Chi 5 tỉ/ngày cho quảng cáo, Vinamilk vẫn khóc ròng vì không được coi là thương hiệu nổi tiếng

Chi 5 tỉ/ngày cho quảng cáo, Vinamilk vẫn khóc ròng vì không được coi là thương hiệu nổi tiếng

Chi 5 tỉ/ngày cho quảng cáo, Vinamilk vẫn khóc ròng vì không được coi là thương hiệu nổi tiếng

Chi 5 tỉ/ngày cho quảng cáo, Vinamilk vẫn khóc ròng vì không được coi là thương hiệu nổi tiếng. Vì vướng mắc trong Luật Sở hữu trí tuệ, đến nay Vinamilk vẫn vẫn chưa được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.

Câu chuyện công nhận này không chỉ là của riêng Vinamilk.

Được bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu nổi tiếng là nhu cầu, quyền lợi và mong muốn của các doanh nghiệp lớn - Tiến sĩ Nguyễn Như Quỳnh, Phó chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công đã khẳng định như thế tại hội thảo "Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và giải pháp" diễn ra tại TP HCM ngày 16/6.

Tuy nhiên, hơn 10 năm kể từ khi Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành, chưa có bất cứ nhãn hiệu nào của Việt Nam được chính thức công nhận đưa vào danh mục các nhãn hiệu nổi tiếng.

Câu chuyện của Vinamilk là một ví dụ điển hình. Là một thương hiệu lớn, Vinamilk luôn nằm trong top 10 của thương hiệu Việt. Năm 2015, hãng định giá thương hiệu Brand Finance - Anh đánh giá thương hiệu Vinamilk dẫn đầu top 10 thương hiệu Việt, xếp hạng cao nhất AAA và được định giá thương hiệu hơn 1,1 tỉ USD. Để phục vụ cho nhãn hiệu của mình, có thời điểm Vinamilk đã mạnh tay chi đến 5 tỉ đồng/ngày tiền quảng cáo. Tuy nhiên đến nay, Vinamilk vẫn chưa được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.

Đại diện theo ủy quyền của Vinamilk Tiến sĩ Lê Nam Giang, cho biết, mặc dù đã đáp ứng đủ các tiêu chí để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng và cũng rất mong muốn được công nhận điều mà lẽ ra Vinamilk phải có nhưng đến nay vẫn chưa được.

Vinamilk chỉ là một cái tên bất bình trong số rất nhiều cái tên khác đang khó khăn vì không được công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.

Lý giải cho việc ngày, các doanh nghiệp cho rằng những khó khăn khiến họ không được công nhận đến từ Luật Sở hữu trí tuệ.

Theo bà Giang thì trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành chưa có những quy định cụ thể về việc những chủ thể như Vinamilk được chủ động nộp đơn xin công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Và nếu đơn vị này có yêu cầu được công nhận nhãn hiệu nổi tiếng thì bản thân Cục Sở hữu trí tuệ cũng sẽ lúng túng vì Luật không có một quy trình cụ thể nào để xem xét nhãn hiệu nổi tiếng.

Một điểm khó khăn khác được chỉ ra là tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ, trong tất cả những tiêu chí được nêu ra, Luật không cho biết tiêu chí nào là bắt buộc, tiêu chí nào không hay có bắt buộc tất cả hay không.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Kỷ, TGĐ Vinacafe chỉ ra hiện pháp luật chỉ có những khái niệm về nhãn hiệu nổi tiếng, tiêu chí của nhãn hiệu nổi tiếng nhưng chưa có những quy định, hướng dẫn cụ thể nên doanh nghiệp không biết làm sao để được công nhận.

Do đó, dù cho doanh nghiệp hàng năm có tốn đến tốn hàng trăm tỉ đồng trong việc quảng bá, xây dựng thương hiệu nhưng vì chưa được công nhận nhãn hiệu nổi tiếng nên họ không có hành lang bảo hộ rộng rãi và thường xuyên bị nhái thương hiệu, gây thiệt hại lớn.

Điều này đã được ông Phan Minh Nhựt, đại diện theo uỷ quyền của hãng Nike tại Việt Nam bức xúc: “Bước ra đường là thấy ngay hàng giả, nhái thương hiệu Nike. Ở Việt Nam làm giả, nhái thương hiệu thoải mái nhưng không thấy ai xử lý".

Một nhãn hiệu lớn khác là BMW cũng kêu trời khi dẫn chứng việc phụ tùng nhái, giả BMW được xuất khẩu ra nước ngoài mà không hề bị xử lý.

Nỗi khổ của doanh nghiệp đã được đại diện cơ quan chức năng chia sẻ. Ông Hoàng Văn Trực - Phó cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế, Phó chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia thừa nhận việc xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái hiện nay chưa triệt để là do quy định của pháp luật còn chung chung, rối rắm.

"Thực tế thì cứ 7 vụ hàng giả mới xử lý được một vụ thành công, bởi để đủ căn cứ xử lý là rất nhiêu khê và khó khăn", ông Trực nói.

Còn ông Lê Ngọc Lâm, Phó cục trưởng cho hay cơ quan này đang rà soát lại các văn bản pháp lý để xem độ vênh giữa quy định quốc gia và những cam kết khi Việt Nam hội nhập với thế giới, mà đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP.

Ông Lâm cũng cho biết thêm bên cạnh sự bảo vệ của pháp luật, các chủ sở hữu nhãn hiệu cũng phải chủ động tự bảo vệ mình như giám sát các hoạt động đăng ký để hủy bỏ hiệu lực của các nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu đã đăng ký; phối hợp với cơ quan chức năng cung cấp đầy đủ những thông tin chứng minh quyền sở hữu trí tuệ khi cần thiết...

Ngoài ra, Tiến sĩ Nguyễn Như Quỳnh, Phó chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cũng khẳng định cơ quan này cũng đã phối hợp với Hiệp hội nhãn hiệu hàng hoá quốc tế - INTA thực hiện dự án "Nhãn hiệu nổi tiếng" từ năm 2015-2017.

Dự án này nhằm mục tiêu nghiên cứu, đánh giá, thu thập, tổng hợp thông tin, ý kiến từ nhiều cơ quan, các đại diện sở hữu công nghiệp và khối các doanh nghiệp tư nhân về những vướng mắc trong việc thi hành các quy định pháp luật liên quan tới việc công nhận, bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng.Thông qua đó sẽ có những đề xuất sửa đổi, bổ sung để luật và thực tiễn có thể song hành với nhau.

Theo Trí thức trẻ

» Tư vấn xử lý vi phạm nhãn hiệu

» Ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng theo luật Việt Nam

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Starbucks vào Việt Nam: Thì sao!

Starbucks vào Việt Nam: Thì sao! Đây sẽ là một cuộc thử thách thực sự giữa những chuỗi café Việt và người khổng lồ Starbucks,