Bảo vệ bản quyền phầm mềm kiểu “vừa đánh, vừa đàm”

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 299 lượt xem Đăng ngày 18/10/2021

Hệ thống luật pháp Việt Nam để bảo vệ sở hữu trí tuệ đã “tương đối đầy đủ”, các cơ quan thực thi vẫn phải “lựa lời” tuyên truyền khuyến cáo mỗi khi thanh, kiểm tra.

Liên tục từ những tháng giữa năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã có những văn bản luật pháp nhằm siết chặt việc bảo vệ bản quyền phần mềm máy tính (BQPM).

Gần đây nhất là việc ban hành Nghị định 47/NĐ-CP có hiệu lực từ 30/7 thay cho Nghị định 56/NĐ-CP trước đây.

Trong văn bản mới này, ngoài việc xác định hành vi, các mức phạt cũng được tính theo giá trị phần mềm bị vi phạm với mức xử lý lên tới 500 triệu đồng thay vì 15-20 triệu đồng như trước đây. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự cũng đã sửa đổi, bổ sung nhiều điều khoản khiến việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chuyển biến tích cực nhiều… 





Thanh-tra-BQPM.jpg

Khác với trước đây, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được việc dùng phần mềm không bản quyền là sai và ký ngay biên bản thanh tra. (Ảnh: H.P.)

Đánh giá sau 1 năm thực hiện Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác và điều phối trong bảo hộ tác quyền phần mềm ở Việt Nam, ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ VH-DL-TT, đơn vị được giao nhiệm vụ thực thi các luật bảo vệ quyền tác giả và sở hữu trí tuệ, cho rằng, Việt Nam đã có những tiến bộ về nhận thức trong lĩnh vực này.

“Cách đây 2 năm, giải thích vấn đề này người ta khó chịu lắm và thường không nhận. Nhưng hiện nay thì khác hẳn, các doanh nghiệp hầu hết đều nhận ngay là sai và hứa sẽ nhanh chóng đàm phán với chủ sở hữu để mua bản quyền phần mềm”, ông Vũ Xuân Thành cho biết.

Trong các cuộc thanh tra BQPM tiến hành trên cả nước trong năm 2009, hầu hết các đơn vị vi phạm đều ký ngay biên bản của đoàn thanh tra. Nhiều doanh nghiệp sau đó đã trình cả kế hoạch trang bị phần mềm của mình dù chưa kịp… thực thi.

Ông Thành khẳng định việc nâng cao nhận thức từ phía các doanh nghiệp được đánh giá là “cái được lớn nhất” trong cuộc chiến chống vi phạm BQPM thời gian qua. Điều đó dẫn tới việc tỷ lệ vi phạm tại Việt Nam giảm xuống còn 84% và thoát khỏi danh sách 12 nước có tỷ lệ vi phạm BQPM cao nhất.

“Điều đáng chú ý là 84% của Việt Nam không nguy hiểm như 80% hay 70% của một số quốc gia phát triển khác. Lý do vì số máy tính ở Việt Nam hiện nay vẫn còn ít, giá trị thực của các phần mềm bị vi phạm không lớn”, ông Thành nói.

Một bước tiến nữa là nhận thức tự bảo vệ sản phẩm của mình từ chính những doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. Có mặt 1 năm tại Việt Nam, Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) đã có thêm nhiều thành viên nội địa, tiến hành nhiều hoạt động hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật cùng các hiệp hội ngành nghề khác để xúc tiến các biện pháp khuyến cáo. Các thành viên của BSA phối hợp với tập huấn các thanh tra viên Sở VH-DL-TT về điều tra vi phạm BQPM.

“Sau 1 năm gia nhập BSA, chúng tôi đã tham gia 2 khóa tập huấn các thanh tra viên Sở VH-DL-TT ở 2 miền Nam – Bắc. Nội dung chủ yếu là chống vi phạm BQPM và nhận biết các sản phẩm phần mềm thật – giả”, ông Hà Thân – Tổng giám đốc Công ty Lạc Việt – doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đầu tiên gia nhập BSA, nói.

