Góp ý dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính quyền tác giả

Góp ý dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính quyền tác giả

Góp ý dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính quyền tác giả

Góp ý dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính liên quan tới quyền tác giả, quyền liên quan

Là một công ty Luật và đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, đã đại diện cho hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan tới việc xác lập, thực thi và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Hiên tại, Chính phủ đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân liên quan tới dự thảo Nghị định về xử phạt về vi phạm hành chính liên quan tới quyền tác giả, quyền liên quan. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã có Công văn số 0365/PTM-PC ngày 21/02/2013 gửi S&B Law yêu cầu chúng tôi đưa ra những ý kiến đóng góp cho dự thảo.

Sau khi nghiên cứu và xem xét dự thảo Nghị định, chúng tôi đã có Công văn chính thức gửi VCCI liên quan tới nội dung nêu trên.



Luật sư Nguyễn Bùi Anh Tuấn

Luật sư Nguyễn Bùi Anh Tuấn Chúng tôi trân trọng giới thiệu những ý kiến đóng góp của , Trưởng phòng thực thi và giải quyết khiếu.

 

1. Về mức xử phạt

Về mức xử phạt được quy định như trong dự thảo chúng tôi cho rằng mức xử phạt này là phù hợp với thực tiễn hiện nay về các hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Tuy nhiên, chúng tôi đề nghị ban soạn thảo xem xét một số vấn đề sau:

- Về cơ sở pháp lý của mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân và tổ chức. Sở dĩ chúng tôi đề nghị

ban soạn thảo xem xét vấn đề này là vì theo quy định của khoản 3, Điều 24 của Luật xử phạt vi

phạm hành chính thì “Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ;

an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo

quy định tại các luật tương ứng”. Trong khi đó theo quy định tại Khoản 4 Điều 214 Luật sở

hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi bổ sung thì “Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”. Như vậy, nếu chiếu theo hai quy định của hai văn bản luật đã nêu thì mức phạt tối đa trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ không được quy định rõ ràng.

- Trong trường hợp mức phạt tối đa có thể được nâng lên trên mức 250.000.000 VNĐ đối với

cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức thì chúng tôi đề nghị áp dụng mức phạt tiền cao

hơn mức tối đa hiện tại.

- Số tiền phạt đối với tổ chức theo quy định tại Khoản 4, Điều 9 cần được sửa lại là từ

10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng



2. Các hình thức xử phạt bổ sung và/hoặc biện pháp khắc phục hậu quả.


Các hình thức xử phạt bổ sung và/hoặc biện pháp khắc phục hậu quả, chúng tôi đề nghị ban soạn thảo xem xét và bổ sung hai biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính: Với việc bổ sung

biện pháp này thì việc xử lý vi phạm sẽ được triệt để và mang tính răn đe hơn. Do trong nhiều trường hợp các hành vi vi phạm có thể đưa lại lợi nhuận lớn hơn cả mức tiền mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt. Việc quy định thêm biện pháp này cũng sẽ phù hợp với thực tiễn xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hiện nay do Nghị định 97/2010/NĐ-CP cũng đã quy định về biện pháp này.

- Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu

tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật. Đồng thời với việc bổ sung biện pháp này cần phải loại bỏ biện pháp “Buộc thu hồi tang vật, phương tiện bị tẩu tán” theo quy định tại khoản 5 điều 4 của Dự thảo do biện pháp này không phù hợp với các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Việc bổ sung hai biện pháp nêu trên là phù hợp với các quy định tại điểm i, khoản 1 điều 28 và điều 37 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn: Việc quy định biện pháp này sẽ giúp

cho chủ thể quyền (tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu và các đồng chủ sở hữu) có thể bảo vệ tốt

nhất uy tín, danh dự và quyền lợi của mình đặc biệt là đối với các hành vi mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm. Việc áp dụng biện pháp này là phù hợp với quy định tại điểm e khoản 1, điều 28 và điều 34 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

3. Về hành vi vi phạm bị xử phạt

Đối với các hành vi vi phạm bị xử phạt chúng tôi cho rằng cần phải làm rõ một số hành vi sau:



a. Về hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1, Điều 9, chúng tôi đề nghị không nên chỉ giới hạn loại hợp đồng là “hợp đồng ủy thác” vì trên thực tế, việc thực hiện hoạt động tư vấn, dịch

vụ có thể dựa trên các loại hợp đồng khác nhau chẳng hạn như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng ủy

quyền hoặc thậm chí chỉ cần Giấy ủy quyền giữa hai bên.



b. Cần bổ sung thêm quy định về việc xử phạt đối với hành vi đại diện và/hoặc thực hiện công việc cho hai khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc. Việc quy định này một mặt nâng cao đạo đức hành nghề của các tổ chức đại diện, dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan và mặt khác cũng để phù hợp với thực tiễn hành nghề của các tổ thức đại diện. Các

quy định tương tự cũng đã được áp dụng cho Luật sư và Người đại diện sở hữu công nghiệp.



