Các mô hình quản trị thương hiệu

Các mô hình quản trị thương hiệu

Kinh nghiệm từ thực tiễn và quá trình nghiên cứu, sau gần 20 năm làm việc trong lĩnh vực marketing chuyên nghiệp và quản trị thương hiệu môi trường quốc tế, chuyên gia thương hiệu

đã đúc kết những mô hình quản trị thương hiệu để đóng góp cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình chung đổi mới tư quy kinh doanh và tiên phong trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Quản trị Thương hiệu là một phân ngành cao cấp của marketing hiện đại. Cho đến nay các chương trình đào tạo từ bậc đại học đến sau đại học vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện, thực nghiệm cùng hệ thống lý thuyết phương pháp luận.

Quản trị Thương hiệu tích hợp đầu cuối những hệ thống quản trị chất lượng, quản trị marketing, quản trị sáng tạo thương hiệu (brand creative) và đột phá marketing (marketing innovation), quản trị hệ thống cung ứng (supply chain) và hệ thống phân phối (kể cả hậu cần), quản trị hệ thống thông tin marketing (MMIS) và hệ thống thông tin tích hợp (ERP).

Như vậy có thể thấy Quản trị Thương hiệu nhìn chung có tính phổ quát và toàn diện hơn nhiều so với nhận thức của phần lớn nhà doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vốn đa phần vẫn còn nhầm lẫn thương hiệu (brand) với nhãn hiệu (trade-mark); hoặc là sự thiên lệch của giới quảng cáo truyền thông chỉ xét dưới góc độ xây dựng hình ảnh thương hiệu bên ngoài.

Vì vậy trong bài viết này sau khi bỏ qua một chút do dự về tính chất khác biệt của vấn đề đã nêu so với thực tế Việt Nam ngoại trừ một số ít doanh nghiệp thương hiệu mạnh đúng nghĩa, tác giả mạnh dạn khẳng định rằng phần đông doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt những hệ thống quản trị thương hiệu toàn diện như là một bộ xương sống chiến lược và tổ chức doanh nghiệp mình, như mô hình so sánh sau đây giữa hai luồng tư duy chiến lược cũ và tư duy chiến lược thương hiệu đích thực thông qua một cấu trúc so sánh do Interbrand đề xướng như sau (hình minh họa của Interbrand):

Brand Strategy trong tư duy cũ là một vị trí chức năng đứng phiá sau Marketing, còn trong quan điểm mới thì Brand Strategy đứng ở vị trí cơ bản và trung tâm và chi phối tất cả các chức năng khác. Điều này đã được chức minh qua thực tế của các đại thương hiệu hàng đầu thế giới trong đó việc quản trị thương hiệu được quyền lãnh đạo các chức năng quản trị khác.

Để có được tư duy này trước tiên độc giả phải tái định nghĩa cho đúng ‘thương hiệu bao gồm cả sản phẩm’ chứ không phải ‘thương hiệu là một bộ phận của sản phẩm’.

1. Mô hình Kéo và Đẩy

Một khi đã xác định thương hiệu kà yếu tố chiến lược và yếu tố trung tâm, mô hình Kéo và Đẩy xác lập trước tiên lầy thương hiệu (sản phẩm) làm trọng tâm, Lực Kéo nằm bên trái và Lức Đẩy nằm bên phải, cả hai cùng tác động vào thương hiệu tạo ra số vòng luân chuyển cao.

Lực Kéo tạo ra do những nỗ lực marketing above-the-line (quảng bá hình ảnh) nhắm đến công chúng và người tiêu dùng, hay nói cách khác số người tiêu dùng kỳ vọng đạt được càng lớn thì lực kéo của một thương hiệu (sản phẩm) càng lớn; Lực Đẩy tạo ra do cách nỗ lực marketing below-the-line (thúc đẩy phân phối & bán hàng) nhắm đến người bán (the trade) thông qua nhiều hoạt động phát triển phân phối, bán lẻ, trưng bày và nhiều hoạt động marketing khác ngay tại điểm bán hàng từ đó tạo ra Lực Đẩy.

2. Mô hình chiến lược P3 & P4

Tương ứng với Mô hình Kéo và Đẩy là mô hình tư duy chiến lược P3 & P4, trong đó P4 mang ý nghĩa xây dựng quảng bá thương hiệu (sản phẩm) đồng thời P3 mang ý nghĩa phát triển Phân phối và thúc đẩy bán hàng. Có thể hiểu đơn giản là P3 tương xứng với Lực Đẩy và P4 tương xứng với Lực Kéo.

Tư duy chiến lược P3 & P4 ngoài vấn đề giải thích ý nghĩa sâu sắc của mô hình Kéo và Đẩy trong quản trị thương hiệu, đây còn là tư duy nâng tầm kinh tế vĩ mô, đó là sự thay đổi về tư duy kinh tế từ gia công sang chiến lược làm chủ thông qua hai nhóm giải pháp thương hiệu (sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm đầu cuối) và nhóm giải pháp phân phối đến tay người tiêu dùng và liên tục theo dõi quá trình bàn hàng và chăm sóc khách hàng.

Các Quốc Gia phát triển, mà cụ thể là những đại thương hiệu cao cấp hàng đầu khi phát triển mô hình định hướng P3 & P4 (theo cách gọi riêng của chuyên gia) thì sử dụng một mỹ từ là ‘sự phân công lao động quốc tế’ cho rằng các nước nghèo (thế giới thứ ba) chỉ nên tham gia sản xuất gia công với giá rẻ (P1&P2) còn các tập đoàn này tập trung vào những phân khúc thặng dư cao (80% trong chuỗi giá trị) và hưởng lợi.

Chính tổ chức Oxfam trong tư tưởng Fairtrade đã chỉ ra sự bất công này và kêu gọi chính các tập đoàn giàu có hãy chia sẻ bớt quyền lợi cho người nông dân ở các nước nghèo. Từ cách đây 10 năm chúng ta đã nhận rõ vấn đề này, các chuyên gia vhúng tôi cũng bên bỉ tuyên truyền, tác giả đã có những bài viết trên các báo kinh tế, trong đó một bài viết với cái tên khá ấn tượng là “Chiến lược Gia công, Nỗi đau nhược tiểu” đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

3. Mô hình N.I.P

Mô hình này đơn giản là sự kết hợp Ba mô hình thành phần, trong đó N. chính là Tháp Nhu cầu của Abraham Maslow rất nổi tiếng mà ai cũng biết; kế đến I. là mô hình tháp Thu nhập trong demographic gồm 5 nấc thu nhập tiêu biểu tính bằng A,B,C,D và E/F.

Trong mô hình N.I.P. sau khi phân tích khách hàng (và thị trường) dựa trên hai nhóm yếu tố cơ sở là Needs và Incomes chúng ta thiết lập cơ sở định vị sản phẩm (và thương hiệu) thông qua mô thức định nghĩa sản phẩm 5 bậc day trên tỷ trọng % lợi ích (hay giá trị kỳ vọng) của Lý tính và Cảm tính, từ đó thiết lập nên giải pháp thể hiện qua sản phẩm & thương hiệu. Mô thức NIP không chỉ giúp sáng tạo khả thi về một sản phẩm hay thương hiệu dơn lẻ, mà nó còn xác lập một tổ hợp đa sản phẩm nhắm vào những nấc phân khúc khác nhau của khách hàng và thị trường.

Mô hình NIP còn giúp giải quyết được phân tích ngân sách đầu tư quảng bá thương hiệu day trên tỷ lệ phân trăm giá trị cảm tính hiện hữu khác nhau theo chủng loại sản phẩm và phân khúc khách hàng theo chiều dọc.

Chẳng hạn một quy định về tài chính của chính phủ giới hạn % chi quảng cáo (% theo tổng mức doanh thu của doanh nghiệp) là không có cơ sở khoa học vì mỗi ngành nghề có đặc thù Lý tinh & Cảm tính khác nhau và tỷ lệ % quảng cáo trung bình cũng theo đó mà khác nhau. Điều này lý thuyết Kinh tế Vĩ mô khó mà giải thích được.

4. Mô hình Chiến lược 7P

Chuyên gia thương hiệu Võ Văn đã nghiên cứu đúc kết mô hình 7P Marketing trong vòng 5 năm (1999-2004) và kiểm chứng thực tế cho đến thời gian gần đây thông qua thực tế quản trị, tư vấn và đào tạo doanh nghiệp.

 Nhờ tính chất đa nấc và tính tích hợp, mô hình 7P Marketing rất hữu ích từ việc đưa ra chiến lược toàn diện, xác lập bộ máy tổ chức, phân cấp quản lý và xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Trong đó yếu tố thương hiệu được thiết lập xuyên suốt trong 3 nấc, nấc 1 là nhóm 4P định hướng thị trường, nấc 2 (P5 & P6) là nấc quản trị, và nấc 3 (P7) là tầm nhìn và triết lý doanh nghiệp hay tổ chức.

Ngoài ra, trong những chương trình đào tạo và tư vấn doanh nghiệp thời gian gần đây, chúng tôi còn xây dựng mô hình 7P theo mô thức đánh giá (marketing audit) đối với một doanh nghiệp hay môt đơn thể thương hiệu.

5. Mô hình Định vị Đa-Sản-phẩm

Một chiến lược doanh nghiệp thành công ngày nay không bao giờ day trên một sản phẩm đơn lẻ. Ngay cả một doanh nghiệp tưởng chừng như đơn ngành (vd: Công ty SJC chẳng hạn) trong thời điểm khủng hoảng thị trường vàng bối cảnh hiện nay (3-2011) cũng phải nhanh chóng mở rộng thêm lĩnh vực chế tác & kinh doanh trang sức, một ngành vốn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cấu trúc doanh số SJC nhiều năm qua.

Trong cấu trúc sản phẩm của một hãng xe hơi chẳng hạn chúng ta nhận thấy rõ một cơ cấu định vị rất đầy đủ theo cả 2 hướng, hướng dọc day theo nấc giá và hướng ngang dựa theo công dụng, sở thích cảm tính từ khách hàng,…

Từ một ‘ma trận’ tổ hợp 2 chiều này chúng ta thiết lập về nguyên lý thấy được một tổ hợp định vị đa sản phẩm rất đầy đủ, từ đó tiếp tục phân tích cạnh tranh và tiềm năng (potentiality) để chọn lọc một tổ hợp định vị đa sản phẩm cho phù hợp để hình thành cái thường gọi là kiến trúc thương hiệu (một mỹ từ) hay là một tổ hợp sản phẩm (product/brand portfolio) mang tính tối ưu và khả thi.

Trong ví dụ trên đây về thị trường xe hơi, ngay tại Việt Nam Toyota đã khai thác tốt các phân khúc khác nhau theo chiều dọc của sedan và dẫn đầu dòng MPV bởi Innova, trong khi tại Mỹ hãng Ford rất chú trọng khai thác sản phẩm SUV (xe hơi tính năng thể thao) bằng một tổ hợp 3 nấc của dòng SUV là Ford Escape < Ford Explorer và < Ford Expedition.

Mô hình định vị đa-sản-phẩm theo hai chiều cơ bản rất phổ biến trong thực tế quản trị chiến lược thương hiệu nhờ tính khái quát cao và day trên lý nhu cầu đa dạng của khách hàng khai thác nguyên lý cơ bản về định nghĩa/định vị sản phẩm trên quan điểm khách hàng. Vì thế quy vị có thể ứng dụng mô hình này trong tất cả các lĩnh vực ‘sản phẩm đầu cuối’ (end-product, consumer product).

6. Phẫu hình ảnh Thương hiệu:

Mô hình này chỉ thích hợp cho những ai thực sự quan tâm nghiên cứu & ứng dụng quản trị thương hiệu chuyên sâu. Trong thực tế mô hình này chỉ hiện diện (một cách bí mật) bên trong những thương hiệu hàng đầu, thương hiệu tập đoàn và thương hiệu cao cấp (vd: Heineken).

Đối với một thương hiệu địa danh, chúng tôi cũng đã nghiên cứu mô hình Lục Giác của Simon Anholt xây dựng biến thể lượng hoá dựa trên mô hình Phẫu hình ảnh và thiết lập Phẫu thương hiệu cho thương hiệu địa danh như trong tình huống Thương hiệu Du lịch Sài Gòn Tp Hồ Chí Minh.

Đã có một sô học giả thừa nhận phương pháp có nhiều điểm tương đồng với khái niệm Bộ Mã Gien thương hiệu. Thực tế Phẫu hình ảnh mang lại những lợi ích rất sâu sắc trong việc nghiên cứu hình ảnh, quản trị thương hiệu và sáng tạo thương hiệu. Khả năng tối thiểu đối với phương pháp Phẫu hình ảnh đó là các nhà quản trị có thể xâu chuỗi giá trị hay tính thương hiệu với những thực tế sản phẩm để hiện thực hoá lời hưá thương hiệu thông qua trải nghiệm có định hướng.

Hình ảnh minh họa sau đây là ví dụ thực tế trong việc sáng tạo thông điệp thương hiệu petro 28 sử dụng phương pháp phẫu hình ảnh.

7. Mô hình Brand Audit – Đánh giá Thương hiệu:

Brand Audit có rất nhiều phương pháp với ứng dụng khác nhau từ đánh giá quản trị marketing, đánh giá hiệu quả thương hiệu và đi sâu hơn đó là đánh giá nhận diện thương hiệu. Mô hình do chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang thiết lập hướng vào đánh giá hiệu quả thương hiệu.

Một Thương hiệu mạnh phải mang lại hiệu quả kinh doanh đích thực, trong đó gồm hai hiệu quả, hiệu quả ngắn hạn lại mang lại doanh số trong vòng một năm tài chính, và hiệu quả trung hạn là giá trị thương hiệu có thể khai thác mở rộng kinh doanh, nhượng quyền thương mại hay phát triển gắn vào sản phẩm mới. Nói ngắn gọn là (a) hiệu quả lợi nhuận (ngắn hạn) và (b) hiệu quả uy tín (trung hạn).



Mô hinh Brand Audit ở đây tác giả day theo lý thuyết cơ sở của mô hình quản trị Kéo và Đẩy thiết lập các nhóm chỉ số đo thương hiệu thông thường đã được định nghĩa bởi các công ty nghiên cưu thị trường, đó là (1) Nhóm chỉ số nhận biết đại diện cho Lực Kéo; (2) Nhóm chỉ số Phân phối đại diện cho Lực Đẩy; (3) Nhóm chỉ số Mua hàng thể hiện kết quả chung.

Trong mô hình sau đây, nhóm các chỉ số 1,2,3 là các chỉ số Nhận biết đại diện cho Lực Kéo; các chỉ số 7,8,9 là các chỉ số Phân phối đại diện Lực Đẩy như đã giải thích trên đây. Ngoài ra Phẫu hình ảnh cũng được đo (lượng hoá) thông qua một bộ các Thành tố Thương hiệu (brand attributes) làm vững chắc hình ảnh thương hiệu và tăng độ tin cậy của nhóm chỉ số lực kéo.

8. Mô hình Tư duy Marketing



Khi trở thành một nhà quản trị marketing suy nghĩ của chúng ta cần được phân định làm 2 trạng thái, trạng thái (I) một người tiêu dùng và trạng thái (II) của một người marketing, tức người quan sát.

Trong trạng thái thứ nhất bạn ứng xử và suy nghĩ một cách thật tự nhiên như mọi người, thậm chí là theo bản năng thông thường, điều này tốt trong khi bạn thâm nhập suy nghĩ của một đám đông người tiêu dùng giống như bạn (insights) để đánh giá sáng tạo hay một ý tưởng, một giải pháp marketing.

Nhưng như vậy chưa đủ trong nhiều trường hợp khác, bạn phải sẵn sàng dẹp bỏ cái tôi, suy nghĩ và hình dung phản ứng của một nhóm khách hàng không hề giống bạn, đây chínhlà thách thức đối với một người làm marketing. Sai lầm lúc này dễ xảy ra, nó không liên quan đến trình độ của bạn mà liên quan bởi góc nhìn (perspective) hay não trạng của bạn.

Trong trạng thái (II) là một người marketing, bạn còn phải biết tách biệt làm hai trạng thái tư duy nữa, (1) một là trạng thái duy lý và tư duy hệ thống và (2) là trạng thái duy cảm và tư duy sáng tạo. Theo đó chuyên gia xin tạm đúc kết một mô hình tư duy marketing như sau:

Trạng thái (1) là tư duy hệ thống, thích hợp trong những cuộc họp quản trị, lập kế hoạch, suy nghĩ theo logic truyền thống; trạng thái (2) là tư duy sáng tạo, thích hợp cho những buổi làm việc sáng tạo (creative workshop) với não trạng theo Lateral Thinking (lý thuyết của Dr Edward de Bono với phương pháp 6 chiếc mũ tư duy).

9. Mô hình Song hành Innovation:

Marketing Innovation là một hệ thống tiên tiến kết hợp từ việc nghiên cứu xu hướng với sự thấu hiểu công nghệ tạo ra những ý tưởng đột phá sản phẩm và nâng cấp thương hiệu. Nếu như creative marketing nhắm đến việc đưa ra những ý tưởng sáng tạo thiên về lợi ích cảm tính và hình ảnh thương hiệu, và điều này tưởng chừng như là tất cả sự cần thiết trong việc xây dựng thương hiệu thì ở một mức độ cao hơn marketing innovation còn giúp sáng tạo ra ‘sản phẩm mới’ tạo ra những đột phá làm ngạc nhiên đối với khách hàng và thay đổi cục diện cạnh tranh. Một ví dụ trong xu hướng của văn hoá Á Đông thức tỉnh, thức uống trà xanh đóng chai là một sự đột phá tạo ra một khuynh hướng tiêu dùng đối lập với CSD (thức uống có ga) và hướng về giá trị thiên nhiên. Quá trình nghiên cứu này dẫn đắt bởi cả 2 động lực về thị trường và công nghệ.

Mô hình Song hành trải qua 7 bước và được thực hiện bởi một project team gồm 2 thành phần chính. Thành phần Công nghệ và thành phần Marketing. Đối tượng chính của quá trình innovation được phân tách làm 2 phần được gọi là Sản phẩm và Thương hiệu trải qua 7 bước để hoàn thiện thành một thực thể thống nhất đế Tung ra thị trường.

Quy trình Song hành này kế thừa một phần của phương pháp Innovation Funnel do Unilever phát triển.

10. Mô hình Thương hiệu Chuỗi Sản phẩm:



Trong tất cả lý thuyết brand marketing của chuyên gia thì mô hình thương hiệu chuỗi sản phẩm hay còn được gọi là mô hình James Bond, luôn luôn được đề cập như là một lý thuyết cơ sở trong đó kế thừa lý thuyết ‘vòng đời sản phẩm’ nâng cấp thành một ‘chuỗi các vòng đợi sản phẩm nối tiếp nhau’ đồng thời chứng minh sự hiện hữu của khái niệm thương hiệu về mặt bản chất bằng sự hiện diện của cung đường tiếp tuyến nối kết các tiếp điểm tại cuối mỗi giai đoạn III của mỗi sản phẩm trước khi thoái trào.

Đây là sự chứng minh bằng lý thuyết sự hiện hữu và bản chất của thương hiệu, chứng minh cho các định nghĩa mới về thương hiệu như: (a) thương hiệu là một chuỗi các sản phẩm, (b) thương hiệu là đỉnh cao của sản phẩm,…

Không chỉ là mô hình lý thuyết, mô hình chuỗi là sự thật hiện hữu trong rất nhiều các thương hiệu nổi tiếng mà chúng ta đang tiếp xúc hàng ngày: James Bond, KFC, Phở 24, Tom & Jerry, kênh truyền hình AXN với các chuỗi CSI: NY, Miami,… rồi đến các chuỗi American Idols, Vietnam Idols,… tất cả đều chứng minh bản chất ‘chuỗi’ của thương hiệu.

Theo chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang

» Từ “vụ Legendee”, nói chuyện quản trị thương hiệu

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại – Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan