Dự án nhà sáng chế nhân tạo

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 294 lượt xem Đăng ngày 17/10/2021
Dự án nhà sáng chế nhân tạo

SBLAW giới thiệu bài viết  ngài Ryan Abbott, MD, JD, MTOM, Giáo sư Khoa Luật và Khoa học sức khỏe trường Đại học Surrey, Vương quốc Anh và Trợ lý giáo sư y khoa tại UCLA, California, Mỹ đăng trên tạp chí sở hữu trí tuệ Wipo.

 Tháng 8 năm 2019, nhóm chúng tôi (xem bên dưới) đã công bố hai bằng sáng chế quốc tế cho các sáng chế được tạo ra nhờ trí tuệ nhân tạo AI. Điều này cũng đồng nghĩa các sáng chế được tạo ra tự động nhờ trí tuệ nhân tạo AI mà không có sự tác động của con người như phương thức truyền thống, sẽ đủ điều kiện được coi là nhà sáng chế. Theo đơn đăng ký, Trí tuệ AI được liệt kê là nhà sáng chế và chủ sở hữu trí tuệ nhân tạo này là người nộp đơn cũng như là chủ sở hữu của bất kỳ sáng chế nào khác được cấp trong tương lai. Văn phòng cấp Bằng sáng chế Châu Âu (EPO) và Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Vương quốc Anh (UKIPO) đã đánh giá các sáng chế này dựa trên giá trị của chúng. Họ đều đồng ý rằng các đơn đăng ký này đã đáp ứng yêu cầu nhất định để được cấp bằng sáng chế trước khi tiến hành công bố rộng rãi. Các đơn đăng ký này cũng đã được nộp theo Hiệp ước Hợp tác Sáng chế – Hiệp ước tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đăng ký bảo hộ bằng sáng chế tại hơn 150 quốc gia – và hiện đang trong giai đoạn chờ kiểm tra tại nhiều các văn phòng sáng chế khác.

Tiến trình phát triển

Có rất nhiều người tuyên bố họ đã bảo hộ cho các sáng chế của AI từ những năm 1980, nhưng vẫn chưa có ai nêu được vai trò của AI trong các đơn đăng ký sáng chế này. Các văn phòng cấp bằng sáng chế thậm chí không đưa ra phản đối đối với những báo cáo về việc xác minh nhà sáng chế, một số những người đầu tiên nộp đơn đăng ký sáng chế do AI tạo ra còn nói rằng luật sư khuyên họ nên đăng ký tên nhà sáng chế là tên của mình.

Cho đến nay, hầu như vẫn chưa có luật điều chỉnh về vấn đề liên quan đến sáng chế do trí tuệ AI tạo ra. Phần lớn cơ quan tài phán yêu cầu các đơn đăng kí phải để nhà sáng chế là con người. Yêu cầu này được đưa ra nhằm bảo vệ và thừa nhận quyền đối với nhà sáng chế là con người. Tuy nhiên, nhà sáng chế không nhất thiết phải sở hữu sáng chế; trên thực tế, phần lớn sáng chế được sở hữu bởi các doanh nghiệp. Quyền sở hữu có thể được chuyển từ cá nhân sang công ty bằng việc ký kết một hợp đồng thỏa thuận hoặc thông qua luật pháp. Ví dụ, tại một số nơi, quyền sở hữu có thể tự động được chuyển sang cho người sử dụng lao động nếu sáng chế đó được tạo ra trong phạm vi lao động. Ngay cả khi  nhà sáng chế không sở hữu sáng chế đó, việc luật pháp yêu cầu con người được liệt kê là nhà sáng chế đã khẳng định con người nhận được quyền này như một sự đương nhiên. Tuy nhiên, pháp luật lại được viết ra mà chưa tính đến khả năng máy móc tạo ra sản phẩm trong tương lai.

Sự phát triển về luật bản quyền liên quan đến AI hiện nay        

Đã có nhiều cuộc thảo luận về các sản phẩm được tạo ra bởi AI và về luật bản quyền. Năm 1988, nước Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên cho thấy sự bảo hộ về bản quyền rõ ràng đối với AI hoặc với các sản phẩm được tạo ra bởi máy tính. Trong một số trường hợp, khi các sản phẩm có thể được bảo hộ bản quyền được tạo ra mà thứ tạo ra nó không phải con người thì “thứ tạo ra” đó được coi là tác giả.

Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ lại có cách tiếp cận ngược lại. Kể từ năm 1973, họ đã áp dụng chính sách quyền tác giả của con người, nghiêm cấm bảo vệ bản quyền các tác phẩm không phải do tác giả là con người tạo ra. Điều này khá là hấp dẫn đối với những ai muốn nhận các tác phẩm do AI tạo ra là của mình, chẳng hạn như một bài hát hoặc tác phẩm nghệ thuật, mà người đó nghĩ là có giá trị thương mại – AI khó có thể phàn nàn về việc này.

Chính sách quyền tác giả của con người đã từng được đưa ra trước công chúng trong vụ việc “Monkey Selfies”, liên quan đến một loạt hình ảnh được chụp bởi một con khỉ mào Indonesia tên là Naruto. Những người trong Hiệp hội bảo vệ động vật PETA đã thay mặt Naruto đứng ra khởi kiện, cho rằng nó – con khỉ – mới là người sở hữu bản quyền các bức ảnh. Tuy nhiên, vụ việc đã bị bác bỏ vì Quốc hội Hoa Kỳ không cho phép người ủy quyền của động vật khởi kiện theo Luật Bản quyền. Do đó, giá trị yêu cầu về quyền tác giả của con người chưa bao giờ được đưa ra xét xử trước tòa.

Tại sao cần phải bảo hộ sáng chế cho các sản phẩm do AI tạo ra?

Các sản phẩm do AI tạo ra cần được bảo hộ sáng chế bởi lẽ nó có thể khuyến khích sự đổi mới. Triển vọng về việc nắm giữ một bằng chế sẽ không trực tiếp thúc đẩy AI, nhưng nó sẽ khuyến khích những người khác phát triển, sở hữu và sử dụng trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, việc cấp bằng cho các sản phẩm do AI tạo ra cũng sẽ thúc đẩy tính sáng tạo của AI – điều sẽ góp phần mang lại những đổi mới cho xã hội.

Ngoài ra, các sáng chế cũng có thể thúc đẩy việc cung cấp thông tin và thương mại hóa các sản phẩm có giá trị cho xã hội. Sáng chế do AI tạo ra cũng tương tự như bất kỳ sáng chế nào khác. Ngược lại, nếu các sản phẩm do AI tạo ra không được bảo hộ, ngay cả khi nó có thể giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn con người thì cũng đồng nghĩa trong tương lai các doanh nghiệp không thể sử dụng AI để chế tạo nữa. Một viễn cảnh như vậy cũng có thể khuyến khích các văn phòng đăng ký sáng chế khởi xướng 1 cuộc chơi không lành mạnh bằng cách từ chối đơn đăng ký sáng chế do AI tạo ra.

Ngoài việc cung cấp sự bảo hộ cho các sáng chế được tạo ra nhờ trí tuệ nhân tạo, AI cũng nên được coi là một nhà sáng chế bởi điều này cũng sẽ bảo vệ quyền của nhà sáng chế là con người. Việc liệt kê con người là nhà sáng chế đối với các sản phẩm do AI tạo ra sẽ không phải không công bằng cho AI khi mà chính nó không quan tâm đến việc có được thừa nhận hay không, nhưng vấn đề ở đây là nó sẽ cho phép con người tự nhận sản phẩm không phải do mình làm ra là của họ – điều sẽ làm giảm giá trị con người trong việc xác định chủ sở hữu thực sự của sáng chế. Khi đó, sản phẩm của một người mà hoàn toàn phải nhờ đến AI mới có thể tạo ra sẽ được đặt tương đương với một người thực sự tạo ra sáng chế một cách hợp pháp.

Tất nhiên, AI cũng không thể sở hữu một sáng chế. Chúng ta chưa bao giờ nhắc về điều này, và tôi cũng chưa biết ai nghiêm túc đưa ra lập luận về vấn đề này. Hệ thống về trí tuệ nhân tạo thiếu cả quyền về mặt pháp lý lẫn quyền tinh thần và cả khả năng để sở hữu một tài sản. Hơn nữa cũng sẽ phát sinh những chi phí đáng kể và không có lợi ích rõ ràng khi thay đổi luật về vấn đề quyền sở hữu của AI. Tuy nhiên, không may là nhiều ý kiến phản đối Dự án nhà sáng chế nhân tạo lại chỉ tập trung vào vấn đề quyền sở hữu của AI.

Một lần nữa, liệt kê AI là nhà sáng chế không phải vấn đề về việc trao các quyền cho máy móc, nhưng nó sẽ bảo vệ quyền tinh thần của con người và tính toàn vẹn của hệ thống sáng chế. Như đã được thảo luận trước đó, có nhiều trường hợp nhà sáng chế không phải chủ sở hữu của sáng chế đó. Chúng ta cũng tin rằng chủ sở hữu của trí tuệ AI nên được sở hữu sáng chế được tạo ra bởi AI. Điều này là phù hợp với các nguyên tắc chung về quyền sở hữu tài sản cũng như các quy tắc áp dụng cho các lĩnh vực khác của luật sở hữu trí tuệ (IP) như bảo hộ bí mật thương mại.

Con người, trí tuệ AI và vấn đề xác định chủ sở hữu của sáng chế

Đã có những lập luận được đưa ra rằng đối với bất kỳ sản phẩm nào do AI tạo ra sẽ có một người được coi là đủ tiêu chuẩn để được coi là nhà sáng chế. Tuy nhiên lập luận này không thuyết phục. Khi ai đó hướng dẫn cho AI giải quyết một vấn đề bất kỳ, người đó có thể đủ điều kiện được coi là nhà sáng chế nếu anh hoặc cô ấy tạo ra vấn đề đó trong sự kiểm soát đòi hỏi tính sáng tạo nhưng vấn đề đó phải chưa rõ ràng hoặc đã được hiểu.

Tương tự, một lập trình viên hoặc nhà phát triển AI có thể đủ điều kiện là nhà sáng chế nếu người đó đã thiết kế để AI có thể giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc người đó phải khéo léo trong việc lựa chọn dữ liệu đào tạo hoặc thông tin được đưa vào .Tuy nhiên một lập trình viên có thể không phải là một nhà sáng chế nếu anh ta hoặc cô ta chỉ đóng góp vào khả năng giải quyết vấn đề chung của AI mà không nhận thức được vấn đề cụ thể mà AI đang áp dụng để giải quyết nó. Sự kết nối thậm chí còn phức tạp hơn khi nhiều lập trình viên tham gia vào sự phát triển AI trong khoảng thời gian và không gian dài.

Cuối cùng, người thừa nhận sự liên quan của thông tin do AI đưa ra cũng có thể được công nhận là nhà sáng chế, đặc biệt trong trường hợp AI đề xuất nhiều sự lựa chọn và người đó phải sử dụng kỹ năng mang tính sáng tạo để lựa chọn giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, điều này có vẻ không phù hợp khi tầm quan trọng của các thông tin do AI đưa ra là rõ ràng và các hoạt động can thiệp sâu hơn của con người là không cần thiết.

Sự cần thiết trong việc đề xuất chính sách phù hợp để đối phó với các thách thức về IP

Việc đề ra chính sách phù hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm do AI tạo ra là rất quan trọng. Ngày nay, tính sáng tạo của AI có thể là một phần tương đối quan trọng trong việc đổi mới về mặt kinh tế. Thế nhưng trong khi AI đang ngày càng phát triển theo cấp số nhân thì các nhà nghiên cứu lại ngược lại. Ngay cả trong khoảng thời gian từ ngắn cho đến trung hạn, điều này cho thấy tính sáng tạo của AI là một phần quan trọng trong nghiên cứu và phát triển. Nếu như chúng ta thiếu những nguyên tắc rõ ràng trong việc xác định các sản phẩm do AI tạo ra có được bảo hộ không, ai hay cái gì nên được coi là nhà sáng chế và ai là chủ sở hữu những sáng chế này hoặc những sáng chế có liên quan thì sẽ gây ra những rắc rối nghiêm trọng.

Trí tuệ nhân tạo đã đưa ra những thách thức mới đối với các lĩnh vực khác trong luật sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như tiêu chuẩn về “hiểu biết thông thường”, được sử dụng để đánh giá các bước trong sáng chế – một phương pháp chủ đạo để đánh giá về khả năng được cấp bằng sáng chế của một sáng chế. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm vấn đề này trong cuốn Everything Is Obvious (Ryan Abbott, 66 UCLA L. REV. 2, 23-28 (2019)). Khi trí tuệ nhân tạo tăng khả năng của những người lao động trung bình, những người này sẽ trở nên tinh vi và hiểu biết hơn. Sự thay đổi này dần sẽ tăng khả năng được cấp bằng sáng chế, tương tự như cách mà phương pháp này đã được áp dụng trong đó phương pháp nghiên cứu tiếp cận theo nhóm là phổ biến tại châu Âu.

Tại một số thời điểm nhất định trong tương lai, khi AI chuyển từ việc là nhà nghiên cứu tự động sang hoạt động sáng tạo tự động trên diện rộng, sự sáng tạo của AI thậm chí có thể “thay thế” những người có kỹ năng. Khả năng tự động hóa nghiên cứu thường xuyên của AI có khả năng tìm được nhiều thứ hơn so với kỹ năng của con người ngày nay. Điều này có thể yêu cầu cần thay đổi bài kiểm tra để tạo ra bước đột phá nhằm tập trung vào tính kinh tế hơn là những yếu tố về mặt nhận thức như cảm tính lâu dài nhưng nhu cầu giải quyết là không có, hoài nghi về tính chuyên nghiệp,v..v..Ngoài ra nó còn yêu cầu tập trung vào khả năng của AI trong việc tái tạo vấn đề trong mỗi đơn đăng ký sáng chế. Về lâu dài khi mà sự thông minh của máy móc là không giới hạn, một ngày nào đó mọi thứ có thể rõ ràng hơn đối với siêu trí tuệ nhân tạo.

Trong lĩnh vực IP cũng như các lĩnh vực luật khác, việc trí tuệ nhân tạo bước vào cuộc sống của con người sẽ tạo ra những vấn đề phức tạp. Trong cuốn sách sắp ra mắt tới đây: The Reasonable Robot: Aritificial Intelligence and the Law, tôi sẽ xem xét rộng hơn về cách mà AI thay đổi hành vi tương tự như con người, có thể gây ra thách thức về mặt pháp lý trong vấn đề điều chỉnh hành vi con người. Tôi cho rằng nguyên tắc pháp lý trung lập AI, trong đó pháp luật không phân biệt giữa con người và AI khi họ cùng tiến hành một hoạt động, sẽ giúp cải thiện con người.

Thông tin thêm: Dự án sáng chế nhân tạo bao gồm các thành viên: Robert Jehan của Williams Powell, Malte Koellner của Dennemeyer, Reuven Mouallem của Flashpoint IP, Markus Rieck của Fuchs IP, và Peggy Wu của Top Team. Nhà sáng chế nhân tạo: DABUS được phát triển bởi tiến sĩ Stephen Thaler.

Phương Anh từ SBLAW lược dịch từ bài viết sau:

https://www.wipo.int/wipo_magazine/en/2019/06/article_

 

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Khi Doanh Nghiệp “Vạ Lây” Vì Nhầm Lẫn Thương Hiệu Dược Phẩm
    33 lượt xem 09/07/2025

    Việc các công ty dược có tên gọi tương tự nhau đang gây ra hệ lụy kép: người tiêu dùng hoang mang, doanh nghiệp chân chính bị tổn hại uy tín và doanh thu. Lý giải vấn đề này trên chương trình “Chuyển động 24h” (VTV1), Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch SBLAW, đã...

    SBLAW Hỗ Trợ VITACO Đăng Ký Bảo Hộ Thành Công Kiểu Dáng Công Nghiệp Cho Nhãn Sản Phẩm Nước Mắm
    29 lượt xem 07/07/2025

    SBLAW hân hạnh là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu VITACO., hỗ trợ đăng ký và bảo vệ thành công kiểu dáng công nghiệp cho nhãn sản phẩm nước mắm.  Với số đơn 3-2023-02525, kiểu dáng này được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt...

    Cục Sở hữu trí tuệ thông báo: Cập nhật địa chỉ của tổ chức dịch vụ đại diện Sở hữu công nghiệp sau khi sáp nhập đơn vị hành chính
    66 lượt xem 03/07/2025

    Ngày 03 tháng 07 năm 2025, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Công văn số 2444/SHTT-PCSS về việc điều chỉnh và cập nhật địa chỉ mới của các tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp (SHCN) hiện đang được Cục ghi nhận. Điều này nhằm đảm bảo việc liên lạc giữa Cục...

    Xử lý nhầm lẫn tên thương mại công ty trong vụ việc Công ty Dược phẩm Trung ương 3 (TW3) dưới góc nhìn luật sư
    77 lượt xem 03/07/2025

    Gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến trường hợp Công ty Dược phẩm Trung ương 3 (TW3) bị hiểu lầm và nhầm lẫn với một doanh nghiệp khác có tên gọi tương tự (công ty này có dính lô hàng tiêu huỷ). Sự trùng lặp trong tên thương mại không chỉ gây ảnh...

    Cục Sở hữu trí tuệ thông báo phương án xử lý vấn đề thay đổi địa chỉ do sắp xếp lại đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp 
    101 lượt xem 30/06/2025

    Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp thời gian qua đã khiến nhiều người nộp đơn, chủ văn bằng bảo hộ, tác giả và tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý gặp lúng túng trong việc xác định địa chỉ chính thức để sử...

    SBLAW đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu “ELCOM” – Khẳng định sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp Việt
    117 lượt xem 19/06/2025

    Hà Nội, ngày 19/6/2025  Công ty Luật TNHH SBLAW vừa chính thức bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “ELCOM” cho đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông (ELCOM). Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu sự thành công trong hoạt động bảo...

    Hội thảo “Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu” – Thúc đẩy sử dụng và tăng cường hợp tác tại Việt Nam
    89 lượt xem 12/06/2025

      Là một trong những công ty luật hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, SBLAW trân trọng giới thiệu tới Quý Hội viên một sự kiện chuyên đề quan trọng do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO) và Cục...

    Sự thành công của thương hiệu bắt nguồn từ sự đồng hành
    147 lượt xem 05/06/2025

    Hôm nay, văn phòng SBLAW Hà Nội vinh dự chào đón khách hàng đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu – một khoảnh khắc đánh dấu thành quả đáng tự hào. Đây không chỉ là kết tinh tâm huyết xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp mà còn là minh chứng cho nỗ...

    WIPO tổ chức hội thảo trực tuyến “Bảo vệ nhãn hiệu ở nước ngoài – hướng dẫn cho doanh nghiệp”
    241 lượt xem 22/05/2025

    Là một trong những công ty luật hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, SBLAW trân trọng giới thiệu tới Quý khách hàng, đối tác và cộng đồng doanh nghiệp một sự kiện chuyên đề do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tổ chức, với nội dung...

    Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?
    116 lượt xem 21/05/2025

    Trong bài viết “Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?” trên tạp chí Tuổi trẻ Online có trích dẫn ý kiến của Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB Law về vấn đề này như sau: Theo dữ...

    Thủ tục công bố hợp quy đối với vật liệu xây dựng nhập khẩu
    100 lượt xem 20/05/2025

    Tình huống: Tôi hiện đang là Giám đốc Công ty Xây dựng B sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng. Hiện nay, chúng tôi có dự định nhập khẩu vật liệu xây dựng, thiết kế nội thất là dòng gạch ốp lát cao cấp. Để đảm bảo sản phẩm đúng quy định pháp...

    Thủ tục công bố hợp chuẩn đối với vật liệu xây dựng
    116 lượt xem 20/05/2025

    Tình huống: Chúng tôi là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng A – doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối vật liệu xây dựng. Hiện tại, công ty tôi đang chuẩn bị đưa ra thị trường một dòng sản phẩm gạch ốp lát cao cấp nhập khẩu từ nước ngoài. Theo lời khuyên...

    Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức tập huấn trực tuyến về khai thác thông tin sở hữu công nghiệp
    141 lượt xem 19/05/2025

    Công ty Luật SBLAW trân trọng thông báo đến Quý bạn đọc thông tin về chương trình tập huấn trực tuyến miễn phí do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức trong tháng 5 năm 2025, nhằm cung cấp kiến thức thực tiễn và hướng dẫn thủ tục liên quan đến đăng ký, tra cứu...

    Viện Sở hữu Trí tuệ Quốc gia”: Tên Gọi Mới và Sự Hợp nhất Mang Tính Chiến lược
    729 lượt xem 14/05/2025

    Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ , một đơn vị chủ chốt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Việt Nam, sẽ chính thức bước vào một giai đoạn phát triển mới với tên gọi, cơ cấu tổ chức và sứ mệnh được điều chỉnh quan trọng. Theo thông báo từ Bộ...

    Kẹo Kera và đường dây sản xuất sữa giả – bàn về lỗ hổng trong hệ thống quản lý thực phẩm hiện nay
    220 lượt xem 06/05/2025

    Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có bài trả lời phỏng vấn với phóng viên về vấn đề lỗ hổng trong hệ thống pháp lý, quản lý thực phẩm chức năng hiện nay tại Việt Nam.  Sau đây là nội dung bài phỏng vấn:  Theo ông, các đối tượng sản xuất, kinh...

    Luật sư SBLAW tham gia bảo hộ thân chủ tại phiên tòa hình sự liên quan tới sở hữu trí tuệ
    217 lượt xem 04/05/2025

    Với tư cách là các luật sư về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, SBLAW đã của cử luật sư tới bảo vệ thân chủ trong các vụ án hình sự liên quan đến sở hữu trí tuệ.  Hiện nay, trong Bộ luật hình sự Việt Nam có tội phạm về sở hữu trí tuệ...

    0904.340.664