Hành vi làm giả xuất xứ Made in Vietnam bị xử lý thế nào?

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 934 lượt xem Đăng ngày 27/10/2021

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã trả lời kênh truyền hình ANTV về hành vi làm giả xuất xử Made in Vietnam.

Mời các bạn xem nội dung bài phỏng vấn:

 1. Hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam đã có quy định điều chỉnh việc hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam hay chưa? 

Trả lời: Hiện Việt Nam chưa có quy định về tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên người tiêu dùng trong nước không có căn cứ để phân biệt thế nào là hàng “Made in Viet Nam” và họ đang sử dụng hàng “Made in Viet Nam” trên cơ sở tự nhận biết hoặc tin tưởng vào những nhãn hàng không được kiểm chứng.

Về cách ghi nhãn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. Nghị định dẫn trên quy định về cách ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu nhưng chưa quy định tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam.


2. Để cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam hiện nay đang được thực hiện theo quy định nào?

Trả lời: Hàng hóa xuất khẩu cần thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03/04/2018 về xuất xứ hàng hóa.

Từ 5/10/2015, doanh nghiệp có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) mẫu D khi xuất khẩu sang Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan theo quy định tại Thông tư 28/2015/TT-BCT về thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 27/2017/TT-BCT).


3. Các chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm được thực hiện theo quy định nào?

Trả lời: Các quy định về chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm được đề cập tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và các Thông tư liên quan. 

Theo quy định tại các văn bản nêu trên, một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm nếu sản phẩm đó có nguồn gốc địa lý, danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của vùng lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó.

Đây là quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với một sản phẩm cụ thể từ một vùng lãnh thổ xác định, không quy định ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nói chung.


4. Hành vi gian lận thương mại thông qua việc tùy ý gắn nhãn mác “made in Viet Nam” cho các hàng hóa không có xuất xứ Việt Nam chính hãng để bán ra thị trường thì có thể sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời: Hành vi gian lận thương mại thông qua việc tùy ý gắn nhãn mác “made in Viet Nam” cho các hàng hóa không có xuất xứ Việt Nam chính hãng để bán ra thị trường thì có thể sẽ bị xử lý về hành vi buôn bán hàng giả.

Theo quy định tại khoản 8, Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ cho thấy, các loại hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa hoặc hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đều có thể xếp vào diện “hàng giả” và hành vi buôn bán các loại hàng hóa này đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.


5. Phải chăng hiện nay các tổ chức, cá nhân đang lợi dụng kẽ hở của pháp luật để gắn mác giả mạo, xuất xứ hàng hóa đối với sản phẩm ghi nhãn “made in Việt Nam”?

Trả lời: Việc gian lận ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam không những gây hậu quả trực tiếp đến sản phẩm cụ thể, ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn có tác động không nhỏ đến ngành hàng trong nước, làm giảm uy tín và tính cạnh tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam.

Do đó, thiết nghĩ, cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý với mục tiêu phòng chống gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng. Việc hoàn thiện thể chế pháp lý về ghi nhãn sản xuất “Made in Vietnam” cũng là một nhu cầu cấp bách trong thời gian tới đây.

6. Đối với toàn bộ sản phẩm nhập từ nước ngoài về nhưng lại ghi toàn bộ nội dung là tiếng việt, nhưng không ghi xuất xứ ở đâu. Vậy với những mặt hàng như này có đủ căn cứ pháp lý để xử lý và nếu xử lý thì được áp dụng theo quy định nào?

Trả lời:

1. Quy định về ghi nhãn hàng hóa

Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hiệu hàng hóa đã nêu rõ: “Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

c) Xuất xứ hàng hóa;

d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan”.

Như vậy, xuất xứ hàng hóa là một nội dung bắt buộc phải có trên nhãn hàng hóa.

 Về ghi nhãn phụ và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP đã hướng dẫn như sau:

– Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc  (khoản 4 Điều 10).

– Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa (khoản 4 Điều 8)

– Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc (khoản 3 Điều 7).

2. Về xử phạt vi phạm đối với trường hợp ghi thiếu thông tin trên nhãn hàng hóa

Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã quy định cụ thể về xử phạt đối với vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa như sau: Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức xử phạt còn tùy thuộc vào giá trị của hàng hóa.

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Tìm luật sư giải quyết tranh chấp nhãn hiệu
    31 lượt xem 11/05/2025

    Nếu nhà đầu tư và chủ sở hữu nhãn hiệu muốn tìm luật sư giải quyết tranh chấp nhãn hiệu tại Việt Nam và quốc tế, vui lòng liên hệ với các luật sư của SBLAW.  Với gần 20 năm kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ hàng ngàn khách hàng trong và ngoài nước,...

    Chùm ảnh: Luật sư SBLAW tham gia giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ tại tòa án.
    47 lượt xem 08/05/2025

    Các luật sư SBLAW với khả năng am hiểu và có thực tiễn về giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, đã được các bên lựa chọn làm nguyên đơn và bị đơn trong các phiên tòa dân sự và kinh doanh thương mại. Các luật sư chúng tôi cũng là luật sư trong...

    Chùm ảnh: Luật sư SBLAW tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ tại trọng tài VIAC
    54 lượt xem 08/05/2025

    Ngoài việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ tại tòa án, các luật sư SBLAW còn được khách hàng lựa chọn làm luật sư trong các phiên họp giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Luật sư Nguyễn Thanh Hà và luật...

    Luật sư SBLAW giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ tại trọng tài quốc tế
    140 lượt xem 04/05/2025

    Trong giời gian gần đây, SBLAW đã được các bên trong vụ tranh chấp sở hữu trí tuệ chọn làm luật sư và người đại diện theo ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp tại các cơ quan trọng tài. Bằng kinh nghiệm của mình, các luật sư SBLAW đã tham gia tích cực...

    Luật sư SBLAW tham dự giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ tại tòa án
    65 lượt xem 04/05/2025

    Các luật su của SBLAW được các khách hàng tín nhiệm cử làm luật sư của nguyên đơn và bị đơn tham gia các phiên tòa dân sự, kinh tế và thương mại để giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ mà các luật...

    SBLAW tư vấn xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ: Tranh Chấp Bản Quyền Phần Mềm – Yếu Tố Chứng Minh Quyền Sở Hữu và Hành Vi Vi Phạm
    70 lượt xem 02/05/2025

    (Baohothuonghieu.com) Bối Cảnh vụ việc (Tên của các bên liên quan đến vụ việc đã được SBLAW lược bỏ do đã ký thỏa thuận bảo mật): Một doanh nghiệp (sau đây gọi là “Bên Bị”) nhận được thông báo từ phía luật sư đại diện cho một công ty phần mềm (sau đây gọi là...

    Quy trình thủ tục xử lý vi phạm nhãn hiệu
    850 lượt xem 01/05/2025

    Thực trạng vi phạm nhãn hiệu tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Theo quy định của pháp luật, có những hình thức xử lý gì với các hành vi vi phạm nhãn hiệu? Quy trình xử lý được thực hiện như thế nào? Dưới đây Công ty luật SBLAW trình bày các phương...

    Tòa án: ‘Nhựa Bình Minh và Bình Minh Việt không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng’
    165 lượt xem 25/04/2025

    SBLAW xin trân trọng trích dẫn lại bài viết trên báo Tuổi Trẻ Online của tác giả Tuyết Mai về chủ đề Tòa án: ‘Nhựa Bình Minh và Bình Minh Việt không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng’. Kính mời Quý độc giả theo dõi nội dung bài viết dưới đây: Ngày 25-4, TAND...

    Sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả sẽ chịu chế tài gì?
    388 lượt xem 19/04/2025

    Bộ Công an vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả quy mô lớn trên địa bàn Hà Nội, luật sư Nguyễn Thị Ngọc Hà, Giám đốc khối tư vấn luật SBLAW đã dành cho bản tin Vnews – Thông tấn xã bài trả lời phỏng vấn xoay quay...

    Đã đến lúc sửa đổi Luật để gắn trách nhiệm của các Kols trong hoạt động quảng cáo.
    345 lượt xem 19/04/2025

    Một câu chuyện nóng trong những ngày gần đây đó là việc nhiều nghệ sỹ, người có tầm ảnh hưởng quảng cáo cho những sản phẩm kém chất lượng. Bản thân họ đã miệt mài và nghiêm túc trong nhiều năm để gây dựng tên tuổi để nổi tiếng, nhưng khi đã có tên tuổi...

    Xử phạt Tập đoàn Thắng Phát do sản xuất, đóng gói hàng hóa vi phạm nhãn hiệu sơn Maxten
    119 lượt xem 02/12/2024

    [Baohothuonghieu.com] Công ty TNHH Tập đoàn Thắng Phát được xác định đã thực hiện hành vi vi phạm về sản xuất, đóng gói hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu sơn Maxten. Ngày 29/11, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, trên cơ sở đề xuất của Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc...

    Giải pháp nào cho tình trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số
    204 lượt xem 08/11/2024

    Sáng tạo nội dung số là mảnh đất mới đầy tiềm năng dành cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất nội dung, các tổ chức, cá nhân và các nhãn hàng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sân chơi này cũng đặt ra bài toán về bảo vệ bản quyền đối với sản phẩm nội...

    Bắc Ninh: Thu giữ trên 200.000 lon bò húc có dấu hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu Redbull
    227 lượt xem 05/12/2023

    [Baohothuonghieu.com] Lực lượng Quản lý thị trường vừa kiểm tra, thu giữ trên 200.000 sản phẩm lon bò húc có dấu hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu Redbull, chuẩn bị đưa đi tiêu thụ. Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, triển khai biên bản hợp tác giữa Tập đoàn TCP Thái Lan –...

    Tổng hợp 26 vụ tranh chấp về nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ
    432 lượt xem 08/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Tranh chấp về nhãn hiệu là một vấn đề phổ biến trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay. Khi hai hoặc nhiều bên cùng sử dụng hoặc đăng ký một nhãn hiệu tương tự, dẫn đến xung đột về quyền lợi, tranh chấp...

    Điểm mới về các tội phạm sở hữu trí tuệ trong Bộ luật hình sự 2015
    87 lượt xem 06/03/2023

    [Baohothuonghieu.com] – 3 Điểm mới về tội phạm sở hữu trí tuệ trong Bộ luật hình sự 2015 Thứ nhất: Bộ luật hình sự 2015 đã bỏ Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong Bộ luật hình sự 1999 thì tội danh này nằm trong...

    Hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái sẽ bị xử lý như thế nào?
    700 lượt xem 22/08/2022

    Câu hỏi:Thưa Quý Công ty, tôi có thắc mắc về việc “Buôn bán hàng giả, hàng nhái kém chất lượng như bánh trung thu sẽ bị xử phạt như nào?”.  Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến...

    0904.340.664