c. Đối với hành vi quảng cáo hàng hóa vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại Điều 13 của Dự thảo. Chúng tôi đề nghị phải xác định rõ trong trường hợp này chủ thể nào sẽ bị xử lý vi phạm tức là Người quảng cáo hay là Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hay là cả hai (Hai khái niệm trong Luật quảng cáo). Theo chúng tôi, việc xử phạt cần phải áp dụng trước tiên đối với Người quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo do Người quảng cáo cung cấp và ngược lại Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo sẽ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp nội dung quảng cáo do Người kinh doanh dịch vụ quảng báo tự ý sử dụng/thay đổi so với hợp đồng quảng cáo hoặc mặc dù nội dung quảng cáo do Người quảng cáo cung cấp nhưng Người kinh doang quảng cáo biết rõ nội dung quảng cáo có yếu tố xâm phạm quyền tác giả.



d. Về quy định tại khoản 1, Điều 15 của Dự thảo. Chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét lại

căn cứ pháp lý cho quy định tại khoản 1 điều này do theo quy định tại khoản 5, điều 28 của

Luật sở hữu trí tuệ thì hành vi “sửa chữa, cắt xén tác phẩm” chỉ có thể bị coi là hành vi xâm

phạm quyền tác giả nếu việc sửa chữa, cắt xén này “gây phương hại đến danh dự và uy tín của

tác giả”. Quy định tại khoản 1, Điều 15 nếu chỉ dựa trên yếu tố hành vi mà không xem xét đến

hậu quả của hành vi có thể khiến cho quy định này trái luật.



e. Về hành vi vi phạm được quy định tại Điều 21 của Dự thảo. Theo quy định của dự thảo thì

mọi “hành vi nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu

quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả theo

quy định của pháp luật” đều sẽ bị xử lý theo quy định này. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng cần

phải quy định rõ để tránh trường hợp các cá nhân, tổ chức nhập khẩu tác phẩm theo hình thức

mua tác phẩm một cách hợp pháp từ một chủ thể thứ ba đã được chủ sở hữu quyền tác giả hoặc

tổ chức đại diện tập thể quyền quyền tác giả cho phép một cách hợp pháp hoặc trong các

trường hợp. Trong trường hợp này, việc nhập khẩu có thể không cần phải có sự đồng ý hay cho

phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Về vấn đề này chúng tôi đề nghị cần làm rõ Dự thảo có

đồng ý/cho phép hay không việc “nhập khẩu song song” và/hoặc “cạn quyền”.

 

4. Các quy định khác

Ngoài các vấn đề nêu trên, chúng tôi cũng kính mong Ban soạn thảo xem xét và bổ sung vào dự

thảo các vấn đề sau:

- Giải thích từ ngữ: Chúng tôi cho rằng hiện tại Luật sở hữu trí tuệ và các nghị định hướng dẫn

luật sở hữu trí tuệ vẫn chưa có những giải thích từ ngữ một cách rõ ràng và đầy đủ đối với một

vài khái niệm, cụm từ liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan. Do đó, chúng tôi đề nghị

bổ sung thêm điều khoản về Giải thích từ ngữ vào nội dung của dự thảo để đảm bảo các cụm

từ, khái niệm này cần được hiểu một cách rõ ràng, thống nhất khi áp dụng trong thực tế. Các

khái niệm, cụm từ mà chúng tôi đề nghị cần phải giải thích bao gồm: Mạo danh, truyền đạt tác

phẩm đến công chúng, chiếm đoạt quyền tác giả (cần phải giải thích rõ để phân biện với hành

vi Mạo danh), hình tượng biểu diễn.

- Quy định rõ những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính hoặc những trường hợp

tăng nặng, giảm nhẹ hình phạt mang tính đặc thù của quyền tác giả, quyền liên quan. Các quy

định này sẽ tránh trường hợp việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân sẽ ảnh

hưởng đến an ninh quốc phòng, các chính sách của Đảng và Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc

đạo đức xã hội. Sở dĩ chúng tôi đề xuất quy định này là để tránh những vụ việc tương tự vụ

việc sách giáo dục mầm non có gắn cờ Trung Quốc xảy ra trong thời gian gần đây.

- Cần phải có quy định về việc xử phạt đối với hành vi không chỉ dẫn hoặc chỉ dẫn không đúng

về tác phẩm được phân phối, sao chép theo hợp đồng chuyển quyền sử dụng.

Trên đây là một vài ý kiến của chúng tôi về các vấn đề được lấy ý kiến. Chúng tôi hy vọng rằng

những ý kiến đóng góp này sẽ giúp ích được Quý cơ quan trong quá trình soạn thảo dự thảo

Nghị định này.

Một lần nữa, chúng tôi chân thành cảm ơn Quý cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ để những đại

diện sở hữu công nghiệp như chúng tôi được tham gia đóng góp vào quá trình soạn thảo Nghị

định này.

https://baohothuonghieu.com

»

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan