Biện pháp kiểm soát biên giới chống vi phạm nhãn hiệu

Biện pháp kiểm soát biên giới chống vi phạm nhãn hiệu

Thực hiện biện pháp kiểm soát biên giới để chống vi phạm nhãn hiệu

Ông Hanry Nguyễn, một Việt kiều đã về sinh sống và làm ăn tại Việt Nam hỏi như sau:

Trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam, ông phát hiện ra một công ty nước ngoài đang thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam mang nhãn hiệu giống với nhãn hiệu mà ông đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam và dung trong hoạt động kinh doanh của mình.

Ông đang phân vân không biết phải thực hiện các thủ tục nào để có thể chấm dứt được bên nước ngoài kia ngừng việc nhập khẩu hàng hóa vi phạm nhãn hiệu của mình cũng như bất cứ bên nào khác cũng không thể nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu xâm phạm nhãn hiệu của mình.

Về câu hỏi của Ông chúng tôi trân trọng gửi đến ông câu trả lời như sau:

Để ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hóa mang yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện bởi công ty nước ngoài cũng như của các bên thứ ba khác, ông có thể yêu cầu cơ quan hải quan thực hiện thủ tục kiểm soát biên giới, theo đó cơ quan hải quan sẽ thực hiện việc kiểm tra và xử lý các trường hợp nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu xâm phạm nhãn hiệu của ông vào thị trường Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Để có thể thực hiện biện pháp kiểm soát biên giới, ông cần phải nộp đơn yêu cầu kiểm tra/giám sát gửi cơ quan hải quan có thẩm quyền, cơ quan hải quan sau khi nhận được đơn đề nghị sẽ kiểm tra hình thức đơn để đảm bảo đơn đề nghị đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp đơn đã được chấp nhận về mặt hình thức ông cần phải nộp các khoản tiền bảo đảm theo quy định thì cơ quan hải quan có thẩm quyền sẽ có thông báo chấp nhận đơn yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan và thực hiện các biện pháp kiểm tra/giám sát hải quan.

Trong trường hợp cơ quan hải quan phát hiện hàng hóa mang dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của ông thì cơ quan hải quan sẽ dừng làm thủ tục thông quan hàng hóa và thông báo cho ông để ông có thể thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, đối với những hàng hóa đã nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, ông có quyền yêu cầu công ty nhập khẩu thu hồi và tiêu hủy hoặc loại bỏ các dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu của Ông.

Trong trường hợp công ty nhập khẩu từ chối thực hiện yêu cầu của ông thì ông có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý và xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

» Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu

» Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ

Dịch vụ xử lý vi phamk nhàn hiệu:

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Hàng giả là gì?

Hàng giả là gì? Câu hỏi: Xin luật sư cho tôi biết hàng giả là gì, thế nào được coi là hàng hóa giả mạo?