Việc mở rộng thị trường kinh doanh ra các quốc gia khác trên thế giới đang là nhu cầu thiết yếu của các cá nhân và doanh nghiệp. Điều này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam, nhà sáng chế Việt Nam đã bắt đầu muốn khẳng định sản phẩm sáng tạo của mình không chỉ trong phạm vi Việt Nam mà còn ở phạm vi quốc tế. Vì vậy, đăng ký sáng chế quốc tế đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt là đăng ký bảo hộ quốc tế tại các quốc gia như Mỹ (USPTO), Châu Âu (EPO), Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,... Vậy đăng ký sáng chế quốc tế như thế nào? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây
Tại sao phải đăng ký sáng chế quốc tế
Muốn mở rộng phạm vi bảo hộ sáng chế sang nước mà doanh nghiệp, cá nhân nhà sáng chế đang có mối quan hệ thương mại, hoặc sẽ có mối quan hệ thương mại trong tương lai.
Đăng ký sáng chế quốc tế để được độc quyền tại một số thị trường nhất định, qua đó có thể bán lại quyền khai thác sáng chế đó trong tương lai cho một bên khác.
Đăng ký sáng chế quốc tế để nhằm mục đích tăng chỉ đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp hay để khẳng định vị thế khoa học của nhà sáng chế.
Điều kiện bảo hộ sáng chế quốc tế
Muốn đăng ký bảo hộ sáng chế tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì trước tiên sáng chế đó cần được xem xét có thỏa mãn đủ các điều kiện để được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu trí tuệ của quốc gia đó hay không. Tuy nhiên, nhìn chung, điều kiện bảo hộ sáng chế của các nước trên thế giới tương đối giống nhau, đều đòi hỏi sáng chế phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Tính mới
- Tính sáng tạo
- Tính hữu ích
- Yêu cầu về tính mới, tính sáng tạo là phải mới trên phạm vi trên toàn thế giới.
Các hình thức đăng ký sáng chế quốc tế
Nộp đơn đăng ký sáng chế trực tiếp tại từng quốc gia: Chủ sở hữu sáng chế nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế tại quốc gia mà mình muốn đăng ký bảo hộ. Việc xử lý đơn sẽ được sẽ áp dụng theo quy định của từng quốc gia.
Nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế theo Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp:Việt Nam là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ Sở hữu công nghiệp, vì vậy doanh nghiệp hoàn toàn có thể đăng ký sáng chế quốc tế ở một quốc gia khác cùng là thành viên của công ước này. Trong vòng 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam, tiến hành thủ tục nộp đơn vào quốc gia là thành viên của công ước Paris. Kết quả đăng ký ở quốc gia này sẽ không gây ảnh hưởng đến kết quả bảo hộ tại quốc gia khác bất kể nước đó có hay không là thành viên.
Nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế qua Hiệp ước hợp tác Patent (hiệp ước PCT):Hiệp ước PCT là Hiệp ước hợp tác sáng chế. Hiệp ước này thống nhất về thủ tục chung cho việc nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế tại mỗi quốc gia thành viên. Hiệp ước này cho phép người nộp đơn có thể thực hiện đăng ký đồng thời bảo hộ sáng chế của mình tại tất cả các quốc gia đã đăng ký thành viên. Đây là phương án tuyệt vời cho người nộp đơn sáng chế để có đủ thời gian nghiên cứu đâu mới là quốc gia người nộp đơn đăng ký sáng chế thật sự muốn mở rộng phạm vi bảo hộ sang. Đăng ký sáng chế qua PCT cho phép người nộp đơn có một khoảng thời gian từ 30-34 tháng (tuỳ từng quốc gia) để chỉ định vào quốc gia đó. Điều này là hết sức quan trọng với người nộp đơn đăng ký sáng chế bởi người nộp đơn sáng chế sẽ sử dụng đúng và chính xác hơn nguồn kinh phí đăng ký sáng chế.
Tài liệu đăng ký sáng chế
02 Tờ khai đăng ký sáng chế;
Bản sao đơn quốc tế (trường hợp yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế);
01 bản dịch ra tiếng Việt của bản mô tả và bản tóm tắt trong đơn quốc tế (bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu, nếu đơn chưa được công bố và bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi, nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 Hiệp ước PCT);
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện)
Quy trình tiếp nhận và thẩm định đơn PCT
Bước 1: Tiếp nhận đơn
Đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam, trong đó yêu cầu bảo hộ tại bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam (gọi tắt là đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam) có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng hoặc cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (gọi tắt là Văn phòng quốc tế).
Bước 2: Tra cứu quốc tế
Được tiến hành tại các cơ quan tra cứu có thẩm quyền (cơ quan sáng chế quốc gia hoặc khu vực đáp ứng các yêu cầu do PCT đặt ra và được chỉ định bởi Đại hội đồng PCT). Cơ quan tra cứu đối với đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam: Cơ quan Sở hữu trí tuệ Australia, Áo, Liên bang Nga, Thuỵ Điển, Hàn Quốc và Cơ quan Sáng chế Châu Âu
Bước 3: Công bố đơn
Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được công bố trên Công báo của PCT (PCT Gazette).
Bước 4: Thẩm định sơ bộ quốc tế
Đưa ra ý kiến sơ bộ và không ràng buộc về sáng chế yêu cầu bảo hộ trong đơn PCT có đáp ứng các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp) theo PCT hay không, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 5: Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia
Sau khoảng 30 tháng kể từ ngày nộp đơn sớm nhất, doanh nghiệp nộp đơn có thể tiếp tục việc yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế trước Cơ quan SHTT quốc gia được chỉ định. Qua đó, đơn sáng chế yêu cầu bảo hộ sẽ được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo luật Sở hữu trí tuệ, luật sáng chế và quy trình thẩm định thực tế riêng biệt của từng quốc gia. Cuối cùng, người nộp đơn sẽ được thông báo về kết quả về khả năng đăng ký sáng chế từ từng cơ quan Sở hữu trí tuệ của từng quốc gia khác nhau.
S&B Law với đội ngũ luật sư hiểu biết sâu sắc về sáng chế, với mạng lưới đối tác là các tổ chức quốc tế về sở hữu trí tuệ tại 65 quốc gia trên thế giới, sẵn sàng trợ giúp các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký sáng chế ra quốc tế với chi phí dịch vụ hợp lý.