Các tổ chức được giám định sở hữu trí tuệ

Các tổ chức được giám định sở hữu trí tuệ

Các tổ chức được giám định sở hữu trí tuệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số diều của Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Theo đó, có 4 tổ chức được giám định sở hữu trí tuệ.

Bốn tổ chức được giám định sở hữu trí tuệ gồm:

1- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp;

2- Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật về hợp tác xã;

3- Đơn vị sự nghiệp;

4- Các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo pháp luật về luật sư, trừ chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật TNHH 100% vốn nước ngoài, công ty luật TNHH dưới hình thức liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ phải đáp ứng 3 điều kiện

Theo quy định cũ, điều kiện để tổ chức giám định thực hiện giám định sở hữu trí tuệ gồm:

Có ít nhất hai thành viên có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ; có giấy đăng ký hoạt động khoa học công nghệ và Giấy phép đăng ký kinh doanh, hành nghề giám định theo pháp luật hiện hành; tổ chức giám định chỉ được hành nghề giám định trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động và đăng ký kinh doanh giám định.Theo quy định mới sửa đổi, bổ sung thì tổ chức giám định sở hữu trí tuệ phải đáp ứng 3 điều kiện sau đây:

1- Có ít nhất một giám định viên sở hữu trí tuệ;

2- Có trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc;

3- Có nguồn cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động giám định.

Bổ sung quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định sở hữu trí tuệ

Theo quy định mới, quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định sở hữu trí tuệ được bổ sung như sau: Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ có quyền thuê giám định viên sở hữu trí tuệ thực hiện giám định theo các vụ việc.

Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ có nghĩa vụ hoạt động theo đúng lĩnh vực giám định ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; bảo quản, lưu trữ các tài liệu, hồ sơ liên quan đến vụ việc giám định.

Ngoài ra, phải giữ bí mật các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu hoặc trưng cầu giám định và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo chinhphu.vn

» Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Mẫu tờ khai giám định

MỤC ĐÍCH GIÁM ĐỊNH  Mục đích yêu cầu giám định:  □ Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp