Để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đòi lại và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đòi lại và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đòi lại và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Trong chương trình Sở hữu Trí tuệ của Đài Truyền hình Vĩnh Long 1 (THVL.1), Biên tập viên Bích Nga sẽ trao đổi với khách mời là Luật sư Nguyễn Tiến Hòa, đến từ công ty Luật SB Law với chủ đề:

Giải pháp để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đòi lại và bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Sau đây là nội dung bài trả lời phỏng vấn:

Phóng viên Bích Nga (BN):

Thưa ông, như chia sẻ với quý khán giả ngay từ đầu chương trình về trường hợp công ty Sita bị xâm hại về quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp, trong buổi tọa đàm ngày hôm nay, BN mang đến trường quay  2 cái đai an toàn dành cho trẻ em, 1 là sản phẩm của Sita, một là sản phẩm nhái, BN cũng xin giúp khán giả phân biệt luôn là thế này, sản phẩm thật thì…,  còn những sản phẩm không có những dấu hiệu trên thì không phải của Sita. Quả thật thì nếu mà nói, các doanh nghiệp khi bị xâm phạm quyền SHTT thì gặp rất nhiều khó khăn, họ không thể nào mang sản phẩm này đi giải thích với từng người là sản phẩm này thật, sản phẩm kia là nhái được. Vậy theo luật sư thì Sita nên có những động thái gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Luật sư Nguyễn Tiến Hòa:

Trước hết để tự bảo vệ mình, Sita cũng như những doanh nghiệp khác cần phải biết tận dụng những lợi thế do các quyền sở hữu trí tuệ đưa lại. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải phổ biến, làm cho khách hàng biết được sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp đã được bảo hộ và sử dụng độc quyền tại Việt Nam thông qua việc trình bày các thông tin về quyền sở hữu trí tuệ trên bao bì, nhãn hàng hóa.

Xây dựng hệ thống kinh doanh, các cửa hàng, đại lý phân phối uy tín và tin cậy tạo cho người sử dụng tâm lý quen thân với sản phẩm/hàng hóa của mình. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tận dụng cơ hội giao tiếp với khách hàng thông qua các chương trình, hội chợ mà qua đó, doanh nghiệp có thể thông báo tới đông đảo người sử dụng các thông tin về các sản phẩm giả mạo, hàng nhái.

Về mặt lâu dài, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ để phục vụ tốt hơn người tiêu dùng, làm tăng khả năng nhận diện thương hiệu của người tiêu dùng đối với sản phẩm/dịch vụ của mình. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu hợp lý. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc bảo hộ thương hiệu không đơn thuần chỉ là đăng ký bảo hộ tại cục sở hữu trí tuệ các đối tượng như nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà còn bao gồm cả việc bảo vệ các đối tượng này khi có hành vi xâm phạm. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp có thể không cần phải tốn quá nhiều chi phí, nhưng chi phí cần thiết để bảo vệ thương hiệu của mình khi bị xâm phạm thì không hề ít. Đấy là lý do các tập đoàn lớn thường sẵn sàng bỏ ra số tiền rất lớn để theo đuổi các vụ kiện nhằm bỏ vệ cho tuy tín của mình chẳng hạn như việc kiện Samsung vs. Apple tại Mỹ.    

Phóng viên Bích Nga (BN):

Thế nhưng với việc đi kiện như vậy thì mất bao lâu Sita mới có thể giành lại quyền lợi cho mình?

Luật sư Nguyễn Tiến Hòa:

Khởi kiện không phải là biện pháp duy nhất để giải quyết các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và nên là lựa chọn cuối cùng khi không còn sự lựa chọn nào khác.

Khi xảy ra hành vi xâm phạm của bên thứ ba, các doanh nghiệp cần bình tĩnh lựa chọn biện pháp để xử lý có thể là thương lượng với bên xâm phạm hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục hành chính hoặc khởi kiện ra tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Việc khởi kiện là biện pháp tốn kém và kéo dài nhất trong số các biện pháp mà doanh nghiệp lựa chọn nhưng cũng là biện pháp thể hiện rõ nhất ý thực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp.

Thương lượng là biện pháp có thể giải quyết nhanh chóng vụ việc với chi phí thấp nhất. Nếu tận dụng được các lợi thế của việc thương lượng, doanh nghiệp có thể bảo vệ được triệt để quyền và lợi ích về mặt tinh thần và vật chất của mình tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung vào việc kinh doanh.

Biện pháp xử lý vi phạm hành chính được coi như là biện pháp quá độ khi mà việc khởi kiện ra tòa án vẫn chưa thực sự hoàn thiện về thủ tục và thời gian xử lý. Việc áp dụng biện pháp này có thể kéo dài trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 tháng tùy vào mức độ phức tạp của vụ việc.  

Phóng viên Bích Nga (BN):

Hầu hết, các doanh nghiệp Việt e ngại việc đi kiện? Lý do vì sao thưa ông?

Luật sư Nguyễn Tiến Hòa:

Trước hết việc khởi kiện của Sita là một trong những hành động đáng biểu dương. Càng cần phải có nhiều doanh nghiệp chịu đòi lại công lý thì NTD sẽ có được những mặt hàng tốt nhất.

Một trong những lí do khiến các doanh nghiệp ngại đi kiện là do ý thức coi việc khởi kiện như một biện pháp hợp lý giải quyết tranh chấp vẫn chưa có trong đại đa số các doanh nghiệp. Việc đi kiện nhiều khi còn bị người tiêu dùng nghi ngại với tâm lý “phải có vấn đề gì mơi đi kiện cáo” trong khi đó, khởi kiên dân sự lại là một phương thức giải quyết tranh chấp phố biến ở các nước có nền pháp lý phát triển.

Một trong những nguyên nhân khác khiến doanh nghiệp ngại đi kiện là do chi phí thời gian và chi phí vật chất phải bỏ ra quá nhiều mà hiệu quả nhiều khi chưa rõ ràng do các quy định của pháp luật chưa rõ ràng và các thủ tục pháp lý vẫn còn đang phức tạp.

Các doanh nghiệp đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó chi phí khởi kiện và chi phí luật sư lại không hề nhỏ, nên khiến cho các doanh nghiệp còn e dè trong việc yêu cầu luật sư bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình.  

Chương trình sẽ phát vào ngày 8/12/2012 trên THVL1, mời quý vị đón xem.

»

Dịch vụ bảo hộ quyền:

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan