Luật sư Nguyễn Tiến Hòa trao đổi biện pháp Xử lý vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ

Luật sư Nguyễn Tiến Hòa trao đổi biện pháp Xử lý vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ

Luật sư Nguyễn Tiến Hòa trao đổi biện pháp Xử lý vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ

Luật sư Nguyễn Tiến Hòa trao đổi về các biện pháp Xử lý vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ

Câu hỏi 1: Theo ông, chủ thể bị xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) nên làm gì để bảo vệ quyền của mình?

Trước hết để tự bảo vệ mình, các doanh nghiệp cần phải biết khai thác lợi thế của các quyền sở hữu trí tuệ đưa lại trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cụ thể là các doanh nghiệp, cá nhân cần thiết phải tiến hành đăng ký bảo hộ cho các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình. Đó là cơ sở xác lập quyền để sau này các cơ quan chuyên ngành có căn cứ bảo vệ cho chủ sở hữu. Khi có hành vi vi phạm xảy ra, các chủ thể bị xâm phạm có thể tự tiến hành yêu cầu các cơ quan chức năng bảo vệ quyền cho mình, hoặc thông qua các đại diện SHTT hoặc các công ty luật uy tín chuyên môn về SHTT để yêu cầu hỗ trợ.

Tùy theo mục đích và mức độ xâm phạm đến quyền lợi mà chủ thể quyền lựa chọn hình thức xử lý cho phù hợp như yêu cầu trực tiếp đến bên có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, hoặc nhờ đến cơ quan chức năng can thiệp. Tuy nhiên, có 2 biện pháp để chủ thể có hành vi vi phạm có thể yêu cầu xử lý:

1 - Biện pháp xử lý hành chính thông qua các cơ quan chức năng.

2 - Biện pháp dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3 - Hoặc kết hợp cả 2 biện pháp trên.

Tùy theo mức độ vi phạm và tính chất vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra mà chủ thể bị vi phạm có thể áp dụng hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước can thiệp. Mỗi biện pháp đều có ưu nhược điểm riêng, ví dụ thực hiện theo biện pháp xử lý hành chính có ưu điểm là nhanh chóng, tức thời với sự phối hợp của các cơ quan chức năng như : Thanh tra sở KHCN, Cục Quản Lý Thị Trường, thậm chí hải quan hoặc công an kinh tế vào cuộc để có biện pháp ngăn chặn phù hợp, hoặc chấm dứt ngay hành vi vi phạm, lập biên bản xử phạt hành chính ngay. Tuy nhiên tiến hành theo biện pháp này thì đôi khi chưa giải quyết triệt để được vấn đề. Sau khi nộp tiền phạt, chủ thể có hành vi vi phạm lại có thể tái phạm.

Các biện pháp Xử lý vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ

Các biện pháp Xử lý vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ

Luật sư Nguyễn Tiến Hòa trao đổi về các biện pháp Xử lý vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ

Luật sư Nguyễn Tiến Hòa trao đổi về các biện pháp Xử lý vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ

Biện pháp khởi kiện ra tòa dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại có tính triệt để để giải quyết vấn đề hơn, tuy nhiên thời gian lại kéo dài gây tổn thất về vật chất cho doanh nghiệp.

Rất nhiều người đã chọn phương án là kiện ra tòa, tuy nhiên họ chưa biết việc đầu tiên phải làm là gì, và cách tiến hành như thế nào. Theo ông, các bước chủ thể bị xâm phạm cần làm là gì?

Chủ thể bị xâm phạm có thể thông qua các công ty Luật uy tín để tiến hành việc khởi kiện hoặc tự mình nộp đơn khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền. Trước hết, ở khâu chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, nguyên đơn – người có yêu cầu nhất thiết phải chuẩn bị đủ các tài liệu sau khi nộp kèm với đơn khởi kiện:

Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu hợp pháp của các đối tượng SHTT. Cụ thể là, nếu là sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý thì các tài liệu chứng minh chủ thể quyền bao gồm bản gốc văn bằng bảo hộ đang có hiệu lực (nếu là bản sao thì phải có công chứng, chứng thực) hoặc bản trích lục sổ đăng ký quốc gia các đối tượng trên (được lưu giữ tại Cục SHTT). Nếu nhãn hiệu đăng ký quốc tế thì tài liệu chứng minh chủ thể quyền là bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam hoặc các bản sao công báo của WIPO, Giấy chứng nhận đăng ký quốc tế, Công báo SHTT của Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp có được các đối tượng trên thông qua chuyển nhượng (mua, bán) quyền sở hữu, thì phải có hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại Cục SHTT. Vì các đối tượng trên đây quyền chỉ phát sinh khi được cấp văn bằng bảo hộ. Do vậy, nếu không có các tài liệu trên đây để chứng minh doanh nghiệp là chủ thể quyền thì việc nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm trở nên vô nghĩa.

Các chứng cứ chứng minh về hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi này đối với chủ thể có yêu cầu: Chứng cứ có thể là mẫu hang hóa vi phạm, hình ảnh, video, hoặc chủ thể cũng có thể yêu cầu Viện KHoa Học SHTT giám định đối với các hang hóa vi phạm để xác định có hay không có hành vi vi phạm. Kết qquả giám định này là cơ sở để cơ quan chức năng tiến hành xử lý theo trình tự tố tụng.

Khi có đủ các bằng chứng nêu trên, Tòa án sẽ có chế tài phù hợp với hành vi vi phạm và đưa ra phán quyết về mức bồi thường mà bên vi phạm có nghĩa vụ phải hòan trả cho chủ thể bị xâm phạm.

Câu 2: Luật sở hữu trí tuệ đã ra đời khá lâu ở Việt Nam, theo ý kiến chủ quan của ông thì mức độ hiểu biết của người dân về luật sở hữu trí tuệ? Ông có đề xuất ý kiến gì để luật sở hữu trí tuệ trở nên phổ biến hơn?

Theo quan điểm của tôi, mức độ hiểu biết của người dân về luật sở hữu trí tuệ đã có sự thay đổi đáng kể so với 8 năm trước đây khi luật sở hữu trí tuệ chưa ra đời. Người dân đã quan tâm hơn rất nhiều đối với các tài sản trí tuệ của mình. Không chỉ là các công ty, tập đoàn lớn chỉ mới quan tâm đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp như trước đây mà hiện tại các cá nhân, các hộ kinh doanh cá thể cũng đã chú trọng trong việc đăng ký các đối tượng này. 

Việc đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ cũng đã đi vào chiều sâu hơn. Chẳng hạn, đối với việc đăng ký nhãn hiệu, nếu như trước đây các chủ thể tiến hành việc đăng ký chỉ để được cấp văn bằng bảo hộ bằng cách đăng ký các nhãn hiệu là các ký tự đơn giản hoặc khẳ năng phân biệt thấp khiến cho  khả năng được bảo hộ thấp thì hiện tại mục đích của việc đăng ký còn nhằm để bảo vệ quyền của mình sau khi được cấp văn bằng bằng việc đăng ký các nhãn hiệu là các dấu hiệu tự đặt, tự sáng tạo ra đã khiến cho khả năng bảo hộ tăng cao và khi bị xâm phạm thì khả năng xử lý thành  công cũng rất cao. 

Một điểm nữa cho thấy có sự thay đổi trong nhận thức về sở hữu trí tuệ của các tổ chức cá nhân là đã xây dựng được chiến lược phát triển thương hiệu kết hợp với kế hoạch kinh doanh hợp lý, nếu như trước đây, các tổ chức, cá nhân thường đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu sau khi đã tung hàng hóa ra thị trường khiến cho rủi ro trong việc đăng ký bảo hộ các đối tượng này tăng cao thì  hiện nay phần lớn các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình từ rất sớm, thường từ 1-2 năm trước khi tung hàng hóa ra thị trường. Điều này loại bỏ được khả năng mất khả năng bảo hộ của các đối tượng như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và cũng giảm tỷ lệ nhãn hiệu bị đăng ký mất hoặc bị chủ thể khác xâm phạm quyền trong quá trình đăng ký nhãn hiệu. 

 

Để luật sở hữu trí tuệ phổ biến, hiện nay nhà nước đã và đang tập trung nhiều nỗ lực vào việc tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ, minh chứng rõ ràng nhất cho các nỗ lực này là các dự án về tuyên truyền phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ được tổ chức tại 31 địa phương trong cả nước được thực hiện theo chương  trình 68 về hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của chính phủ trong hai năm 2014-2015. Ngoài ra còn có dự án xây dựng và vận hành diễn đàn trực tuyến  nhằm hỗ trợ hoạt động khai thác, ứng dụng sáng chế của các doanh nghiệp.

Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì các địa phương cũng đã chủ động hơn trong công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ, phần lớn các đài truyền hình địa phương đã có chuyên mục về sở hữu trí tuệ phối hợp với các sở khoa học và công nghệ các địa phương.

Ngoài ra, ngay cả bản thân chương trình truyền hình ...... này cũng là một trong những biện pháp nhằm đẩy mạnh, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ.

» Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

» Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan