Những điểm cần lưu ý trong Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 142 lượt xem Đăng ngày 07/05/2025

Nhận lời mời của kênh truyền hình ANTV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW có phần trả lời phỏng vấn về những điểm cần lưu ý trong Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.

SBLAW trân trọng giới thiệu nội dung bài trả lời phỏng vấn:

1, Thưa Luật sư, ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa và tầm quan trọng của Nghị quyết 68 trong bối cảnh hiện nay đối với sự phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam?

Trả lời: Từ góc độ pháp lý và phát triển kinh tế, Nghị quyết 68-NQ/TW có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh hiện nay đối với kinh tế tư nhân Việt Nam.

Thứ nhất, về ý nghĩa, Nghị quyết này là một sự khẳng định mang tính bước ngoặt. Nó chính thức đưa kinh tế tư nhân từ vị trí “bổ sung” trở thành “một động lực quan trọng” của nền kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình. Đây là sự thay đổi tư duy căn bản, thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc đặt kinh tế tư nhân vào vị trí xứng đáng, bình đẳng hơn.

Thứ hai, về tầm quan trọng trong bối cảnh hiện nay, trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, việc có một Nghị quyết của Ban chấp hành TW bảo đảm quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, và cam kết cải thiện môi trường đầu tư tạo niềm tin rất lớn cho doanh nghiệp tư nhân yên tâm đầu tư lâu dài.

Nghị quyết đặt mục tiêu xóa bỏ rào cản, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Điều này không chỉ giúp kinh tế tư nhân phát triển mà còn tạo áp lực cạnh tranh lành mạnh, nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế. Kinh tế tư nhân là khu vực năng động, có khả năng huy động nguồn lực lớn trong dân và nhạy bén với cái mới.

Nghị quyết 68 tạo hành lang pháp lý và chính sách để phát huy tối đa tiềm năng này, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên số.

Tuy nhiên, để Nghị quyết thực sự phát huy hiệu quả, thách thức lớn nhất vẫn là cụ thể hóa bằng pháp luật và tổ chức thực thi nghiêm túc, loại bỏ những rào cản hành chính, bảo đảm sự bình đẳng thực chất trong tiếp cận các nguồn lực và cơ hội.

Nghị quyết 68 là một bước tiến lớn về mặt chủ trương, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển bứt phá của kinh tế tư nhân, nhưng con đường triển khai vẫn đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ và quyết tâm cao độ từ cả Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.

2, Theo luật sư, việc bảo đảm và bảo vệ quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản, quyền cạnh tranh bình đẳng và bảo đảm thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân có ý nghĩa thế nào trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.

Trả lời: Trước hết, việc bảo đảm và bảo vệ các quyền này có tác động trực tiếp đến niềm tin và quyết định đầu tư của giới doanh nhân. Kinh tế tư nhân vận hành dựa trên nguồn vốn và tài sản của cá nhân, tổ chức tư nhân. Chỉ khi họ cảm thấy tài sản của mình được pháp luật bảo vệ an toàn, quyền kinh doanh được tôn trọng và không bị hạn chế tùy tiện, họ mới dám mạo hiểm, đầu tư vào sản xuất kinh doanh dài hạn, mở rộng quy mô và đổi mới công nghệ. Một môi trường pháp lý ổn định, minh bạch và dễ dự đoán là yếu tố then chốt để khơi thông và huy động hiệu quả nguồn lực trong xã hội.

Thứ hai, việc bảo đảm quyền cạnh tranh bình đẳng là yếu tố không thể thiếu để kinh tế tư nhân phát triển lành mạnh. Khi doanh nghiệp tư nhân không còn phải đối mặt với những rào cản phân biệt đối xử, tiếp cận bình đẳng các nguồn lực như đất đai, vốn, thông tin, họ có thể phát huy tối đa sự năng động, sáng tạo của mình để cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường. Môi trường cạnh tranh công bằng sẽ thúc đẩy sự hiệu quả, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến để tồn tại và phát triển, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng chung của nền kinh tế.

Cuối cùng, việc bảo đảm thực thi hợp đồng và các quy định pháp luật liên quan có ý nghĩa then chốt trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Cụ thể, rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng giúp doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại, chi phí và thời gian chờ đợi, cho phép họ tập trung vào kinh doanh.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và đổi mới, tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên tài sản trí tuệ. Đồng thời, việc chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lặp, kéo dài giúp giảm đáng kể gánh nặng hành chính và chi phí không cần thiết, tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động thông suốt và hiệu quả hơn.

3, Luật sư có đánh giá thế nào về việc phải đổi mới tư duy xây dựng, thực thi pháp luật theo hướng xóa bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, “người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm”?

Trả lời: Trước hết, cần khẳng định rằng tư duy “không quản được thì cấm” là biểu hiện của một cách tiếp cận quản lý nhà nước thận trọng đến mức bảo thủ. Đây là tư duy từng xuất hiện khá phổ biến trong giai đoạn nền kinh tế – xã hội Việt Nam chuyển đổi mạnh mẽ, khi cơ quan quản lý nhà nước đứng trước những hiện tượng mới, mô hình mới mà công cụ quản lý, năng lực dự báo và khả năng thích ứng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Trong hoàn cảnh đó, lựa chọn cấm đoán thường được coi là biện pháp dễ thực hiện, ít rủi ro cho cơ quan quản lý, vì giúp tránh được trách nhiệm nếu xảy ra hậu quả.

Tuy nhiên, về lâu dài, cách tiếp cận này tạo ra nhiều hệ lụy. Một mặt, nó cản trở quyền tự do kinh doanh. Mặt khác, nó làm giảm động lực sáng tạo, đổi mới trong xã hội, bóp nghẹt những mô hình kinh doanh mới chưa kịp hình thành, từ đó làm chậm lại tiến trình phát triển kinh tế – xã hội.

Do đó, việc đổi mới tư duy xây dựng và thực thi pháp luật theo hướng tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu. Tư duy lập pháp hiện đại cần chuyển từ “quản cho chặt, cấm cho chắc” sang “quản lý rủi ro, hỗ trợ phát triển, đồng hành cùng thị trường”. Trong phân vai chức năng – nhiệm vụ, Nhà nước cần quản lý bằng công cụ pháp luật và chính sách và chỉ đứng ra làm quản lý, thúc đẩy, khắc phục những khiếm khuyết của doanh nghiệp và xã hội.

Để có thể xóa bỏ tư duy này, trước tiên phải chú trọng xây dựng, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác xây dựng pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là trong bối cảnh xã hội đang phát triển nhanh chóng, xuất hiện nhiều xu hướng, mô hình, vấn đề mới không dễ để nhận diện, quản lý.

Ngoài ra, cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc xây dựng, phát triển nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật để không bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh nhằm cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

4, Trong Nghị quyết 68 có nêu “Sửa đổi các quy định của pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng hình sự theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự; giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm” sẽ có tác động thế nào trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân?

Trả lời: Việc thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu tại Nghị quyết 68-NQ/TW (cụ thể Tại khoản 2.3 Điều 2 Mục III. Nhiệm vụ, giải pháp) sẽ có tác động rất tích cực, sâu rộng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, cả ở phương diện cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh lẫn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Trước hết, quy định này định hướng rõ rằng đối với những sai phạm, vụ việc phát sinh trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, cần ưu tiên áp dụng các biện pháp dân sự, kinh tế, hành chính trước. Điều này tạo điều kiện để doanh nghiệp, doanh nhân được chủ động khắc phục sai phạm và thiệt hại mà không bị áp đặt ngay lập tức biện pháp hình sự.

Việc xác lập nguyên tắc kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự trong những trường hợp chưa thực sự cần thiết, đồng thời ưu tiên khắc phục hậu quả kinh tế trước khi tính đến trách nhiệm hình sự, góp phần giảm thiểu rủi ro hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự — một trong những lo ngại lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân trong nhiều năm qua.

Bên cạnh đó, nguyên tắc không hồi tố quy định pháp luật theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp giúp củng cố niềm tin pháp lý cho doanh nhân. Các doanh nghiệp có thể yên tâm rằng những quy định mới sẽ không được áp dụng một cách bất ngờ, gây bất lợi cho họ đối với những hành vi đã diễn ra trong quá khứ.

Đồng thời, đối với các vụ việc thiếu chứng cứ hoặc chứng cứ không rõ ràng, yêu cầu sớm có kết luận giúp giảm thiểu nguy cơ kéo dài vụ việc, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, doanh nhân.

Quy định này cũng đặt ra yêu cầu chặt chẽ đối với hoạt động niêm phong, kê biên, tạm giữ, phong toả tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án. Theo đó, mọi biện pháp áp dụng đều phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phạm vi; bảo đảm không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và chỉ phong tỏa ở mức độ tương ứng với dự kiến hậu quả thiệt hại trong vụ án. Đây là cơ chế quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì dòng vốn và hoạt động kinh doanh ổn định trong thời gian vụ việc được giải quyết.

Đặc biệt, quy định về việc phân biệt rõ tài sản hình thành hợp pháp với tài sản có được từ hành vi vi phạm pháp luật, cũng như giữa tài sản, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp và của cá nhân người quản lý trong doanh nghiệp, có tác dụng bảo vệ phần lớn tài sản hợp pháp không liên quan đến hành vi vi phạm.

Việc cho phép sử dụng hợp lý các biện pháp cần thiết để bảo đảm giá trị tài sản liên quan đến vụ án, với điều kiện có ý kiến thống nhất của các cơ quan tố tụng và không làm ảnh hưởng đến hoạt động điều tra, giúp cân bằng mục tiêu bảo đảm xử lý vụ việc đúng pháp luật với yêu cầu duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

Tóm lại, các quy định này sẽ tạo môi trường pháp lý minh bạch, công bằng, giảm thiểu rủi ro pháp lý không đáng có cho doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, nó giúp tăng cường niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào hệ thống pháp luật, tạo điều kiện để khu vực kinh tế tư nhân yên tâm đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh một cách an toàn, bền vững.

 

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Hệ thống cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ tại Việt Nam: Hoàn thiện cấu trúc sau các quyết định mới năm 2025
    54 lượt xem 22/05/2025

    Trong bối cảnh Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, việc hoàn thiện thể chế và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ (SHTT) trở nên đặc biệt cấp thiết. Mới đây, một loạt các quyết định quan...

    WIPO tổ chức hội thảo trực tuyến “Bảo vệ nhãn hiệu ở nước ngoài – hướng dẫn cho doanh nghiệp”
    93 lượt xem 22/05/2025

    Là một trong những công ty luật hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, SBLAW trân trọng giới thiệu tới Quý khách hàng, đối tác và cộng đồng doanh nghiệp một sự kiện chuyên đề do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tổ chức, với nội dung...

    Thành lập Tòa án Sở hữu trí tuệ khu vực: Bước tiến chiến lược trong cải cách tư pháp và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
    57 lượt xem 21/05/2025

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trở thành yếu tố then chốt để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia....

    Hướng dẫn triển khai Mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
    84 lượt xem 21/05/2025

    Ngày 17 tháng 10 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định 2042/QĐ-BKHCN – văn bản đặt nền tảng cho việc hình thành Mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo....

    Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức tập huấn trực tuyến về khai thác thông tin sở hữu công nghiệp
    43 lượt xem 19/05/2025

    Công ty Luật SBLAW trân trọng thông báo đến Quý bạn đọc thông tin về chương trình tập huấn trực tuyến miễn phí do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức trong tháng 5 năm 2025, nhằm cung cấp kiến thức thực tiễn và hướng dẫn thủ tục liên quan đến đăng ký, tra cứu...

    Những điểm mới đột phá về phát triển kinh tế tư nhân trong Nghị quyết 68-NQ/TW
    161 lượt xem 17/05/2025

    Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW có phần trả lời phỏng vấn Người đưa tin về Những điểm mới đột phá về phát triển kinh tế tư nhân trong Nghị quyết 68-NQ/TW SBLAW trân trọng giới thiệu nội dung này: Câu 1: Theo ông, Nghị quyết 68 có những điểm mới gì so...

    Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mớ
    152 lượt xem 17/05/2025

    Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đã được ra đời, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW với tư cách là một người hành nghề luật, đã có...

    Chống buôn lậu, hàng giả: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ
    93 lượt xem 17/05/2025

    (Chinhphu.vn) – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng đã có nhiều cố gắng,...

    Đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
    94 lượt xem 17/05/2025

    Ngày 15/5/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 65/CĐ-TTg năm 2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Công điện 65 CĐ TTg 2025 nêu rõ nhằm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi, tiến...

    Những chuyển biến về lĩnh vực sở hữu trí tuệ khi Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân ra đời.
    92 lượt xem 14/05/2025

    Trong Nghị quyết 68 của BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam có nhấn mạnh về vấn đề sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:  “…- Rà soát, hoàn thiện và thực thi hiệu quả quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu tài sản, trong đó có quyền sở hữu trí...

    SBLAW tư vấn luật sở hữu trí tuệ cho Hiệp hội Blockchain Việt Nam
    112 lượt xem 11/05/2025

    Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có buổi làm việc và tư vấn về thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ với đại diện Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA). Tại buổi làm việc, SBLAW đã lắng nghe những định hướng của VBA trong việc xây dựng mạng Blockchain quốc...

    SBLAW tư vấn sở hữu trí tuệ cho thương hiệu Phở Thìn Bờ Hồ
    74 lượt xem 11/05/2025

    Trong thời gian qua, SBLAW là đại diện sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu thương hiệu Phở Thìn Bờ Hồ để thực hiện các thủ tục pháp lý như đăng ký, gia hạn và cảnh báo các hành vi vi phạm. Hoạt động tư vấn của SBLAW đã hỗ trợ tích cực cho...

    Thông tin về các hoạt động bảo hộ thương hiệu của SBLAW trên mạng xã hội
    72 lượt xem 11/05/2025

    Công ty luật SBLAW là hãng luật có trụ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và có mạng lưới là các đối tác pháp lý trên 100 quốc gia trên toàn thế giới. Sở hữu một đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giỏi chuyên môn, nghiệp vụ và...

    Chùm ảnh: Hoạt động tư vấn sở hữu trí tuệ cho các nhà đầu tư nước ngoài của luật sư SBLAW
    84 lượt xem 11/05/2025

    Trong quá trình hoạt động của SBLAW, chúng tôi đã hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp nước ngoài tới Việt Nam tìm hiểu quy định pháp luật kinh doanh trong đó có pháp luật sở hữu trí tuệ. Các luật sư SBLAW đã tích cực làm việc với nhà đầu tư, đảm bảo nhà đầu...

    Hãng luật sở hữu trí tuệ quốc tế Việt Nam
    92 lượt xem 11/05/2025

    SBLAW là đại diện sở hữu công nghiệp với gần 20 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ cho các khách hàng lớn nhỏ ở trong và ngoài nước. Được thành lập từ năm 2008 bởi các luật sư đầu ngành về sở hữu trí tuệ, SBLAW...

    Tìm luật sư giải quyết tranh chấp nhãn hiệu
    174 lượt xem 11/05/2025

    Nếu nhà đầu tư và chủ sở hữu nhãn hiệu muốn tìm luật sư giải quyết tranh chấp nhãn hiệu tại Việt Nam và quốc tế, vui lòng liên hệ với các luật sư của SBLAW.  Với gần 20 năm kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ hàng ngàn khách hàng trong và ngoài nước,...

    0904.340.664