Ai sẽ tài trợ cho sự đổi mới?

Chỉ số về Đổi mới Toàn cầu 2020: Ai sẽ tài trợ cho sự đổi mới?

Chỉ số về Đổi mới Toàn cầu 2020: Ai sẽ tài trợ cho sự đổi mới?

  

 

Tháng 9 năm 2020

Bài viết bởi Catherine Jewell, Bộ phận xuất bản, WIPO.

Ấn phẩm năm 2020 về Chỉ số Đổi mới Toàn cầu (GII), ra mắt vào đầu tháng 9 tại Geneva, Thụy Sĩ, đã tiết lộ bảng xếp hạng toàn cầu mới nhất về hiệu suất đổi mới sáng tạo của các quốc gia. Với lần tái bản thứ 13, GII hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách về phương thức thúc đẩy sự đổi mới để hỗ trợ các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia. Trong bối cảnh bất ổn kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, ấn phẩm năm 2020 của GII sẽ trả lời cho câu hỏi: “Ai sẽ là người tài trợ cho sự đổi mới?”Sacha Wunsch-Vincent, chuyên gia kinh tế cao cấp tại WIPO và đồng biên tập viên GII 2020 của WIPO, sẽ thảo luận một số vấn đề chính trong báo cáo.

Xếp hạng của GII cho thấy điều gì?

Thụy Sĩ, Thụy Điển và Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng. Lần đầu tiên, Hàn Quốc (xếp thứ hạng 10) lọt vào nhóm mười quốc gia dẫn đầu về sự đổi mới. Trung Quốc (xếp thứ hạng 14), vẫn là quốc gia có thu nhập trung bình duy nhất góp mặt trong 30 nền kinh tế hàng đầu của GII, cùng với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (xếp thứ hạng 34) lần đầu tiên lọt vào top 35 trong năm nay. Tương tự, Ấn Độ (hạng 48) và Philippines (hạng 50) cũng lần đầu tiên lọt vào nhóm 50 quốc gia dẫn đầu trong công cuộc đổi mới. Sự gia tăng liên tục trong bảng xếp hạng của Philippines là điểm đáng chú ý khi quốc gia này tăng tới 50 bậc kể từ năm 2014 cho đến nay.

Trong bảy năm qua, Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ và Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong bảng xếp hạng.

Trong khi vẫn còn sự phân chia theo khu vực về hiệu suất đổi mới, thì GII 2020, với một loạt các chỉ số, đã cho thấy hiệu suất đổi mới mạnh mẽ của một số nền kinh tế mới nổi.Ví dụ, Thái Lan và Malaysia lần lượt xếp thứ nhất về kinh doanh theo mô hình R&D và xuất khẩu công nghệ cao (theo ròng); Botswana và Mozambique lần lượt đứng đầu bảng về chi tiêu cho giáo dục và đầu tư đổi mới; và Mexico nổi lên là nước xuất khẩu hàng hóa sáng tạo lớn nhất so với tổng thương mại trên toàn thế giới.

Ngoài ra, 25 nền kinh tế có những đổi mới xuất sắc hơn so với mức độ phát triển hiện tại đã được dự đoán, trong đó tám nền kinh tế đều xuất phát từ châu Phi - vùng cận Sahara. Điều thú vị là Ấn Độ, Kenya, Moldova và Việt Nam đã nằm trong nhóm “những quốc gia đạt thành tựu đổi mới” này trong mười năm liên tiếp.

GII 2020 cũng tiết lộ rằng đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ, sự đổi mới sáng tạo đang tập trung ở một số quốc gia có thu nhập cao và Trung Quốc. Yokohama (Tokyo - Nhật Bản) một lần nữa lại là nhóm có thành tích cao nhất, tiếp theo là Thâm Quyến-Hồng Kông (Quảng Châu - Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Bắc Kinh (Trung Quốc) và San Jose (San Francisco - Mỹ).

Vì sao GII năm nay tập trung vào lĩnh vực tài trợ cho sự đổi mới sáng tạo?

Khả năng đảm bảo việc tiếp cận các nguồn tài trợ bền vững là một thách thức thường xuyên đối với các nhà đổi mới trên toàn thế giới và đang trở nên đặc biệt khó khăn do hậu quả của đại dịch COVID-19 hiện nay. Tài chính luôn đóng vai trò nhất định trong mọi giai đoạn của chu kỳ đổi mới, từ khi hình thành khái niệm về sản phẩm, dịch vụ hoặc công nghệ cho đến khi được thương mại hóa và hơn thế nữa.

Trước đại dịch, các tổ chức mới, chẳng hạn như quỹ đầu tư quốc gia và các tổ chức phi lợi nhuận, đã tham gia vào lĩnh vực tài trợ để đổi mới.Và trong khi các kế hoạch công vẫn là phương thức chủ yếu để cấp vốn cho việc đổi mới sáng tạo, thì một loạt cơ chế tài trợ mới, chẳng hạn như thị trường IP, huy động vốn cộng đồng và các giải pháp fintech, đã bắt đầu xuất hiện. Do các cuộc khủng hoảng hiện tại đang kìm hãm những sự phát triển này, cũng như do nguy cơ kéo dài của cuộc khủng hoảng, chúng ta do đó cần phải xem xét lại một cách kỹ càng hơn.

Đại dịch COVID-19 có tác động gì đến sự đổi mới?

Để hiểu rõ tác động lên sự đổi mới, điều quan trọng trước tiên phải xem xét là “cuộc khủng hoảng” mang tên COVID-19. GII 2019 đã gửi một thông điệp rất lạc quan về triển vọng đổi mới toàn cầu.

Trong 1 thập kỷ qua, tăng trưởng chi tiêu cho đổi mới trung bình trên toàn thế giới tăng nhanh hơn nền kinh tế toàn cầu, vốn chưa phục hồi hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, tuy nhiên có thể thấy vốn đầu tư mạo hiểm đang ở mức cao nhất mọi thời đại và hoạt động sở hữu trí tuệ (IP) toàn cầu càng vượt trội hơn mỗi năm trôi qua.Trên hết, trong phạm vi toàn cầu, chúng ta đã thấy sự xuất hiện về quyết tâm chính trị mạnh mẽ nhằm thúc đẩy đổi mới và hỗ trợ các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia. Bối cảnh đổi mới toàn cầu đang trên đà phát triển mạnh. Nhưng ngay sau đó, thế giới đã bị lay chuyển bởi đại dịch COVID-19.

Các tài liệu kinh tế cho chúng ta biết rằng chúng ta nên mong đợi một tác động tiêu cực mạnh mẽ lên sự đổi mới do hậu quả của COVID-19 gây ra. Trong lịch sử, hậu quả từ các đại dịch đã được khắc phục bởi các giai đoạn đầu tư vào đổi mới liên tục. Giống như các cuộc suy thoái kinh tế trong quá khứ, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, các khoản chi cho mô hình kinh doanh R&D và những thay đổi khác có thể sẽ giảm vào năm 2020.

Tuy nhiên, tác động của cuộc khủng hoảng lên việc đổi mới sáng tạo sẽ phụ thuộc vào các kịch bản phục hồi cũng như các chính sách và thực tiễn kinh doanh và đổi mới được áp dụng. Các cuộc khủng hoảng trong quá khứ đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực và 1 số quốc gia khác nhau theo những cách khác nhau, cùng với một số lĩnh vực phải trải qua mức độ đổi mới cao hơn. Điều này có thể xảy ra một lần nữa trong bối cảnh hiện nay.Thật vậy, COVID đã và đang thúc đẩy sự đổi mới, đặc biệt, trong lĩnh vực y tế, nơi những khoản tiền chưa từng có đang được đầu tư vào cuộc đua phát triển vắc xin và các liệu pháp chẩn đoán và điều trị liên quan đến COVID khác.

Thực trạng tài trợ R&D của doanh nghiệp như thế nào?

GII 2020 cho thấy chi tiêu cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D) tập trung nhiều trong số vài nghìn công ty hoạt động theo mô hình R&D trên toàn cầu - 2.500 công ty cho R&D hàng đầu chịu trách nhiệm cho hơn 90% R&D được các doanh nghiệp toàn cầu tài trợ. Đối với hầu hết các công ty này, đổi mới là trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của họ.

Những ngành nào có khả năng “chống chọi” tốt hơn trong cuộc khủng hoảng?

Được thúc đẩy bởi quá trình số hóa đang diễn ra, lĩnh vực CNTT-TT (công nghệ thông tin và truyền thông) và phần mềm có khả năng đạt được mức tăng trưởng doanh thu và R&D linh hoạt. Trong cuộc chạy đua về các phương pháp điều trị hiệu quả cho COVID, các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học cũng có khả năng đạt được hiệu suất mạnh mẽ trong bối cảnh hiện tại. Điều này cũng được áp  dụng đối với lĩnh vực năng lượng thay thế.

Nhiều người lạc quan và  kỳ vọng rằng lĩnh vực chuyên sâu về R&D này sẽ giúp hạn chế được sự suy thoái với tốc độ nhanh chóng về R&D trong trung và dài hạn.Trong khi các công ty, đáng chú ý nhất là những công ty kinh doanh hàng gia dụng (bán lẻ và bán buôn), du lịch và giải trí (bao gồm cả nhà hàng) và các chuyên gia trong lĩnh vực sáng tạo (bao gồm cả các địa điểm ca nhạc và các nghệ sĩ), bị ảnh hưởng nặng nề nhất do phải phong tỏa nền kinh tế vì COVID-19, họ lại thường không nằm trong số những đối tượng chủ yếu khi nhắc đến chi tiêu cho sự đổi mới.

Những tác động dự kiến đến nền tài chính đổi mới là gì?

Trái lại với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, điều đáng mừng là tình hình hiện tại không phải do khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính hay ngân hàng gây ra. Tuy nhiên tin xấu là các chỉ số về đầu tư mạo hiểm, đặc biệt là ở các công ty khởi nghiệp, cho thấy nguồn tiền để tài trợ cho các dự án về đổi mới sáng tạo đang dần cạn kiệt.

Bằng chứng sơ bộ cho thấy mức độ lo ngại rủi ro ngày càng tăng đang hạn chế khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp trẻ. Thật vậy, vốn đầu tư mạo hiểm và các nguồn tài chính đổi mới khác có khả năng cung cấp ngắn hạn hơn, đặc biệt là đối với các công ty có tầm nhìn nghiên cứu dài hơi. Sự suy giảm như vậy có nguy cơ tác động tiêu cực đến sự phát triển trong tương lai đối với những đổi mới mang tính đột phá lớn.

Đồng thời, các nền kinh tế mới nổi có thu nhập cao và tăng trưởng nhanh, như Hoa Kỳ và Trung Quốc, vốn là những “thỏi nam châm” cho việc đầu tư mạo hiểm, có khả năng phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên nhu cầu đổi mới vẫn đang mạnh mẽ và nhiều công ty mong muốn cung cấp vốn để tìm kiếm lợi nhuận. Ví dụ, một nửa các hợp đồng đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc đã được ký kết vào đầu năm nay do đại dịch, nhưng đến nay đã hồi phục mạnh mẽ, tạo ra sự đổi mới trong giáo dục trực tuyến, dữ liệu lớn, phần mềm và người máy.

Các nhà hoạch định chính sách đang làm những gì để giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng hiện nay đối với sự đổi mới?

Hầu hết các chính phủ ở các nền kinh tế có thu nhập cao và trung bình đang thiết lập các gói cứu trợ khẩn cấp để giảm bớt tác động của việc phong tỏa và suy thoái kinh tế đang bùng phát, nhằm ngăn chặn tác hại từ ngắn hạn đến trung hạn cho nền kinh tế quốc gia của họ. Cho đến nay, ước tính khoảng 9 nghìn tỷ USD đã được phân bổ cho mục đích này.

Tuy nhiên, nhìn chung, các biện pháp này vẫn chưa được định hướng rõ ràng cho việc cấp vốn cho đổi mới và khởi nghiệp. Nhiều công ty khởi nghiệp không đủ điều kiện đáp ứng các chương trình có sẵn hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn nếu có. Song, tại một số quốc gia, chủ yếu là châu Âu, đang thành lập các quỹ đặc biệt để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp.Ví dụ, Pháp đã dành 80 triệu EUR để thu hẹp khoảng cách tài chính đổi mới mà các công ty khởi nghiệp phải đối mặt. Tương tự, ở Thụy Sĩ, khoản vay 154 triệu CH đã được cung cấp cho các công ty khởi nghiệp đang đối mặt với các vấn đề về dòng tiền liên quan đến đại dịch.

Trong dài hạn, chính phủ của các quốc gia nên tập trung vào điều gì?

Sau khi các “kịch bản” tồi tệ nhất của việc phong tỏa do đại dịch đã được ngăn chặn, điều cốt yếu nhất mà chính phủ các nước phải áp dụng là các chiến lược đổi mới hướng tới tương lai - ngay cả khi đối mặt với nợ công cao hơn. Không đảo ngược được sự sụt giảm trong nguồn tài trợ cho việc đổi mới sẽ làm giảm cơ hội tăng trưởng dài hạn.

Để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, chính phủ các nước đã thực hiện các chính sách hỗ trợ tăng trưởng như vậy, bao gồm các biện pháp kích thích đổi mới và tài trợ cho đổi mới, và đã nỗ lực hết sức để làm điều đó. Một số quốc gia đang chuyển trọng tâm từ ngăn chặn sang phục hồi. Ví dụ, Hoa Kỳ và Trung Quốc đang xem xét đầu tư thêm một lượng lớn ngân sách kích cầu để xây dựng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sự đổi mới.

Các biện pháp chính sách kích thích đầu tư, khai thông các nguồn tăng trưởng trong tương lai và khuyến khích theo đuổi các mục tiêu dài hạn sẽ là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong tương lai. Và vì tác động do sự sụp đổ kinh tế gây ra bởi đại dịch không đồng đều giữa các ngành và giữa quốc gia, việc hoạch định chính sách dựa có cơ sở sẽ càng trở nên quan trọng hơn để có thể hiểu rõ hơn về những tác động này.

 Nguồn: https://www.wipo.int/wipo_magazine/en/2020/03/

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Thương hiệu Việt tại Mỹ

Thương hiệu Việt tại Mỹ, cho dù được hình thành tự trong nước hay được gầy dựng tại nước ngoài, dù là sản phẩm truyền

Đăng ký thương hiệu cho spa

Trong quá trình tư vấn luật sở hữu trí tuệ, SBLAW nhận được nhiều yêu cầu của khách hàng về việc bảo hộ nhãn hiệu