CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SÁNG CHẾ PHÒNG CHỐNG COVID-19

[SBLAW] CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SÁNG CHẾ PHÒNG CHỐNG COVID-19

CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SÁNG CHẾ PHÒNG CHỐNG COVID-19

 SB Law xin trân trọng giới thiệu phần tư vấn của luật sư về vấn đề chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (Licensing) đối với các sáng chế liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid-19

 Câu hỏi: Xin chào quý luật sư, hiện nay tôi đang có một vấn đề liên quan đến Sở hữu trí tuệ xin được quý luật sư tư vấn. Tôi muốn hỏi liệu Việt Nam có đáp ứng đủ điều kiện như Khoản 1 điều 146 để áp dụng bắt buộc chuyển giao sáng chế đối với các sáng chế liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid (như vaccine) hiện nay không?

Lời hồi đáp của quý luật sư sẽ là nguồn tham khảo ý kiến chất lượng cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Để xác định việc liệu Việt Nam có đáp ứng đủ điều kiện áp dụng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (Licensing) đối với các sáng chế liên quan đến phòng chống Covid (vaccine, test kit...) hay không, trước hết cần làm rõ trường hợp của Việt Nam có thỏa mãn một trong các căn cứ áp dụng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế theo Khoản 1 Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009 hay không (Điều kiện cần). Cụ thể:

"Điều 145. Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế

1. Trong các trường hợp sau đây, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế:

a) Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;

b) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật này sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế;

c) Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng;

d) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. [...]"

Theo quy định nêu trên, có thể thấy trường hợp của Việt Nam là có căn cứ để yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế.

Tuy nhiên, để yêu cầu bắt buộc này có thể được thực thi, bản thân quyền sử dụng sáng chế cần thỏa mãn việc không thuộc trường hợp bị hạn chế áp dụng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc theo Khoản 1 Điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ (Điều kiện đủ). Cụ thể:

"Điều 146. Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc

1. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:

a) Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền;

b) Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật này. Đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;

c) Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;

d) Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế một khoản tiền đền bù thoả đáng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định. [...]"

Như vậy, nếu đáp ứng được Điều kiện đủ theo Khoản 1 Điều 146 nêu trên, thì dựa trên căn cứ tại Khoản 1 Điều 145, Việt Nam có thể áp dụng quyền bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với các sáng chế liên quan đến phòng chống Covid.

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Bảo hộ sáng chế trong TPP

SBLAW tư vấn Bảo hộ sáng chế trong TPP Sáng chế là một đối tượng bảo hộ quan trọng trong phần sở hữu trí tuệ