Đại diện sở hữu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Vậy Đại diện sở hữu công nghiệp là gì? Danh sách đại diện sở hữu công nghiệp và người đại diện sở hữu công nghiệp update ngày 26/04/2024
1. Đại diện sở hữu công nghiệp là gì?
Đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó (sau đây gọi là người đại diện sở hữu công nghiệp).
2. Phạm vi quyền của đại diện sở hữu công nghiệp
2.1. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp chỉ được thực hiện các dịch vụ trong phạm vi được uỷ quyền và được phép uỷ quyền lại cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác,nếu được sự đồng ý bằng văn bản của người uỷ quyền.
2.2. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có quyền từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp nếu đã chuyển giao một cách hợp pháp công việc đại diện chưa hoàn tất cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác.
2.3. Đại diện sở hữu công nghiệp không được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp;
b) Rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ,tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ,rút đơn khiếu nại về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp nếu không được bên uỷ quyền đại diện cho phép;
c) Lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
3. Trách nhiệm của đại diện sở hữu công nghiệp
Đại diện sở hữu công nghiệp có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo rõ các khoản,các mức phí và lệ phí liên quan đến thủ tục xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp,các khoản và các mức phí dịch vụ theo bảng phí dịch vụ đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp;
b) Giữ bí mật thông tin,tài liệu được giao liên quan đến vụ việc mà mình đại diện;
c) Thông tin trung thực và đầy đủ mọi thông báo,yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp; giao kịp thời văn bằng bảo hộ và các quyết định khác cho bên được đại diện;
d) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên được đại diện bằng cách đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với bên được đại diện;
đ) Thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp mọi thay đổi về tên,địa chỉ và các thông tin khác của bên được đại diện khi cần thiết.
4. Ai được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp?
Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua sáng 19/6 đã sửa đổi theo hướng góp phần thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ kinh doanh đại diện quyền sở hữu trí tuệ trong nước.
Theo quy định của luật, bên cạnh các doanh nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, hợp tác xã có đủ điều kiện cũng được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Riêng tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ này.
Tại luật này, quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm, quyền liên quan đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao đã có sự phân biệt giữa trường hợp sử dụng để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền và việc sử dụng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất cứ hình thức nào.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định như vậy cũng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam là trong nhiều năm qua, phần lớn tác phẩm văn học nghệ thuật, ca nhạc, phim ảnh... kể cả nguồn nhân lực sáng tạo ra những tác phẩm này đều được hình thành bởi sự đầu tư, bao cấp của Nhà nước và xã hội. Do đó, cũng cần phải tính đến lợi ích của Nhà nước và cộng đồng xã hội.
Đồng thời, cũng phù hợp với khoản 2 Điều 11bis Công ước Berne, cho phép quốc gia thành viên được quy định điều kiện áp dụng quyền tác giả, bảo đảm không vi phạm quyền tinh thần cũng như quyền được nhận thù lao hợp lý của tác giả.
Về thời hạn bảo hộ quyền tác giả, luật quy định, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;
Tác phẩm không thuộc loại hình quy định như trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết. Trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010.
5. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp:
a. Là doanh nghiệp,hợp tác xã,tổ chức hành nghề luật sư,tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật,trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;
b. Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);
c. Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền phải đáp ứng các điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện SHCN (khoản 1 Điều 155 Luật Sở hữu trí tuệ).
6. Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
5.1. Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
b) Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
5.2. Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây thì được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp:
a) Là công dân Việt Nam,có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Thường trú tại Việt Nam;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học;
d) Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khoá đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
đ) Không phải là công chức,viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
e) Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
5.3. Chính phủ quy định cụ thể chương trình đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp,việc kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp,cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
7. Danh sách đại diện sở hữu công nghiệp 2024
Dưới đây là danh sách những đại diện sở hữu công nghiệp và các cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp tính đến ngày 26/04/2024
Danh sách tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp
Danh sach to chuc dai dien SHCN (26-4-2024)Danh sách cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp
Danh sach nguoi dai dien SHCN (26-4-2024)8. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tại SBLAW
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm:
a) Đại diện cho tổ chức,cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
b) Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
c) Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
Công ty luật SBLAW là đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam thuộc Bộ Khoa Học Công Nghệ chứng nhận, có mạng lưới hoạt động rộng khắp Việt Nam và thế giới.
Đại diện sở hữu công nghiệp đóng góp thiết yếu vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và thu hút đầu tư nước ngoài. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu, các đại diện sở hữu công nghiệp sẵn sàng hỗ trợ cá nhân và tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả. Liên hệ ngay để nhận được tư vấn