Làm sao phát huy ưu thế của con đặc sản?

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 318 lượt xem Đăng ngày 16/10/2021

Làm sao phát huy ưu thế của con đặc sản? là bài trả lời phỏng vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW trên Tạp chí Trang trại Việt, mời các bạn xem nội dung bài phỏng vấn:

Làm sao phát huy ưu thế của con đặc sản. Hiện nay ở nhiều vùng trên cả nước, chăn nuôi con đặc sản đang trở thành trào lưu, giúp người chăn nuôi tạo ra sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, người nuôi con đặc sản đang gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và đối mặt với sự lai tạp, gian lận… Dưới góc nhìn pháp lý, làm thế nào để mỗi người chăn nuôi, từng địa phương phát huy được ưu thế đó?

Trang Trại Việt đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thanh Hà (ảnh) – Chủ tịch Công ty Luật SB LAW, Hà Nội. Luật sư Hà cho rằng:


Con đặc sản có năng suất không cao, nhưng giá trị đem lại cho người nuôi là rất lớn. Bởi vậy, đây là một hướng đi rất tốt để cạnh tranh với các sản phẩm chăn nuôi của nước ngoài nhập vào nước ta. Các con đặc sản ở nước ta khá đa dạng, phong phú – Đó là một thế mạnh cần được tận dụng khai thác, phát huy. Các con vật trong tự nhiên từ gia cầm tới gia súc đều được người dân thuần hoá để trở thành một vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao như gà Đông Tảo, gà Hồ, gà Mía, gà HMôsở ng, gà đen, đà điểu, chim trĩ, vịt trời, dê, lợn rừng, hươu, thỏ và nhiều vật nuôi thuỷ sản như ba ba, cá sấu… Nhiều con đặc sản trở thành thương hiệu không chỉ của địa phương mà còn được nhiều vùng miền biết đến.

Luật sư nói “con đặc sản”, vậy thế nào là con đặc sản? Để được gọi là con đặc sản phải đạt tiêu chí gì?

Con đặc sản là theo cách gọi trong nhân dân, chứ hiện nay pháp luật chưa có khái niệm con đặc sản cũng như quy định vật nuôi phải đạt tiêu chí gì thì được gọi là con đặc sản.

Theo từ điển Tiếng Việt thì đặc sản là sản phẩm đặc biệt của một vùng, một địa phương. Còn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì đặc sản là tên gọi chỉ chung về những sản vật, sản phẩm, hàng hóa (thường là nông sản) mang tính đặc đặc thù hoặc có nhiều điểm đặc biệt, riêng có mà xuất xứ từ những vùng, miền, địa phương và tạo nên những nét đặc trưng của một vùng, miền hay một địa phương nào đó. Khái niệm đặc sản cũng không nhất thiết chỉ về những sản phẩm, sản vật được ra đời đầu tiên tại vùng, miền hay địa phương, nhưng nó mang tính chất thông dụng, phổ biến tại địa phương hay có chất lượng cao hơn hẳn những sản phẩm cùng loại và được nhân dân địa phương coi như sản phẩm truyền thống của địa phương mình.

Từ những khái niệm trên, tôi cho rằng con đặc sản là con gắn liền với truyền thống, với một vùng đất cụ thể hay nói cách khác con đó chỉ sinh sống hoặc nuôi dưỡng ở một vùng đất đó với cách thức chăm sóc như tại phương đó thì mới mang đặc tính đó. Đơn cử gà Đông Tảo, theo tôi biết đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người dân trước đây thường dùng để cúng tế, hội hè, hay tiến Vua. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen.

Như vậy, con đặc sản mang tính đặc thù ở một địa phương cụ thể. Nhưng cũng có thực tế là khi thấy giá trị kinh tế cao, người dân địa phương khác cũng nuôi. Điều này có ảnh hưởng đến chất lượng của con đặc sản và có vi phạm pháp luật?

Ảnh hưởng hay không thì việc này các nhà khoa học nghiên cứu về sinh vật sẽ trả lời. Nếu việc nhân rộng nuôi con đặc sản ở các địa phương khác mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc chất lượng tốt hơn thì nên làm. Ví dụ như gà Hồ – một đặc sản quý ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Nếu giống gà này địa phương khác cũng chăn nuôi mà cho chất lượng thịt như người dân ở làng Lạc Thổ nuôi thì tốt quá; sẽ có nhiều người có cơ hội nhờ đó làm giàu. Ngược lại nếu chăn nuôi ở địa phương khác mà chất lượng thịt không đảm bảo, làm thoái hóa nguồn gen, mất đi thương hiệu của gà Hồ… thì không ổn.

Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý thì cần phải phân biệt cụ thể: nếu gà Hồ làng Lạc Thổ đã đăng ký nhãn hiệu, đăng ký chỉ dẫn địa lý và đã được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, thì người chăn nuôi ở địa phương khác muốn lấy tên thương mại gà Hồ thì phải nuôi giống gà Hồ ở làng Lạc Thổ, tự nguyện tham gia và ký cam kết cùng sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm; tuân thủ quy trình chăn nuôi theo đúng bảng mô tả mà làng Lạc Thổ đã làm hồ sơ nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. Nhưng nếu người nuôi gà Hồ không phải là thành viên của Hiệp hội sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý gà Hồ thôn Lạc Thổ, không sử dụng tên gọi là gà Hồ mà dùng một tên gọi khác và tên gọi này họ cũng đăng ký thì không vi phạm.

Như vậy có nghĩa địa phương có con đặc sản chỉ cần đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thì con đặc sản đó sẽ được bảo hộ?

Tên thương mại (nhãn hiệu), chỉ dẫn địa lý là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 123 của Luật Sở hữu trí tuệ. Theo đó, chủ sở hữu đối với tên thương mại, chỉ dẫn địa lý có quyền: định đoạt, cho phép hoặc ngăn cấm người khác sử dụng tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm mà mình đã đăng ký và đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận. Do đó, nếu con đặc sản đã được đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thì chủ sở hữu sẽ được pháp luật bảo hộ. Người vi phạm sẽ bị xử lý theo “Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp” tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ.

Địa phương, tổ chức, cá nhân nuôi con đặc sản cần đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý

Do đó để chống “hàng nhái”, địa phương, tổ chức, cá nhân nuôi con đặc sản cần đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Có như thế khi xảy ra vi phạm thì mới có căn cứ để xử lý. Và quan trọng hơn mới bảo vệ được thương hiệu con đặc sản của mình. Để làm được việc này phải chứng minh được những đặc tính riêng biệt, điều kiện tự nhiên quyết định đến chất lượng và tính riêng biệt… Do đó cần phải có sự giúp đỡ của các nhà khoa học, luật sư chuyên ngành sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên tôi cho rằng, đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt. Về lâu dài để con đặc sản trở thành một ngành chăn nuôi sản xuất mũi nhọn, phát triển bền vững, Nhà nước cần có giải pháp căn cơ hơn.

Theo luật sư, giải pháp căn cơ đó là gì?

Hiện nay pháp luật chưa có quy định về nuôi con đặc sản. Do đó theo tôi cần xây dựng một hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho việc chăn nuôi con đặc sản. Phải quy định rõ: Con đặc sản là gì? Để được gọi là con đặc sản phải có tiêu chí gì? Quyền, nghĩa vụ của tổ chức cá nhân trong việc bảo tồn nguồn gen đối với con đặc sản; chế tài xử lý hành vi vi phạm và những chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với chăn nuôi con đặc sản…

Cảm ơn luật sư!

Theo Lê Chiên (Trang Trại Việt)

» Đăng ký nhãn hiệu tập thể

» Hai đặc sản của Kiên Giang mang nhãn hiệu tập thể

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Thông báo nghỉ lễ Ngày giải phóng Miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5
    45 lượt xem 29/04/2025

    Kính gửi Quý Đối Tác, Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, SBLAW xin trân trọng gửi đến Quý Đối tác lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Ngày 30/4 là dấu mốc lịch sử...

    SBLAW tuyển dụng Chuyên viên sáng chế làm việc tại văn phòng Hà Nội.
    93 lượt xem 27/04/2025

    Do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, SBLAW tuyển dụng Chuyên viên sáng chế làm việc tại văn phòng Hà Nội. Bạn là một người hành nghề trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ (IP) chuyên nghiệp, bạn đang có một công việc ổn với việc làm chuyên viên tư vấn...

    SBLAW tuyển dụng 10 thực tập sinh sở hữu trí tuệ tại văn phòng Hà Nội
    299 lượt xem 27/04/2025

    Nhằm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, SBLAW thực hiện tuyển dụng 10 thực tập sinh sở hữu trí tuệ tại văn phòng Hà Nội. Mô tả công việc – Thực hiện tra cứu liên quan đến nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp… – Soạn thảo nội dung tư vấn,...

    SBLAW được vinh danh trong bảng xếp hạng IAM Patent 1000 năm 2024
    198 lượt xem 24/04/2025

    Công ty luật SBLAW đã được vinh danh trong bảng xếp hạng IAM Patent 1000 năm 2024 với vị trí Bronze firm tại Việt Nam – một sự ghi nhận danh giá trong lĩnh vực pháp lý về sáng chế. Đây là lần đầu tiên SBLAW có mặt trong bảng xếp hạng uy tín này,...

    Giới thiệu dịch vụ sở hữu trí tuệ SBLAW
    252 lượt xem 24/04/2025

    Giới thiệu về SBLAW – Đối tác pháp lý tin cậy trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ Công ty Luật SBLAW trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. SBLAW là Đại diện Sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu...

    SBLAW tuyển dụng 3 chuyên viên sở hữu trí tuệ tại Hà Nội
    475 lượt xem 22/04/2025

    SBLAW cần tuyển 03 chuyên viên tư vấn Sở hữu Trí tuệ tại Văn phòng Hà Nội, nội dung tuyển dụng như sau: Chức danh/Vị trí: Chuyên viên Số lượng tuyển: 03 Địa điểm làm việc: Hà Nội Mô tả việc làm: – Tư vấn pháp lý về quyền SHTT đối với sáng chế, kiểu...

    Chương trình Cảm nhận nhịp điệu Sở hữu trí tuệ
    328 lượt xem 20/04/2025

    Hòa cùng không khí sôi nổi của chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Day), tối ngày 20/4/2025, chương trình nghệ thuật “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc” đã diễn ra tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP. Hồ Chí Minh – nơi trái tim của...

    Chúc mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4
    312 lượt xem 20/04/2025

    Ngày Thương hiệu Việt Nam không chỉ là dịp để tôn vinh những thương hiệu đã và đang khẳng định dấu ấn trên thị trường trong nước và quốc tế, mà còn là lời nhắc nhở đầy ý nghĩa về vai trò của sự kiên định, đổi mới và chiến lược dài hạn trong việc...

    SBLaw tham gia Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia tại Bắc Ninh 18/04/2025
    207 lượt xem 18/04/2025

    HotlineEmailTwitterYoutubeLinkedInFacebookZalo

    Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc
    154 lượt xem 17/04/2025

    Ngày 20/04/2025, SBLAW vinh dự được Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch – mời tham dự Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc, tổ chức tại không gian sân khấu phố đi bộ Nguyễn Huệ – Ngô Đức Kế, Quận...

    Hội thảo “Pháp lý sở hữu trí tuệ: Bảo vệ quyền, phòng tránh, xử lý xâm phạm cho doanh nghiệp”
    115 lượt xem 16/04/2025

    Ngày 13/05/2025, Câu lạc bộ Giám đốc Pháp chế Doanh nghiệp đã tổ chức Hội thảo pháp lý với chủ đề “Sở hữu trí tuệ – Bảo vệ quyền, phòng tránh & xử lý xâm phạm cho doanh nghiệp”, nhằm cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp những kiến thức chuyên sâu và giải pháp...

    SBLAW tham dự chương trình “Hưởng ứng Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia chào mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 năm 2025”
    149 lượt xem 15/04/2025

    Ngày 15/04/2025, với tư cách là một trong Top 10 đại diện sở hữu công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, SBLAW vinh dự tham dự Chương trình “Hưởng ứng Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia” do Ủy ban Nhân dân và Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh tổ chức, nhân dịp kỷ niệm Ngày...

    Lòng tự hào dân tộc của người trẻ qua câu chuyện thương hiệu nước ngoài
    167 lượt xem 28/03/2025

    Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW có phần trả lời phóng viên Thanh Mai, Trung tâm Phát thanh, Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội. Nội dung về LÒNG TỰ HÀO DÂN TỘC CỦA NGƯỜI TRẺ QUA CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU NƯỚC NGOÀI. Câu hỏi: Trách nhiệm của doanh nghiệp nước ngoài đến...

    CẬP NHẬT QUY TRÌNH THÔNG BÁO THẨM ĐỊNH MỚI TỪ CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
    82 lượt xem 16/02/2025

    Ngày 15/02/2025, SBLAW, với vai trò là đại diện sở hữu công nghiệp, đã nhận được hàng loạt email từ Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) liên quan đến tiến trình thẩm định các đơn đăng ký. Theo đó, chủ sở hữu có thể truy cập trang web tra cứu của Cục SHTT, nhập mã...

    Tọa đàm: Bảo vệ bản quyền trong môi trường số
    223 lượt xem 10/12/2024

    Ngày 6/12/2024, Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty luật SBLAW tham dự toạ đàm Bảo vệ bản quyền trông môi trường số trên sóng truyền hình VTV2. Mời quý khách theo dõi nội dung chi tiết trong video dưới đây. Luật sư Nguyễn Thanh Hà nhấn mạnh rằng việc xâm phạm...

    SBLAW họp trực tuyến với G&W PARTNERS LLP
    70 lượt xem 14/10/2024

    Chiều ngày 08 tháng 10 năm 2024, SBLAW đã có cuộc họp trực tuyến với ông Daniel Xinhua Wang, Giám đốc điều hành của hãng luật G&W PARTNERS để trao đổi về triển vọng hợp tác trong tương lai. Về G&W Partners LLP Được thành lập vào năm 1999, G&W Partners LLP là một trong...

    0904.340.664