SBLAW tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Nhật Bản. Để được cấp bằng độc quyền nhãn hiệu tại Nhật thì người nộp đơn có thể lựa chọn hai cách Nộp đơn đăng ký trực tiếp tại Nhật Bản hoặc Nộp đơn nhãn hiệu quốc tế có chỉ định giai đoạn quốc gia tại Nhật (theo hệ thống Madrid hoặc Công ước Paris).
Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản
Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Nhật Bản được ưu tiên sử dụng trong trường hợp
- Chỉ nộp đơn đăng ký tại 1-2 quốc gia trong đó có Nhật Bản
- Không có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên hoặc việc nộp đơn được tiến hành trong thời gian 06 tháng kể từ ngày nộp đơn tại quốc gia đầu tiên
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Nhật Bản là hoạt động bắt buộc để có thể được cấp quyền đối với nhãn hiệu tại thị trường Nhật Bản, vì đây là quốc gia áp dụng nguyên tắc “first to file”. Chỉ trong một số trường hợp ngoại lệ, nhãn hiệu chưa được đăng ký mới có thể được bảo hộ. Hiện tại để được cấp bằng độc quyền nhãn hiệu tại Nhật, người nộp đơn có thể lựa chọn hai cách:
+ Nộp đơn đăng ký trực tiếp tại cơ quan đăng ký nhãn hiệu Nhật Bản – JPO;
+ Nộp đơn đăng ký thông qua cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc tế (theo hệ thống Madrid hoặc Công ước Paris).
Trong đó, việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Nhật Bản được ưu tiên sử dụng trong trường hợp: Chỉ nộp đơn đăng ký tại 1-2 quốc gia trong đó có Nhật Bản; Không có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên hoặc việc nộp đơn được tiến hành trong thời gian 06 tháng kể từ ngày nộp đơn tại quốc gia đầu tiên.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Nhật Bản
Việc nộp đơn trực tiếp tại Nhật Bản phải tuân thủ theo các quy định của luật nhãn hiệu Nhật Bản, theo đó:
- Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Nhật Bản
+ Thông tin người nộp đơn
+ Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký
+ Sản phẩm/ dịch vụ bảo hộ
+ Giấy ủy quyền (trường hợp qua đại diện sở hữu công nghiệp- khuyến khích)
+ Bản sao tài liệu ưu tiên.
- Quy trình xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản
Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật bản tuân theo nguyên tắc First to Files - Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại JPO
Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản như sau:
Bước 1:
Chủ sở hữu nhãn hiệu nộp đơn đăng ký đến cơ quan đăng ký nhãn hiệu JPO; JPO sẽ công bố nội dung đơn chưa qua thẩm định trên Công báo ngay sau khi nộp đơn;
Bước 2:
Thẩm định hình thức: JPO sẽ kiểm tra về hồ sơ có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thủ tục, hình thức không, bao gồm phần mô tả mẫu nhãn hiệu được khai trên đơn, phân nhóm sản phẩm/dịch vụ, các nội dung khác liên quan đến chủ đơn, hoặc các giấy tờ chứng minh khác. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo yêu cầu bổ sung.
Bước 3:
Thẩm định nội dung: JPO sẽ thẩm định liệu hồ sơ có đáp ứng được các điều kiện về nội dung hay không. Đơn đăng ký sẽ bị từ chối nếu không đáp ứng điều kiện về nội dung, cụ thể:
+ Nhãn hiệu không có khả năng phân biệt theo kết luật của cơ quan đăng ký;
+ Nhãn hiệu không thể đăng ký vì bảo vệ lợi ích công cộng hoặc lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Khi đó, cơ quan đăng ký sẽ gửi lý do từ chối đăng ký nhãn hiệu cho người nộp đơn, người nộp đơn có quyền trả lời/giải trình bằng văn bản về các lý do từ chối. Trường hợp, sau giải trình cơ quan xác định không còn lý do từ chối, nhãn hiệu sẽ được cho phép đăng ký. Trường hợp sau giải trình, JPO vẫn kết luận không thể đăng ký, người nộp đơn có thể tiếp tục nộp đơn khiếu nại thậm chí kiện lên tòa án tối cao.
Bước 4:
Trong trường hợp nhãn hiệu đáp ứng đầy đủ điều kiện về nội dung, hình thức, cơ quan đăng ký ra quyết định cho phép đăng ký nhãn hiệu. Người nộp đơn thanh toán phí đăng ký. Đến đây, nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Thông thường trong trường hợp không gặp phải các phản đối đơn của bên thứ ba thì trong thời hạn 06-12 tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) Phòng sáng chế Nhật Bản (JPO) sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đơn.
Lưu ý: Nhật bản chấp nhận cho đơn đa nhóm tức là chỉ cần 01 đơn đăng ký người nộp đơn có thể yêu cầu bảo hộ cho nhiều nhóm sản phẩm/ dịch vụ
Thời gian đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản
Thời gian trung bình từ khi nộp đơn đến khi đăng ký thành công nhãn hiệu tại Nhật Bản là từ 4-10 tháng.
Một số lưu ý
- Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật bản tuân theo nguyên tắc First to Files – Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, khi nguyên tắc này được áp dụng, mọi nhãn hiệu tương tự nộp sau sẽ bị từ chối, nên cần kiểm tra nhãn hiệu trước khi nộp đơn.
- Khi nhãn hiệu được bảo hộ và công bố trên công báo nhãn hiệu, không thể loại bỏ trường hợp các cá nhân tổ chức khác vẫn có quyền phản đối nhãn hiệu và yêu cầu hủy việc đăng ký nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu được đăng ký sẽ được bảo hộ trên toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản, chủ sở hữu được sử dụng độc quyền nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ đó mà không bị loại trừ bất cứ khía cạnh nào.
- Trường hợp tiến hành đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid tại Nhật Bản, người đăng ký nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đến văn phòng quốc tế của WIPO (tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới), sau đó JPO sẽ tiến hành các bước kiểm tra, xác minh, công bố và cấp giấy đăng ký nhãn hiệu.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản của SBLAW
SBLAW là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về hệ thống pháp lý Nhật Bản, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự tư vấn chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản của chúng tôi bao gồm tư vấn về quy trình đăng ký, xử lý hồ sơ, đại diện trong các thủ tục pháp lý, và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước cơ quan chức năng. Chúng tôi hiểu rõ về yêu cầu và quy định pháp lý liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình này.
Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ khách hàng trong việc đánh giá và lựa chọn nhãn hiệu phù hợp, đảm bảo tính duy nhất và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ trên thị trường Nhật Bản. Với sự chuyên nghiệp và tận tâm, SBLAW tự hào là đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Nhật Bản thông qua việc đăng ký nhãn hiệu.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ ngay theo thông tin sau: Hotline: 0904340664 . Email: baohothuonghieu@sblaw.com.vn
Tham khảo thêm » Đăng ký nhãn hiệu quốc tế