Chia sẻ quan điểm này, ông Đào Anh Tuấn, Trưởng đại diện Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) tại Việt Nam, cũng khẳng định “những nỗ lực của Việt Nam rất tích cực”. Điều đó thể hiện bằng hoạt động hoàn thiện khung pháp lý và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế và tăng cường hiệu quả thực thi.

“Điển hình phải kể đến các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh công tác bảo vệ bản quyền phần mềm và bản quyền âm nhạc, Pháp lệnh sửa đổi về xử lý vi phạm hành chính (nâng mức phạt vi phạm quyền sở hữu trí tuệ lên 500 triệu đồng) và Luật hình sự sửa đổi (sửa đổi và bổ sung các điều khoản về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm quyền tác giả và các quyền liên quan và các tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp)”, ông Tuấn nói.

Theo nghiên cứu của BSA năm 2008, với tỷ lệ vi phạm BQPM hiện nay, Việt Nam tổn thất khoảng 257 triệu USD về công ăn việc làm trong ngành CNTT.

… nhưng vẫn chưa đủ

Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ BQPM cũng khẳng định vẫn còn một bộ phận “nhận thức được, nhưng chưa thật thông”, và đây là những cản lực đáng kể. Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều thứ như thói quen, cũng có thể là do kinh tế Việt Nam còn kém phát triển. Thậm chí một bộ phận dư luận xã hội cũng vẫn cho rằng kinh tế còn khó khăn, việc thanh, kiểm tra cũng là có “mức độ thôi”.





Rhodale.jpg

Công ty Rhodale – đơn vị đầu tiên bị kiểm tra và xử lý theo Nghị định 47. (Ảnh. H.P).

Tuy nhiên, những điều đó đặt Chính phủ và các cơ quan nhà nước vào áp lực về việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết và hoạt động mạnh mẽ trong thời gian qua. Công ước Berns đã ký rồi, Việt Nam cũng đã là thành viên của WTO rồi, hệ thống luật pháp hiện nay cũng đã tương đối hoàn thiện với Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định chiến lược và cả Nghị định 47 mới ban hành…

“Với những văn bản pháp luật và nỗ lực đó, cơ quan thực thi bắt buộc phải tuân thủ và làm công việc bảo vệ pháp luật”, ông Thành nói.

 Đại diện BSA cũng chia sẻ: “Thứ nhất, tại sao chúng ta không đặt câu hỏi đắt rẻ này với các hàng hóa thông thường khác? Tại sao chúng ta không nói với các nhà sản xuất ra các hàng hóa thông thường khác đó rằng nếu anh bán đắt, không phù hợp với thực tế thu nhập của nước tôi thì tôi sẽ không mua và/hoặc không sử dụng sản phẩm của anh? Thứ hai, chúng ta cùng thử quan sát mà xem: Không một quốc gia phát triển nào có tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cao, hay nói cách khác, không quốc gia nào có tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nằm trong số các quốc gia phát triển”.

Như vậy, có thể kết luận “càng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh hơn thì quốc gia càng thụt lùi” được không? Hay chúng ta sẽ đồng ý với nhau rằng “tương đương với một tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thấp hơn là một mức phát triển cao hơn”?

Vừa kiểm tra, vừa khuyến cáo

Mặt khác, Nghị định 47 mới ban hành cũng chưa triển khai một cách mạnh mẽ, đầy đủ được vì thiếu cơ quan định giá phần mềm thuộc Cục Bản quyền. Nghị định 47 mới ra cũng phải triển khai thử nghiệm khoảng 1 năm, sau đó mới tổng kết để rút kinh nghiệm các mặt mạnh yếu, đánh giá khó khăn để có được đề xuất.





Mô tả ảnh.

Chánh Thanh tra Bộ VH-DL-TT: “Dù khó khăn, chúng ta vẫn phải tuân thủ pháp luật. Chúng tôi có thể không phạt, nhưng việc mua phần mềm thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện”. (Ảnh: H.P.)

Ông Thành cho biết khi triển khai hạn chế chờ hướng dẫn, gặp trường hợp “thuận” thì rất dễ. Tức là tạm tính các phần mềm vi phạm đó thành tiền, nếu doanh nghiệp thấy số tiền đó hợp lý, không khúc mắc gì và thừa nhận thì ký vào biên bản vi phạm.

“Còn nếu gặp trường hợp khó thì lại phải đợi cơ quan thẩm định giá. Chứ chúng tôi làm thanh tra, không thể tự “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, kiểm tra xong rồi tự định giá, tự ra biên bản phạt được. Cái khó là ở chỗ đó”, Chánh Thanh tra Bộ VH-DL-TT chia sẻ.

 Vì thế, cơ quan này vẫn ra văn bản yêu cầu doanh nghiệp phải liên hệ để mua phần mềm, sau đó báo cáo. Sau khi thanh, kiểm tra, nhiều doanh nghiệp đã trang bị phần mềm có bản quyền và gửi văn bản hợp đồng để báo cáo Thanh tra Bộ.

“Dù khó khăn nhưng chúng ta vẫn phải tuân thủ pháp luật. Chúng tôi có thể không hoặc chưa phạt, nhưng việc mua phần mềm là các doanh nghiệp phải thực hiện”, ông Thành nói.

Hải Phương Ghi rõ nguồn “VietNamNet”

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Kẹo Kera và đường dây sản xuất sữa giả – bàn về lỗ hổng trong hệ thống quản lý thực phẩm hiện nay
    79 lượt xem 06/05/2025

    Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có bài trả lời phỏng vấn với phóng viên về vấn đề lỗ hổng trong hệ thống pháp lý, quản lý thực phẩm chức năng hiện nay tại Việt Nam.  Sau đây là nội dung bài phỏng vấn:  Theo ông, các đối tượng sản xuất, kinh...

    Luật sư SBLAW tham gia bảo hộ thân chủ tại phiên tòa hình sự liên quan tới sở hữu trí tuệ
    92 lượt xem 04/05/2025

    Với tư cách là các luật sư về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, SBLAW đã của cử luật sư tới bảo vệ thân chủ trong các vụ án hình sự liên quan đến sở hữu trí tuệ.  Hiện nay, trong Bộ luật hình sự Việt Nam có tội phạm về sở hữu trí tuệ...

    Thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
    115 lượt xem 01/05/2025

    Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Đây là 1 trong những câu hỏi mà quý khách hàng đã gửi nhiều nhất tới SBLAW. Hôm nay chúng tôi xin giải đáp cho quý khách hàng những câu hỏi liên quan đến vấn đề gia hạn hiệu lực văn...

    Thương hiệu là gì? Lợi ích của thương hiệu với doanh nghiệp
    447 lượt xem 01/05/2025

    [Baohothuonghieu.com] – Thương hiệu là một khái niệm không chỉ đơn thuần là logo hay tên gọi của một doanh nghiệp, mà còn là cột mốc quan trọng định hình danh tiếng, giá trị và ấn tượng của một tổ chức trên thị trường. Trong một thị trường cạnh tranh ngày nay, hiểu rõ về...

    Thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn nhiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam
    484 lượt xem 01/05/2025

    SBLAW tư vấn thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn nhiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam Trong thời gian gần đây, cựng với việc gia tăng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất quan tõm tới việc đăng ký và bảo...

    SBLAW tư vấn bảo hộ thành công Nhãn hiệu “G.O.C FARM” tại Hoa Kỳ
    285 lượt xem 29/04/2025

    Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, nơi mà thương hiệu được xem là tài sản giá trị nhất của doanh nghiệp, việc khẳng định tên tuổi trên thị trường quốc tế không còn là lựa chọn mang tính chiến lược, mà đã trở thành điều kiện sống còn để phát triển bền vững. Tại Hoa...

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại SBLAW
    76 lượt xem 27/04/2025

    [Baohothuonghieu.com] – Với gần 20 năm kinh nghiệm, SBLAW cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm và logo độc quyền cho hàng ngàn doanh nghiệp, luật sư SBLAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất, thời gian nhanh nhất và chi phí tiết kiệm nhất. Cùng tìm hiểu thông...

    Đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu?
    77 lượt xem 26/04/2025

    Đăng ký nhãn hiệu là một bước quan trọng để bảo vệ thương hiệu và tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều người còn băn khoăn về thời gian cần thiết để hoàn thành thủ tục này. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời gian...

    Tòa án: ‘Nhựa Bình Minh và Bình Minh Việt không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng’
    160 lượt xem 25/04/2025

    SBLAW xin trân trọng trích dẫn lại bài viết trên báo Tuổi Trẻ Online của tác giả Tuyết Mai về chủ đề Tòa án: ‘Nhựa Bình Minh và Bình Minh Việt không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng’. Kính mời Quý độc giả theo dõi nội dung bài viết dưới đây: Ngày 25-4, TAND...

    Luật sư SBLAW tham dự Diễn đàn Trọng tài Quốc tế SCO Trung Á 2025
    53 lượt xem 25/04/2025

    Ngày 25 tháng 4 năm 2025, đại diện Công ty Luật TNHH SBLAW – Chủ tịch Nguyễn Thanh Hà và ông Trần Trung Kiên đã tham dự Diễn đàn Trọng tài Quốc tế SCO & Trung Á 2025 tổ chức tại thành phố Urumqi, Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Sự kiện do Ủy...

    Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu (trademark)
    144 lượt xem 24/04/2025

    [Baohothuonghieu.com] Đăng ký trademark (nhãn hiệu) mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích chính của việc đăng ký nhãn hiêu (trademark): 1. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Đăng ký nhãn hiệu giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với...

    Giới thiệu dịch vụ sở hữu trí tuệ SBLAW
    337 lượt xem 24/04/2025

    Giới thiệu về SBLAW – Đối tác pháp lý tin cậy trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ Công ty Luật SBLAW trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. SBLAW là Đại diện Sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu...

    Chúc mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4
    354 lượt xem 20/04/2025

    Ngày Thương hiệu Việt Nam không chỉ là dịp để tôn vinh những thương hiệu đã và đang khẳng định dấu ấn trên thị trường trong nước và quốc tế, mà còn là lời nhắc nhở đầy ý nghĩa về vai trò của sự kiên định, đổi mới và chiến lược dài hạn trong việc...

    Chế tài nào cho hành vi buôn bán hàng giả là sữa và thuốc giả?
    198 lượt xem 19/04/2025

    SBLAW trân trọng giới thiệu phần trả lời phỏng vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW trên kênh VOV2 Đài tiếng nói Việt Nam về chủ đề chế tài cho hành vi buôn bán hàng giả là sữa và thuốc giả. Chưa hết lo lắng về chất lượng đồ ăn thức uống...

    SBLaw tham gia Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia tại Bắc Ninh 18/04/2025
    222 lượt xem 18/04/2025

    HotlineEmailTwitterYoutubeLinkedInFacebookZalo

    Tra cứu nhãn hiệu Việt Nam và quốc tế chuyên sâu
    880 lượt xem 05/04/2025

    [Baohothuonghieu.com] – Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu được cung cấp để giúp người dùng tìm kiếm thông tin liên quan một cách hiệu quả. Cách thực hiện tra cứu nhãn hiệu được hướng dẫn chi tiết để người sử dụng có thể dễ dàng tiếp cận và thu thập thông tin cần thiết....

    0904.340.664