Chương trình máy tính có được bảo hộ sở hữu trí tuệ như sáng chế không?

[SBLAW] Chương trình máy tính có được bảo hộ sở hữu trí tuệ như sáng chế không?

Sáng chế là sản phẩm trí tuệ được tạo ra từ sự sáng tạo, bao gồm các sản phẩm dưới dạng sản phẩm, quy trình, phương pháp.

 

Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác.

Vậy chương trình máy tính có nằm trong đối tượng được đăng ký bảo hộ sáng chế hay không?

Luật SHTT quy định như sau:

Theo Khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.

Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy”.

Theo quy định này, chương trình máy tính sẽ được bảo hộ dưới dạng bản quyền.

Đổng thời Luật SHTT cũng quy định các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế bao gồm:

- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

- Cách thức thể hiện thông tin;

- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mĩ;

Giống thực vật, giống động vật;

Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.”

Như vậy Luật SHTT đã nêu rõ chương trình máy tính không là đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế.

Tuy nhiên theo quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế (ban hành kèm theo Quyết định số 487/QĐ-SHTT ngày 31/3/2010 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ do Cục SHTT Việt Nam ban hành) lại có quy định: “Mặc dù chương trình máy tính thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nhưng nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kỹ thuật và thực sự là một giải pháp kỹ thuật, nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng một phương tiện kỹ thuật để tạo ra một hiệu quả kỹ thuật thì nó có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.”

Vậy trong trường hợp đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kỹ thuật và liên kết với một thiết bị kỹ thuật như máy tính, điện thoại, máy tính bảng,… và bản mô tả được viết dưới dạng quy trình thực hiện thì có thể bảo hộ chương trình máy tính dưới dạng sáng chế.

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Đăng ký sáng chế tại Lào

[SBLAW] Đăng ký sáng chế tại Lào Để được bảo hộ độc quyền một đối tượng dưới hình thức sáng chế tại Lào thì bắt buộc