Quy định nhiều kẽ hở, quản lý chồng chéo

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 312 lượt xem Đăng ngày 16/10/2021

Luật Sở hữu trí tuệ sau 10 năm đi vào thực tiễn cùng với những nghị định, thông tư hướng dẫn được ban hành đã góp phần không nhỏ trong việc hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền.

Song cần phải nhìn nhận một thực tế là công tác bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Từ việc người dân không nắm rõ luật đến việc chồng chéo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa nhà quản lý khiến các đối tượng vẫn “lách luật” để vi phạm bản quyền.

“Vác” đơn kiện nhầm đường

Vài năm trở lại đây, không ít vụ khiếu nại liên quan đến quyền tác giả, nhưng số vụ được giải quyết triệt để chẳng đáng là bao, nếu không nói phần lớn đều “chìm xuồng”, bởi những lá đơn khiếu kiện được chuyển đến cơ quan không có thẩm quyền giải quyết. Rất nhiều người bức xúc vì hành trình đòi bản quyền của mình như “con kiến kiện củ khoai”, nhưng bản thân họ lại chưa nắm rõ luật và “gõ cửa” không đúng nơi có thể đòi công lý.

Đơn cử mới đây nhất là việc họa sĩ Lưu Tiến hai lần viết đơn khiếu nại lên Cục Bản quyền tác giả (BQTG) nhờ cơ quan này bảo vệ khi cho rằng chương trình “Hát cùng Siêu Chíp” trên VTV2 vi phạm bản quyền các nhân vật của mình. Khi phát hiện ra đối tác liên kết với VTV sản xuất chương trình (Cty Kim Cương) cũng có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho các nhân vật gần giống cả về tạo hình và tên gọi mà Cục BQTG đã cấp cho mình từ 6 năm trước, ông Tiến đặt vấn đề có hay không việc Cục BQTG đã cấp phép nhầm?

Tuy nhiên, trường hợp Cục BQTG cấp cho 2 đơn vị khác nhau 1 tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được xem là giống nhau là một việc bình thường, theo Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ. Theo TS-LS Phạm Duy Khương – GĐ Cty Luật Sở hữu trí tuệ SB LAW – trong trường hợp này, ông Tiến và nhiều người khác cần phân biệt Giấy đăng ký quyền tác giả khác với Giấy chứng nhận nhãn hiệu. Trong khi Giấy chứng nhận nhãn hiệu chỉ được cấp cho đối tượng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước, dựa trên quyền nộp đơn sớm nhất do Cục Sở hữu trí tuệ cấp, thì Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả (Cục BQTG cấp) chỉ có tác dụng ghi nhận ngày công bố tác phẩm và không đồng nghĩa với việc ghi nhận độc quyền sử dụng cho người được cấp. Thậm chí, bản quyền của tác phẩm tự động được bảo hộ kể từ ngày được thể hiện ra dưới một hình thức nhất định mà không cần đi nộp đơn đăng ký bản quyền tại cục.

“Điều 200 Luật Dân sự chỉ rõ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan tòa án, thanh tra, quản lý thị trường, hải quan, công an, UBND các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của tòa án. Hiện nay rất nhiều người chưa phân biệt rõ các cơ quan có chức năng giải quyết về vi phạm. Ví dụ, vi phạm về bản quyền thì do Thanh tra Bộ VHTTDL xử lý; vi phạm nhãn hiệu thì do Thanh tra KHCN xử lý. Nhiều người bị vi phạm bản quyền lại kêu lên Cục BQTG, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả – những đơn vị không có thẩm quyền xử lý vi phạm, khiến các vụ việc khiếu nại kéo dài” – luật sư Khương giải thích.

Như vậy, vụ việc tranh chấp bài thơ “Tổ quốc gọi tên” của ông Ngô Xuân Phúc ở Nghệ An và nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai khiếu nại lên Trung tâm Quyền tác giả văn học; vụ ông Bùi Minh Tuấn kiện VTV vi phạm bản quyền video “Vietnam qua góc nhìn flycam” kéo dài hoặc “chìm xuồng” đều do các bên khiếu nại chưa đúng nơi có thể giải quyết.

