp khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo. Một trong những bước đầu tiên và thiết yếu trong quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế là lập bản mô tả chi tiết về sáng chế hoặc giải pháp hữu ích đó. Bản mô tả không chỉ phản ánh bản chất kỹ thuật của sáng chế mà còn phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu. Để thực hiện điều này một cách hiệu quả, người lập cần nắm vững các nội dung chính và cách thức trình bày sao cho rõ ràng, đầy đủ và chính xác. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về cách lập bản mô tả sáng chế và giải pháp hữu ích, cung cấp những thông tin cần thiết để giúp các nhà sáng chế thực hiện đúng quy trình đăng ký và bảo vệ tài sản trí tuệ của mình.

Cách lập bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích

Bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích (Bản mô tả) cần phải có các nội dung sau:

  • Tên sáng chế/giải pháp hữu ích;
  • Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập;
  • Tình trạng kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;
  • Mô tả bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;
  • Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo, nếu có;
  • Ví dụ thực hiện sáng chế, Giải pháp hữu ích, nếu cần.
Cách lập bản mô tả sáng chế giải pháp hữu ích - SBLAW.jpg
Cách lập bản mô tả sáng chế giải pháp hữu ích

Hướng dẫn viết bản mô tả cho tác giả sáng chế:

Yêu cầu bảo hộ sáng chế.

  1. Tên sáng chế/giải pháp hữu ích:

Tên sáng chế/giải pháp hữu ích phải ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện vắn tắt dạng đối tượng, chức năng hoặc lĩnh vực kỹ thuật và bản chất của đối tượng đó và phải phù hợp với bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích như được thể hiện chi tiết ở phần “Mô tả bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích” của Bản mô tả.

  1. Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập

Phải chỉ ra lĩnh vực kỹ thuật mà sáng chế/giải pháp hữu ích được sử dụng hoặc liên quan tới.

  1. Tình trạng kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích

Phải nêu các thông tin về các giải pháp kỹ thuật đã biết tính đến ngày ưu tiên của Đơn tương tự (có cùng mục đích hoặc cùng giải quyết một vấn đề kỹ thuật) với sáng chế/giải pháp hữu ích nêu trong Đơn. Trên cơ sở các giải pháp đã biết đó, cần chỉ ra giải pháp có bản chất kỹ thuật gần giống nhất với sáng chế/giải pháp hữu ích nêu trong Đơn,mô tả tóm tắt bản chất giải pháp này và nêu các hạn chế, thiếu sót của giải pháp đó trong việc giải quyết vấn đề kỹ thuật hoặc đạt được mục đích mà sáng chế/giải pháp hữu ích nêu trong Đơn đề cập tới.

Nguồn của các thông tin nói trên phải được chỉ dẫn rõ ràng. Nếu không có thông tin về tình trạng kỹ thuật thì phải ghi rõ điều đó.

  1. Mô tả bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích

Phần mô tả được mở đầu bằng đoạn trình bày mục đích mà sáng chế/giải pháp hữu ích cần đạt được hoặc vấn đề kỹ thuật mà sáng chế/giải pháp hữu ích cần phải giải quyết nhằm khắc phục các hạn chế, thiếu sót của giải pháp gần giống nhất đã biết nêu ở phần “Tình trạng kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích”.

Tiếp theo là mô tả các dấu hiệu cấu thành sáng chế/giải pháp hữu ích. Đặc biệt phải trình bày các dấu hiệu mới của sáng chế/giải pháp hữu ích so với giải pháp kỹ thuật gần giống nhất nêu ở phần “Tình trạng kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích”.

Các loại dấu hiệu có thể được sử dụng để mô tả phụ thuộc vào dạng sáng chế/giải pháp hữu ích:

Các dấu hiệu để mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích dạng cơ cấu có thể là:

(i) chi tiết, cụm chi tiết và chức năng của chúng;

(ii) hình dạng của chi tiết,cụm chi tiết;

(iii) vật liệu làm chi tiết, cụm chi tiết;

(iv) kích thước của chi tiết, cụm chi tiết;

(v) tương quan vị trí giữa các chi tiết, cụm chi tiết;

(vi) cách liên kết các chi tiết, cụm chi tiết.

Các dấu hiệu để mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích dạng chất rất khác nhau phụ thuộc vào cách thu được chất đó. Nhưng nói chung,các dấu hiệu của chất có thể là:

(i) các hợp phần tạo nên chất;

(ii) tỷ lệ các hợp phần;

(iii) công thức cấu trúc phân tử;

(iv) đặc tính hoá lý, v.v..

Các dấu hiệu để mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích dạng phương pháp có thể là:

(i) các công đoạn;

(ii) trình tự thực hiện các công đoạn;

(iii) các điều kiện kỹ thuật (nhiệt độ, áp suất, thời gian, chất xúc tác,v.v.) để thực hiện các công đoạn

(iv) phương tiện/thiết bị để thực hiện các công đoạn…

  1. Mô tả vắn tắt các hình vẽ

Nếu trong Bản mô tả có hình vẽ nhằm làm rõ bản chất sáng chế/giải pháp hữu ích thì phải có danh mục các hình vẽ và giải thích vắn tắt từng hình vẽ.

Mô tả chi tiết sáng chế/giải pháp hữu ích

Tuỳ thuộc vào dạng sáng chế/giải pháp hữu ích:

+ Đối với cơ cấu: trước hết phải mô tả theo kết cấu (cơ cấu ở trạng thái tĩnh) có dựa vào các số chỉ dẫn có trên các hình vẽ,tức là phải trình bày tỉ mỉ các đặc điểm kết cấu. Sau đó, phải mô tả sự hoạt động của cơ cấu đó, tức là trình tự làm việc của nó, hoặc sự tương tác của các chi tiết, cụm chi tiết cấu thành nó.

+ Đối với phương pháp: Trước hết phải mô tả trình tự thực hiện các công đoạn (nguyên công/bước), điều kiện cụ thể để thực hiện công đoạn (nếu có).

+ Đối với chất: Tuỳ thuộc vào loại chất, phải mô tả các dấu hiệu đặc trưng của nó như công thức hoá học,các thành phần, v.v… Và mô tả tỉ mỉ từng đặc điểm của chúng sao cho có thể hiểu rõ và nhận biết được chúng.

+ Đối với vật liệu sinh học: Nếu vật liệu sinh học không thể mô tả được thì cần chỉ ra các dữ liệu về việc lưu giữ và nguồn gốc của nó, dữ liệu về thành phần định tính và định lượng của môi trường tạo ra nó, hoặc danh mục trình tự, v.v…

+ Đối với dạng sử dụng: Mô tả chi tiết cách sử dụng đối tượng đó sao cho bất kỳ người nào quan tâm đều có thể sử dụng được với kết quả như người nộp đơn dự định.

  1. Ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích

Trong phần này cần chỉ ra một hoặc một vài ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích để chứng minh khả năng áp dụng của sáng chế/giải pháp hữu ích.

Hiệu quả đạt được

Trong phần này nên đưa ra các hiệu quả kỹ thuật-kinh tế của sáng chế/giải pháp hữu ích để chứng minh ưu điểm của nó so với giải pháp kỹ thuật đã biết.

Hình vẽ phải được thể hiện theo các quy định về vẽ kỹ thuật.

  1. Yêu cầu bảo hộ:

+ Chức năng của Yêu cầu bảo hộ là dùng để xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ sáng chế /giải pháp hữu ích.

+ Yêu cầu bảo hộ phải:

(i) phù hợp với Bản mô tả và Hình vẽ;

(ii) chứa các dấu hiệu cơ bản của sáng chế/giải pháp hữu ích đủ để đạt được mục đích hoặc giải quyết nhiệm vụ đặt ra;

(iii) không chứa các chỉ dẫn liên quan đến Bản mô tả và Hình vẽ;

(iv) không được chứa hình vẽ;

(v) mỗi điểm độc lập của Yêu cầu bảo hộ chỉ được đề cập tới một đối tượng yêu cầu bảo hộ.

+ Cấu trúc của Yêu cầu bảo hộ

Yêu cầu bảo hộ có thể có một hay nhiều điểm độc lập (tương ứng với số lượng sáng chế/giải pháp hữu ích trong Đơn), mỗi điểm độc lập có thể có các điểm phụ thuộc.

Mỗi điểm độc lập của Yêu cầu bảo hộ chứa đầy đủ các dấu hiệu cơ bản cần và đủ để xác định phạm vi bảo hộ của một sáng chế/giải pháp hữu ích.

Điểm phụ thuộc viện dẫn đến điểm độc lập mà nó phụ thuộc vào, tức là chứa tất cả các dấu hiệu của điểm đó và còn chứa thêm các dấu hiệu bổ sung nhằm cụ thể hoá hoặc phát triển các dấu hiệu nêu trong điểm độc lập.

+ Cách lập Yêu cầu bảo hộ:

Mỗi điểm độc lập trong yêu cầu bảo hộ cần phải được viết thành một câu và nên (nhưng không bắt buộc) gồm hai phần:

phần thứ nhất, gọi là phần giới hạn, gồm tên đối tượng và các dấu hiệu cần để xác định sáng chế/giải pháp hữu ích và trùng với các dấu hiệu của đối tượng đã biết nêu ở phần tình trạng kỹ thuật;

phần thứ hai, gọi là phần khác biệt, bắt đầu bằng các từ “khác biệt ở chỗ” hoặc “đặc trưng ở chỗ” hoặc các từ tương đương khác và chỉ ra các dấu hiệu khác biệt của sáng chế/giải pháp hữu ích mà các dấu hiệu này khi kết hợp với các dấu hiệu đã biết ở phần giới hạn tạo nên sáng chế/giải pháp hữu ích.

– Bản tóm tắt là phần trình bày ngắn gọn (không quá 150 từ) về bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích đã được bộc lộ trong Bản mô tả,Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ nhằm cung cấp các thông tin tóm tắt về sáng chế/giải pháp hữu ích. Bản tóm tắt có thể được minh hoạ bằng hình vẽ đặc trưng.

» Quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM – BẢO VỆ TỐI ĐA GIÁ TRỊ SÁNG TẠO CỦA BẠN
    130 lượt xem 19/04/2025

    Sáng chế là thành quả của quá trình đầu tư cả về công nghệ, nhân lực và tài chính, là kết tinh của trí tuệ và sự đổi mới, sáng tạo. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế không chỉ đảm bảo lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, mà...

    Bảo hộ thành công Sáng chế: Máy khử rung tim tự động dùng một lần
    345 lượt xem 26/02/2025

    CELLAED LIFE SAVER PTY LTD đã chính thức nhận bằng sáng chế số 40368 vào ngày 30/06/2023 cho giải pháp đột phá trong lĩnh vực thiết bị y tế – máy khử rung tim bên ngoài tự động (AED) cầm tay dùng một lần. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm nâng cao khả...

    BẢO HỘ THÀNH CÔNG SÁNG CHẾ QUẢ CẦU MÂY VÀ DẢI CỤM LẮP RÁP QUẢ CẦU MÂY
    198 lượt xem 20/02/2025

    SBLAW hân hạnh là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ cho SATIAN INDUSTRIES CO., LTD., hỗ trợ đăng ký và bảo vệ thành công sáng chế về “Quả cầu mây và dải cụm lắp ráp để tạo nên quả cầu này”. Với số đơn 1-2020-00707, sáng chế này được nộp tại Cục Sở...

    BẢO HỘ THÀNH CÔNG SÁNG CHẾ CỤM LÒ NUNG ĐIỆN CAO – ĐỘT PHÁ NGÀNH LUYỆN KIM ĐẤT HIẾM
    112 lượt xem 13/02/2025

    SBLAW hân hạnh là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ cho Qiandong Rare Earth Group Co., Ltd., hỗ trợ đăng ký và bảo vệ thành công sáng chế về “Cụm lò nung điện phân và phương pháp vận hành”, một bước tiến vượt bậc trong ngành sản xuất kim loại đất hiếm. Ngày...

    Thông báo của Cục Sở hữu Trí tuệ về việc thống nhất áp dụng Bảng phân loại quốc tế về sáng chế phiên bản 2025.01
    99 lượt xem 24/01/2025

    Ngày 26/12/2024, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Thông báo số 4031/TB-SHTT về việc áp dụng thống nhất Bảng phân loại quốc tế về sáng chế theo Thỏa ước Strasbourg về phân loại sáng chế quốc tế (viết tắt là IPC) phiên bản 2025.01. Theo đó, Bảng phân loại mới đã được công...

    Sổ tay đăng ký sáng chế năm 2025
    73 lượt xem 15/01/2025

    SBLAW trân trọng giới thiệu sổ tay đăng ký sáng chế để các nhà đầu tư và sáng chế có kiến thức và kỹ năng làm đơn sáng chế. Quý khách hàng có thể tải tài liệu tại đây: Link download file PDF >> Sổ tay đăng ký sáng chế 2025 SBLAW cung cấp dịch...

    Đăng ký thành công sáng chế “Ống tiêm hút” với số đơn 1-2020-02499
    18 lượt xem 14/01/2025

    SBLAW hỗ trợ đăng ký sáng chế cho khách hàng ODINTSOV, VLADISLAV ALEXANDROVICH SBLAW là đơn vị Đại diện Sở hữu công nghiệp (SHCN) trong nước đối với nhiều đối tượng SHCN khác nhau (sáng chế, nhãn hiệu, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý,…). SBLAW luôn gắn bó và...

    Đăng ký thành công sáng chế “Cấu trúc đèn đa năng” với số đơn 2-2020-00358
    26 lượt xem 14/01/2025

    SBLAW hỗ trợ đăng ký sáng chế cho khách hàng M.D.T. TECHNOLOGIES, INC. SBLAW là đơn vị Đại diện Sở hữu công nghiệp (SHCN) trong nước đối với nhiều đối tượng SHCN khác nhau (sáng chế, nhãn hiệu, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý,…). SBLAW luôn gắn bó và...

    Đăng ký sáng chế thành công “Thẻ in mã QR, phương thức tương tác không chạm sử dụng thẻ này và thiết bị đọc thẻ” với số đơn 1-2020-06052
    40 lượt xem 14/01/2025

    SBLAW hỗ trợ đăng ký sáng chế cho Ông Nguyễn Đình Toàn và bà Đinh Ngọc Mỹ Phương. SBLAW là đơn vị Đại diện Sở hữu công nghiệp (SHCN) trong nước đối với nhiều đối tượng SHCN khác nhau (sáng chế, nhãn hiệu, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý,…)....

    Thông báo về việc tiếp nhận yêu cầu thẩm định nhanh đơn sáng chế theo chương trình PPH
    17 lượt xem 29/11/2024

    Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về việc tiếp nhận yêu cầu thẩm định nhanh đơn sáng chế theo chương trình PPH giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Cơ quan sáng chế Nhật Bản từ ngày 01/4/2024 đến hết ngày 30/9/2024. Liên quan đến việc tiếp nhận yêu cầu thẩm định nhanh đơn...

    Thông báo về việc tiếp nhận và xử lý phản hồi đối với các trường hợp quá hạn phản hồi văn bản của Cục Sở hữu trí tuệ
    19 lượt xem 28/11/2024

    Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo số 3297/TB-SHTT ngày 29/10/2024 về việc tiếp nhận và xử lý phản hồi đối với các trường hợp quá hạn phản hồi văn bản của Cục Trong thời gian vừa qua, vì sự cố kỹ thuật, một số văn bản liên quan đến thẩm định đơn đăng...

    Hướng dẫn sử dụng Cơ sở dữ liệu nhãn hiệu toàn cầu của WIPO
    23 lượt xem 26/11/2024

    Cục Sở hữu trí tuệ giới thiệu tới người dùng trang Cơ sở dữ liệu nhãn hiệu toàn cầu của WIPO (Global Brand Database) cho phép người dùng dễ dàng tra cứu theo nhiều trường thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu liên quan đến nhãn hiệu của các quốc gia khác nhau trên thế...

    Giới thiệu cơ sở dữ liệu tra cứu thông tin sáng chế PATENTSCOPE
    14 lượt xem 26/11/2024

    PATENTSCOPE là cơ sở dữ liệu tra cứu sáng chế miễn phí do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) cung cấp. Công cụ này cho phép người dùng tiếp cận hàng triệu tài liệu sáng chế được đăng ký theo Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT) dưới dạng văn bản đầy...

    Kinh nghiệm đăng ký thành công sáng chế và kiểu dáng công nghiệp của SBLAW
    141 lượt xem 14/10/2024

    [Baohothuonghieu.com] Sau 16 năm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hoạt động của SBLAW trải rộng trên nhiều mảng như tư vấn khả năng sử dụng, đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối và xử lý vi phạm đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bản...

    Thế giới 3,4 triệu bằng sáng chế, Trung Quốc chiếm gần 1 nửa
    18 lượt xem 09/07/2024

    Trung Quốc đã trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới về bằng sáng chế hiện nay. Trong năm 2022, Trung Quốc chiếm gần 50% tổng số đơn xin cấp bằng sáng chế của thế giới. Báo cáo công bố ngày 28-6 của Hiệp hội các công ty dược phẩm dựa trên nghiên cứu của...

    SBLAW hỗ trợ đăng ký sáng chế cho Công ty TNHH Taixin Printing Vina
    12 lượt xem 22/03/2024

    SBLAW là đơn vị Đại diện Sở hữu công nghiệp (SHCN) trong nước đối với nhiều đối tượng SHCN khác nhau (sáng chế, nhãn hiệu, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý,…). SBLAW luôn gắn bó và theo dõi một cách chặt chẽ, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình...

    0904.340.664