Các cơ quan phối hợp xử lý vi phạm quyền

Câu hỏi: Trong trường hợp xử lý một vụ việc cụ thể, các cơ quan này còn có trách nhiệm phối hợp với nhau không?

Trả lời: Khi xử lý một vụ việc cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm phối hợp như sau:

1. Cơ quan đã nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm có trách nhiệm gửi yêu cầu phối hợp xử lý vi phạm cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan để yêu cầu phối hợp xử lý vi phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: cùng hành vi vi phạm liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp nhưng thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan khác nhau hoặc cùng một hành vi vi phạm xảy ra tại nhiều địa bàn hoặc nhiều địa phương khác nhau (Điều 23.1.a Nghị định 106 /2006/NĐ-CP).

2. Sử dụng kết quả xem xét, xử lý đơn yêu cầu xử lý vi phạm của cơ quan khác:

Cơ quan xử lý vi phạm có quyền sử dụng kết quả xác định hành vi vi phạm, xác định hàng hóa vi phạm do cơ quan có thẩm quyền khác thực hiện (nếu có), để bảo đảm thống nhất về biện pháp xử lý và mức phạt đối với các hành vi vi phạm giống nhau, tương tự nhau hoặc cùng liên quan đến một đối tượng sở hữu công nghiệp của cùng chủ thể quyền (Điều 23.2.a Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

» Xử lý vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ

Nguồn thanhtra.most.gov.v

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Hàng hoá nhập lậu là gì?

Hàng hoá nhập lậu là gì? Câu hỏi: Xin hỏi luật sư là cơ sở nào để xác định hàng hoá nhập lậu theo luật