Quy định nhiều kẽ hở, quản lý chồng chéo

Ngoài việc người bị xâm phạm bản quyền lúng túng trong việc đề nghị cơ quan đúng thẩm quyền giải quyết, thì việc quản lý và thực thi bản quyền tại Việt Nam hiện nay đang xuất hiện sự chồng chéo trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhà quản lý, đặc biệt trước tình hình vi phạm bản quyền trên môi trường Internet có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay. Đơn cử như trong vấn đề dẹp nạn “phim lậu”, dù nhà sản xuất đã rất cố gắng, nhưng các bộ phim “sốt xình xịch” vẫn bị chiếu tràn lan trên mạng gần như đồng thời với thời gian phim ra rạp. Vì việc xử lý những vấn đề trên môi trường Internet thì thuộc thẩm quyền của Thanh tra Bộ TTTT, mà Bộ VHTTDL mới là cơ quan có khả năng thẩm định những vấn đề liên quan đến phim, nhạc. Dù đã có Thông tư liên tịch số 07/2012 quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông, nhưng việc thực thi lại chưa đến nơi đến chốn.

Ngoài ra, sự “lệch pha” về quy định thực hiện phí tác quyền âm nhạc trong Nghị định 15/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL của Bộ VHTTDL đã gây bức xúc trong dư luận thời gian qua. Vì trong khi nghị định quy định chặt chẽ về vấn đề bản quyền, yêu cầu đơn vị sản xuất phải có hợp đồng, văn bản thể hiện sự đồng ý của tác giả tác phẩm, thì thông tư hướng dẫn lại “thả cửa cho việc vi phạm bản quyền”. Trên thực tế, cấp phép biểu diễn và bản quyền tác giả là hai lĩnh vực khác nhau, do hai cơ quan khác nhau quản lý là Cục Nghệ thuật biểu diễn và Cục BQTG. Mặt khác, bản quyền là giao dịch dân sự, được quy định bằng Luật Sở hữu trí tuệ nhưng trong luật cấp phép lại không yêu cầu đơn vị tổ chức phải có hóa đơn thanh toán tiền bản quyền trong hồ sơ xin cấp phép. Đây cũng là “kẽ hở” để lách luật.

Hay đơn giản nhất là việc cần có một quy chuẩn xác định về vi phạm bản quyền, như thế nào là “đạo nhạc”, “đạo thơ”… thì hiện nay vẫn chưa có. Nên mới xảy ra chuyện có ca sĩ liên tục bị tố đạo nhạc, trong khi chẳng thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc xác minh. Khi pháp luật còn nhiều lỗ hổng, việc chống xâm phạm bản quyền phụ thuộc vào sức ép công luận và lòng tự trọng của người nghệ sĩ, thì tình trạng vi phạm tràn lan sẽ khó chấm dứt.

Theo laodong.com.vn

»

» Tràn lan vi phạm bản quyền: thói quen ngại đi kiện và thích xài chùa!

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    SBLAW tuyển dụng Chuyên viên sáng chế làm việc tại văn phòng Hà Nội.
    37 lượt xem 27/04/2025

    Do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, SBLAW tuyển dụng Chuyên viên sáng chế làm việc tại văn phòng Hà Nội. Bạn là một người hành nghề trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ (IP) chuyên nghiệp, bạn đang có một công việc ổn với việc làm chuyên viên tư vấn...

    SBLAW tuyển dụng 10 thực tập sinh sở hữu trí tuệ tại văn phòng Hà Nội
    238 lượt xem 27/04/2025

    Nhằm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, SBLAW thực hiện tuyển dụng 10 thực tập sinh sở hữu trí tuệ tại văn phòng Hà Nội. Mô tả công việc – Thực hiện tra cứu liên quan đến nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp… – Soạn thảo nội dung tư vấn,...

    SBLAW được vinh danh trong bảng xếp hạng IAM Patent 1000 năm 2024
    125 lượt xem 24/04/2025

    Công ty luật SBLAW đã được vinh danh trong bảng xếp hạng IAM Patent 1000 năm 2024 với vị trí Bronze firm tại Việt Nam – một sự ghi nhận danh giá trong lĩnh vực pháp lý về sáng chế. Đây là lần đầu tiên SBLAW có mặt trong bảng xếp hạng uy tín này,...

    Giới thiệu dịch vụ sở hữu trí tuệ SBLAW
    223 lượt xem 24/04/2025

    Giới thiệu về SBLAW – Đối tác pháp lý tin cậy trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ Công ty Luật SBLAW trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. SBLAW là Đại diện Sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu...

    SBLAW tuyển dụng 3 chuyên viên sở hữu trí tuệ tại Hà Nội
    455 lượt xem 22/04/2025

    SBLAW cần tuyển 03 chuyên viên tư vấn Sở hữu Trí tuệ tại Văn phòng Hà Nội, nội dung tuyển dụng như sau: Chức danh/Vị trí: Chuyên viên Số lượng tuyển: 03 Địa điểm làm việc: Hà Nội Mô tả việc làm: – Tư vấn pháp lý về quyền SHTT đối với sáng chế, kiểu...

    Chương trình Cảm nhận nhịp điệu Sở hữu trí tuệ
    322 lượt xem 20/04/2025

    Hòa cùng không khí sôi nổi của chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Day), tối ngày 20/4/2025, chương trình nghệ thuật “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc” đã diễn ra tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP. Hồ Chí Minh – nơi trái tim của...

    Chúc mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4
    298 lượt xem 20/04/2025

    Ngày Thương hiệu Việt Nam không chỉ là dịp để tôn vinh những thương hiệu đã và đang khẳng định dấu ấn trên thị trường trong nước và quốc tế, mà còn là lời nhắc nhở đầy ý nghĩa về vai trò của sự kiên định, đổi mới và chiến lược dài hạn trong việc...

    SBLaw tham gia Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia tại Bắc Ninh 18/04/2025
    190 lượt xem 18/04/2025

    HotlineEmailTwitterYoutubeLinkedInFacebookZalo

    Hội thảo “Pháp lý sở hữu trí tuệ: Bảo vệ quyền, phòng tránh, xử lý xâm phạm cho doanh nghiệp”
    112 lượt xem 16/04/2025

    Ngày 13/05/2025, Câu lạc bộ Giám đốc Pháp chế Doanh nghiệp đã tổ chức Hội thảo pháp lý với chủ đề “Sở hữu trí tuệ – Bảo vệ quyền, phòng tránh & xử lý xâm phạm cho doanh nghiệp”, nhằm cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp những kiến thức chuyên sâu và giải pháp...

    SBLAW tham dự chương trình “Hưởng ứng Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia chào mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 năm 2025”
    144 lượt xem 15/04/2025

    Ngày 15/04/2025, với tư cách là một trong Top 10 đại diện sở hữu công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, SBLAW vinh dự tham dự Chương trình “Hưởng ứng Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia” do Ủy ban Nhân dân và Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh tổ chức, nhân dịp kỷ niệm Ngày...

    Tọa đàm: Bảo vệ bản quyền trong môi trường số
    168 lượt xem 10/12/2024

    Ngày 6/12/2024, Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty luật SBLAW tham dự toạ đàm Bảo vệ bản quyền trông môi trường số trên sóng truyền hình VTV2. Mời quý khách theo dõi nội dung chi tiết trong video dưới đây. Luật sư Nguyễn Thanh Hà nhấn mạnh rằng việc xâm phạm...

    SBALAW đăng ký thành công giải pháp hữu cho đối tác nước ngoài
    298 lượt xem 02/09/2023

    SBLAW đăng ký thành công bằng độc quyền giải pháp hữu cho đối tác nước ngoài tại Việt Nam, ,à khách hàng quen thuộc của chúng tôi, sau nhiều lần hợp tác thành công về việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và nước ngoài, Ông Cheng-Chien HSU đã tiếp tục tin tưởng và...

    SBLAW là công ty sở hữu trí tuệ uy tín tại Việt Nam và quốc tế
    144 lượt xem 11/11/2021

    [Baohothuonghieu.com] Công ty luật SBLAW là Đại diện sở hữu trí tuệ được Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam thuộc Bộ Khoa Học Công Nghệ chứng nhận, có mạng lưới hoạt động rộng khắp Việt Nam và thế giới. SBLAW đơn vị  cung cấp dịch vụ về sở hữu trí tuệ uy tín Nhận thức...

    Cơ hội nghề nghiệp tại SBLAW cho các luật sư sở hữu trí tuệ
    426 lượt xem 17/10/2021

    SB Law mong nhận được đơn xin việc từ các luật sư mong muốn làm việc trong một một trường công việc quốc tế, đòi hỏi khắt khe về chất lượng dịch vụ nhằm đem lại cho khách hàng những giải pháp mang tính sáng tạo Từ khi thành lập đến nay, SBLAW, với các...

    Thanh toán phí dịch vụ Đăng ký bảo hộ
    397 lượt xem 17/10/2021

    Khi khách hàng tiến hành thanh toán phí dịch vụ Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và các dịch vụ khác, vui lòng thanh toán vào tài khoản sau: Tư vấn đăng ký bảo hộ: thương hiệu, nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế, bản quyền, mã vạch, tư vấn luật… Thông tin chuyển...

    Thêm nhiều kênh thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp
    373 lượt xem 17/10/2021

    Ngày 20/1, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), đã cùng các đối tác chính thức ra mắt các kênh thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn. Cụ thể, IPSARD và Tập đoàn Viễn thông Viettel đã ký hợp tác sẽ phát triển kênh thông tin...

    0904.340.664