Sở hữu trí tuệ với doanh nghiệp Start up

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 777 lượt xem Đăng ngày 15/10/2021

SBLAW giới thiệu bài viết của luật sư Nguyễn Thanh Hà về những lưu ý của doanh nghiệp khởi nghiệp với vấn đề sở hữu trí tuệ.

Sau đây là nội dung bài viết:

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp khởi nghiệp đang phát triển ngày một mạnh mẽ. Tuy nhiên, có một thực trạng chung đó là các nhóm khởi nghiệp chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư mà chưa nghĩ đến việc đăng ký quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ hoặc ngại đăng ký vì nhiều lý do.

Đôi khi điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về kiến thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp này thường không nắm được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ và vẫn còn “thờ ơ” với chúng.

Để hiểu được vai trò của việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, trước hết các doanh nghiệp phải nắm được tài sản trí tuệ là gì?

Tài sản trí tuệ có thể được hiểu là các sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật.

Theo luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) thì TSTT được hiểu là “bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý; vật liệu nhân giống, vật liệu thu hoạch”.

Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, không thể được xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận trong tương lai.

Tải sản sở hữu trí tuệ có thể gồm thành quả đầu tư như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và các chỉ dẫn thương mại như nhãn hiệu, tên thương mại.

Tài sản của một doanh nghiệp nhìn chung được chia thành hai loại: tài sản hữu hình – gồm nhà xưởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng — và tài sản vô hình — gồm từ nguồn nhân lực và bí quyết kỹ thuật đến ý tưởng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, thương hiệu, kiểu dáng và các kết quả vô hình khác được tạo ra bởi các tài năng sáng tạo và đổi mới của công ty.

Trước kia, tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty và được coi là có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường.

Trong những năm gần đây, điều này đã thay đổi cơ bản. Các doanh nghiệp đang nhận ra rằng các tài sản vô hình đang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tài sản hữu hình chiếm ¼ tổng giá trị tài sản doanh nghiệp, điều đó có nghĩa là tài sản vô hình hay giá trị thương hiệu chiếm ¾ tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Do vậy, có thể thấy tài sản trí tuệ đóng vai trò quan trọng thế nào đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ công nghiệp.

Tài sản trí tuệ nói chung và việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ nói riêng đã đem đến cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp nhiều lợi ích.

Thứ nhất, tránh xâm phạm quyền SHTT của người khác và tránh bị người khác xâm phạm quyền SHTT của mình.

Lỗi điển hình mà các doanh nghiệp khởi nghiệp hay gặp phải là chọn tên gọi (nhãn hiệu) thuộc quyền của người khác. Ví dụ khi các bạn trẻ mở 1 quán café thì một trong những việc đầu tiên họ thường làm là lựa chọn một cái tên để xưng danh gọi và giới thiệu cho người khác biết.

Nếu họ không có kiến thức về SHTT thì có thể họ sẽ chọn phải một cái tên mà đã thuộc sở hữu của người khác rồi.

Sử dụng tên gọi như vậy họ đã vô tình xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của người khác, mất thời gian, chi phí để tạo dựng uy tín cho người khác và cái họ nhận lại là không có gì và thậm chí không may thì họ còn có thể bị dính vào kiện tụng.

Đối với những doanh nghiệp khởi nghiệp liên quan đến công nghệ, nếu bạn không tìm hiểu thông tin về quyền SHTT liên quan đến sản phẩm công nghệ do mình tạo ra thì rất có thể sản phẩm hoặc giải pháp kỹ thuật hoặc hình dáng của nó không còn mới hoặc đã thuộc quyền sở hữu của người khác.

Lúc này, bạn không còn cơ hội để xác lập quyền SHTT cho sản phẩm sáng tạo của mình nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh hoặc thu hút các nhà đầu tư mà thậm chí, chủ sở hữu các đối tượng đó có thể sẽ dùng biện pháp bảo vệ quyền SHTT để chống lại bạn.

Khi đó, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc xâm phạm quyền SHTT của người khác. Ngoài ra, các chiến lược kinh doanh, công trình nghiên cứu, bản thiết kế hệ thống … cũng có thể trở thành một sản phẩm được bảo hộ SHTT theo nhánh bản quyền.

Cũng như ngược lại, về phía mình, nhà khởi nghiệp cần tìm hiểu, sử dụng công cụ pháp lý để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gắn liền với dự án. Tránh để tình trạng bị xâm phạm và mình không đủ cơ sở pháp lý để bảo vệ mình. Khi đó, chúng ta cầm chắc phần thiệt hại và gây khó khăn, nản lòng cho chính doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Thứ hai, tiết kiệm nguồn lực khi có tranh chấp:

Khi kiện tụng xảy ra, cái giá phải trả không chỉ là tiền, mà còn là sức lực, tâm trí, dù bạn ở phía nào của cuộc tranh chấp, bên nguyên đơn hay bên bị đơn.

Thế nên, hãy tránh xa những tranh chấp mà mình có thể dự liệu và kiểm soát được, khi mà chúng ta là những nhà khởi nghiệp đang luôn ở thế thiếu thốn nguồn lực cho dự án của mình, ở trạng thái này hay trạng thái khác.

Thứ ba, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm:

Mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chiến lược quản bá sản phẩm cụ thể, mà một trong những điều cần phải làm đầu tiên để lấy lòng tin của khách hàng là đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.

Đây là điều khá dễ hiểu, bởi tâm lý của khách hàng khi mua hàng đó là nhãn hiệu sản phẩm đó là gì, do doanh nghiệp nào sản xuất.

Nếu biết sản phẩm được bảo hộ thì lòng tin của khách hàng dành cho doanh nghiệp lại càng được khẳng định.

Như vậy, bằng việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng và còn giúp tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.

Thứ tư, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ để tránh nhầm lẫn:

Trên thị trường, việc nhầm lẫn giữa nhãn hiệu của doanh nghiệp này với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác là chuyện bình thường.

Vì vậy, việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là vô cùng quan trọng, giúp khách hàng phân biệt được các nhãn hiệu với nhau. Khi nhãn hiệu sản phẩm đã được đăng ký tức là đã được Cục sở hữu trí tuệ công nhận, thì trong mọi trường hợp, nếu có nhãn hiệu nào trùng hoặc gần giống sẽ bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ năm, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ giúp kích thích sự phát triển của doanh nghiệp:

Khi nhãn hiệu của doanh nghiệp được pháp luật bảo hộ, khách hàng sẽ có lòng tin vào chất lượng của sản phẩm cũng như uy tín của doanh nghiệp đó, khi đó lượng tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng cao, cung tăng thì doanh nghiệp sẽ thúc đẩy phát triển, nâng cao sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm còn là một trong những con đường giúp doanh nghiệp tăng cường lưu thông hàng hóa ở trong nước cũng như nước ngoài.

Kinh nghiệm khởi nghiệp quốc tế và cả ở Việt Nam cho thấy, nhiều tổ chức đã tiến lên vị trí dẫn đầu chỉ bằng việc đầu tư phát triển các tài sản trí tuệ và ứng dụng nó trong kinh doanh.

Theo báo cáo phân tích của Tổ chức AIAF năm 2005, tỷ lệ tài sản vô hình (chủ yếu là tài sản trí tuệ) trên tổng giá trị tài sản của một số doanh nghiệp hàng đầu chiếm từ 69 – 89%, riêng phần giá trị của nhãn hiệu từ 29,97 đến 69,64 tỉ đôla.

 

Tên hãng

 

 

Nước

 

 

Giá trị tài sản thị trường

 

(tỉ đôla)

 

 

Giá đăng ký

 

(tỉ đôla)

 

 

Giá trị của nhãn hiệu

 

(tỉ đôla)

 

 

Phần trăm tài sản hữu hình

 

 

Phần trăm tài sản vô hình

 

 

Coca Cola

 

 

Mỹ

 

 

104,8

 

 

11,8

 

 

69,64

 

 

11

 

 

89

 

 

Microsoft

 

 

Mỹ

 

 

264,9

 

 

55,8

 

 

64,09

 

 

21

 

 

79

 

 

IBM

 

 

Mỹ

 

 

138,2

 

 

22,8

 

 

51,19

 

 

16

 

 

84

 

 

General Electrics

 

 

Mỹ

 

 

277,4

 

 

63,9

 

 

41,31

 

 

23

 

 

77

 

 

Intel

 

 

Mỹ

 

 

112,3

 

 

35,3

 

 

30,86

 

 

31

 

 

69

 

 

Nokia

 

 

Phần Lan

 

 

71,1

 

 

15,4

 

 

29,97

 

 

22

 

 

78

 

Nguồn: adaptation from AIAF, 2005

Doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển kinh doanh và phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Mỗi nhà khởi nghiệp, do đó, phải nâng cao kiến ​​thức về sở hữu trí tuệ và truyền đạt sự hiểu biết của mình tới tất cả nhân viên.

Sau khi nhận thức đầy đủ giá trị sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp khởi nghiệp cần ngay lập tức quyết định để đăng ký bảo hộ, đặc biệt là các sáng chế, bí quyết, biểu trưng, ​​nhãn hiệu, biểu tượng, thiết kế nhằm mục đích thiết lập quyền sở hữu, ngăn cản người khác hoặc đối thủ đăng ký trước và cạnh tranh không lành mạnh trong tương lai.

Bằng cách này, các doanh nghiệp khởi nghiệp mới có thể phát triển bền vững và kêu gọi được vốn đầu tư từ xã hội.

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Những chuyển biến về lĩnh vực sở hữu trí tuệ khi Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân ra đời.
    85 lượt xem 14/05/2025

    Trong Nghị quyết 68 của BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam có nhấn mạnh về vấn đề sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:  “…- Rà soát, hoàn thiện và thực thi hiệu quả quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu tài sản, trong đó có quyền sở hữu trí...

    SBLAW tư vấn luật sở hữu trí tuệ cho Hiệp hội Blockchain Việt Nam
    101 lượt xem 11/05/2025

    Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có buổi làm việc và tư vấn về thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ với đại diện Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA). Tại buổi làm việc, SBLAW đã lắng nghe những định hướng của VBA trong việc xây dựng mạng Blockchain quốc...

    SBLAW tư vấn sở hữu trí tuệ cho thương hiệu Phở Thìn Bờ Hồ
    66 lượt xem 11/05/2025

    Trong thời gian qua, SBLAW là đại diện sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu thương hiệu Phở Thìn Bờ Hồ để thực hiện các thủ tục pháp lý như đăng ký, gia hạn và cảnh báo các hành vi vi phạm. Hoạt động tư vấn của SBLAW đã hỗ trợ tích cực cho...

    Thông tin về các hoạt động bảo hộ thương hiệu của SBLAW trên mạng xã hội
    63 lượt xem 11/05/2025

    Công ty luật SBLAW là hãng luật có trụ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và có mạng lưới là các đối tác pháp lý trên 100 quốc gia trên toàn thế giới. Sở hữu một đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giỏi chuyên môn, nghiệp vụ và...

    Chùm ảnh: Hoạt động tư vấn sở hữu trí tuệ cho các nhà đầu tư nước ngoài của luật sư SBLAW
    78 lượt xem 11/05/2025

    Trong quá trình hoạt động của SBLAW, chúng tôi đã hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp nước ngoài tới Việt Nam tìm hiểu quy định pháp luật kinh doanh trong đó có pháp luật sở hữu trí tuệ. Các luật sư SBLAW đã tích cực làm việc với nhà đầu tư, đảm bảo nhà đầu...

    Hãng luật sở hữu trí tuệ quốc tế Việt Nam
    81 lượt xem 11/05/2025

    SBLAW là đại diện sở hữu công nghiệp với gần 20 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ cho các khách hàng lớn nhỏ ở trong và ngoài nước. Được thành lập từ năm 2008 bởi các luật sư đầu ngành về sở hữu trí tuệ, SBLAW...

    Tìm luật sư giải quyết tranh chấp nhãn hiệu
    150 lượt xem 11/05/2025

    Nếu nhà đầu tư và chủ sở hữu nhãn hiệu muốn tìm luật sư giải quyết tranh chấp nhãn hiệu tại Việt Nam và quốc tế, vui lòng liên hệ với các luật sư của SBLAW.  Với gần 20 năm kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ hàng ngàn khách hàng trong và ngoài nước,...

    Luật sư tư vấn sở hữu trí tuệ bằng tiếng Anh
    100 lượt xem 11/05/2025

    SBLAW là công ty sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam và chúng tôi có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo trong việc cung cấp các ý kiến tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ như tư vấn về đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Tư vấn...

    Chùm ảnh: Hoạt động của luật sư SBLAW tại trọng tài quốc tế
    65 lượt xem 08/05/2025

    Các luật sư của SBLAW được các khách hàng lựa chọn làm luật sư của nguyên đơn và bị đơn tai các phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và cũng được lựa chọn làm trọng tài viên để giải quyết vụ việc. Sau đây là hình ảnh của luật sư Nguyễn Thanh...

    Chùm ảnh: Luật sư SBLAW tham gia giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ tại tòa án.
    125 lượt xem 08/05/2025

    Các luật sư SBLAW với khả năng am hiểu và có thực tiễn về giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, đã được các bên lựa chọn làm nguyên đơn và bị đơn trong các phiên tòa dân sự và kinh doanh thương mại. Các luật sư chúng tôi cũng là luật sư trong...

    Ảnh: Luật sư SBLAW tham gia giải quyết tranh chấp nhãn hiệu tại trọng tài
    131 lượt xem 08/05/2025

    Trong thời gian vừa qua, SBLAW đã được khách hàng lựa chọn là luật sư tham gia giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu tại một trung tâm trọng tài. Các luật sư SBLAW với việc am hiểu về lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng đã hỗ trợ...

    Chùm ảnh: Luật sư SBLAW tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ tại trọng tài VIAC
    108 lượt xem 08/05/2025

    Ngoài việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ tại tòa án, các luật sư SBLAW còn được khách hàng lựa chọn làm luật sư trong các phiên họp giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Luật sư Nguyễn Thanh Hà và luật...

    Chùm ảnh: SBLAW dự hội nghị sở hữu trí tuệ châu Á
    81 lượt xem 08/05/2025

    Với chiến lược cung cấp dịch vụ pháp lý xuyên quốc gia, SBLAW tích cực tham dự các sự kiện sở hữu trí tuệ quốc tế nhằm tăng cường hợp tác và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất.     HotlineEmailTwitterYoutubeLinkedInFacebookZalo

    Luật sư tư vấn về sở hữu trí tuệ
    89 lượt xem 08/05/2025

    Khi doanh nghiệp có các vướng mắt về sở hữu trí tuệ đặc biệt là việc xử lý các vi phạm nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế và bản quyền, vui lòng liên hệ với SBLAW. Chúng tôi sở hữu đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm, có văn phòng ở văn phòng Hà Nội...

    Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
    115 lượt xem 07/05/2025

    Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ANTV về những quy định trong  Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về...

    Những điểm cần lưu ý trong Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.
    129 lượt xem 07/05/2025

    Nhận lời mời của kênh truyền hình ANTV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW có phần trả lời phỏng vấn về những điểm cần lưu ý trong Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. SBLAW trân trọng giới thiệu nội dung bài trả lời phỏng vấn: 1, Thưa Luật sư,...

    0904.340.664