Cam kết của việt Nam về nhượng quyền thương mại (Franchise) trong WTO

Cam kết của việt Nam về nhượng quyền thương mại (Franchise) trong WTO

Cam kết của việt Nam về nhượng quyền thương mại (Franchise) trong WTO

Cam kết của việt Nam về nhượng quyền thương mại (Franchise) trong WTO

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu và rộng như hiện nay, rất nhiều công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền thương mại (Franchise).

Theo hình thức nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp nhượng quyền sẽ trao

cho bên nhận quyền quyền kinh doanh,

Cam kết của việt Nam về nhượng quyền thương mại (Franchise) trong WTO

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu và rộng như hiện nay, rất nhiều công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền thương mại - Franchise. Theo hình thức nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp nhượng quyền sẽ trao cho bên nhận quyền quyền kinh doanh, sử dụng mô hình, kỹ thuật kinh doanh, sản xuất hay dịch vụ của công ty mình, trên thương hiệu của mình. Đổi lại, doanh nghiệp nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền một khoản chi phí sử dụng bản quyền hay chiếc khấu % doanh thu trong khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận. Thông thường, các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực do bên nhận quyền đảm nhiệm, doanh nghiệp nhượng quyền chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, quảng bá…

 

Việt Nam trong những năm gần đây có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 8%, một quốc gia có dân số trên 85 triệu người, tình hình kinh tế ổn định, nhà nước khuyến khích đầu tư, sức mua của thị trường được đánh giá là rất cao trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát triển nhanh thị trường, mở rộng nhanh thị phần và kiểm soát được hệ thống nhằm tạo được tiếng nói đối với thị trường này là điều rất được quan tâm. Rõ ràng, hình thức nhượng quyền thương mại sẽ là một sự lựa chọn cho cả nhà nhượng quyền và nhà nhận quyền và hình thức kinh doanh này sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam trong những năm tới.

 

Theo bảng phân loại (CPC) của WTO, nhượng quyền thương mại được xếp vào nhóm các dịch vụ phân phối. Theo đó, khi gia nhập WTO, Việt Nam có những cam kết chung dành cho nhóm dịch vụ này cũng như cam kết dành riêng cho dịch vụ nhượng quyền thương mại.

 

Trong cam kết chung về phạm vi sản phẩm, Việt Nam loại ra ngoài cam kết những sản phẩm “nhạy cảm” như: thuốc lá và xì gà; sách, báo, và tạp chí; vật phẩm đã ghi hình; kim loại quý và đá quý; dược phẩm (không bao gồm các sản phẩm bổ dưỡng phi dược phẩm dưới dạng viên nén, viên con nhộng hoặc bột); thuốc nổ; dầu thô và dầu đã qua chế biến; gạo, đường mía và đường củ cải. Như vậy, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không được thực hiện việc nhượng quyền thương mại cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam đối với các sản phẩm đã nêu trên.

Ngoài ra, các cam kết dành riêng cho dịch vụ nhượng quyền thương mại khá “mở” dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết không hạn chế cung cấp dịch vụ nhượng quyền thương mại qua phương thức cung cấp qua biên giới. Trong trường hợp hiện diện thương mại, công ty nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%. Kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế vốn góp 49% đã được bãi bỏ. Và kể từ ngày 1/1/2009, sẽ không còn hạn chế. Sau 03 năm kể từ ngày gia nhập, sẽ cho phép thành lập chi nhánh, với điều kiện trưởng chi nhanh phải là người thường trú tại Việt Nam.

Như vậy, vào thời điểm này, các hạn chế đối với hiện diện thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài trong dịch vụ nhượng quyền thương mại hầu như đã được gỡ bỏ. Các doanh nghiệp có thể thành lập các hiện diện thương mại với 100% vốn của mình và sẽ tiếp tục được mở chi nhánh vào năm 2010 với điều kiện trưởng chi nhánh là người thường trú tại Việt Nam.

Có thể thấy, cam kết của Việt Nam trong WTO là phù hợp với định hướng phát triển ngành phân phối, trong đó có dịch vụ nhượng quyền thương mại. Các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ tận dụng những thuận lợi này để phát triển thương hiệu cũng như công việc kinh doanh của mình. Điều này sẽ thúc đẩy đáng kể nền kinh tế nước ta nhưng cũng là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu không vào cuộc ngay từ bây giờ.

Luật sư, thạc sĩ Nguyễn Thanh Hà

Giám đốc Công ty luật S&B

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Việt Nam còn quá ít luật sư

buổi tọa đàm đã trở thành một cuộc đối thoại thẳng thắn giữa người đứng đầu Chính phủ với giới luật sư trong nước. Tính

Thương hiệu Việt tại Mỹ

Thương hiệu Việt tại Mỹ, cho dù được hình thành tự trong nước hay được gầy dựng tại nước ngoài, dù là sản phẩm truyền