Buôn bán hàng giả bị xử lý thế nào?

         Cùng với sự tăng trưởng "nóng" của mạng xã hội và công nghệ 4.0 thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới đang ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng, doanh nghiệp và sự lành mạnh của thị trường.Vậy buôn bán hàng giả sẽ bị xử lý như thế nào ?Liên quan đên vấn đề này Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có những giải đáp về vấn đề xử lý hành vi buôn bán hàng giả. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Câu 1: Nhiều đối tượng bán hàng giả, quảng cáo là hàng được thương hiệu tặng khi mua kèm nước hoa hoặc là khách VIP. Đây có được coi là hành vi lừa đảo không? Sẽ bị xử phạt như thế nào?

 

Công an bắt qủa tang và xử lý các xưởng sản xuất rượu giả, nhái các thương hiệu nổi tiếng

 

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, “hàng giả” bao gồm:

  • Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hoá không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.
  • Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

[…]

  • Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
  • Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Hành vi của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Trong đó:

- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, trường hợp dùng thủ đoạn gian dối để bán hàng giả nhằm thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối. khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.

Hành vi bán hàng giả sẽ bị xử lý như sau:

Tùy theo mức độ của hành vi, đối tượng vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự. Cụ thể:

Thứ nhất, về xử phạt vi phạm hành chính

Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tùy thuộc vào yếu tố nào bị làm giả, như hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng; hàng giả mạo nhãn hàng. hóa, bao bì hàng hóa thì có những mức phạt khác nhau. Ví dụ, đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định:

Đối với hành vi buôn bán. hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với hành vi sản xuất buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, Điều 9 Nghị định này quy định:

Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000. đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến. dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, xử lý hình sự

Nếu hành vi của chủ thể buôn bán hàng giả đủ cấu thành tội phạm, đối tượng vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung 2017) một trong những tội sau đây: Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả) với mức hình phạt cao nhất là 15 năm tù; Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); hoặc Điều 198 (Tội lừa dối khách hàng).

Câu 2: Việc tiêu thụ hàng giả có bị xử lý không (trong trường hợp không biết mình mua phải hàng giả), người dân cần làm gì trước những hành vi buôn bán này?

Trả lời:

Pháp luật nước ta hiện nay nghiêm cấm các tổ chức, cá. nhân thực hiện các hành vi mua bán, sản xuất hàng giả dưới mọi hình thức nhằm đảm bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp và người tiêu dùng. Do đó, Nhà nước đã ban hành các quy định nhằm xử lý nghiêm đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Còn đối với người tiêu dùng (người mua), hiện chưa có chế. tài xử lý đối với đối tượng này.  Tuy nhiên, người tiêu dùng cần hiểu rằng việc mua và sử dụng hàng giả làm thiệt hại đến lợi ích kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng, nhất là các sản phẩm như: thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm giả.

Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều vụ khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng về các đơn khiếu nại liên quan đến doanh nghiệp. Trong đó, có những đơn khiếu nại liên quan đến việc mua phải hàng giả. Do đó, người tiêu dùng nên chọn hàng do bên bán là các nhãn hàng uy tín. Nên mua hàng tại những địa chỉ quen, tin. cậy, có đăng ký kinh doanh hợp pháp, có đủ điều kiện kinh doanh. Trước khi mua hàng, cần tìm hiểu thật kỹ các dấu hiệu phân biệt hàng thật, hàng giả của sản phẩm. Khi mua hàng, cần đọc kỹ các thông tin ghi trên nhãn hàng hóa. Nhận đầy đủ các chứng từ có liên quan đến việc mua sản phẩm như hóa đơn, phiếu bảo hành.

Nếu phát hiện mình mua phải hàng giả, hàng nhái thì có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng các cách thức sau:

Cách thứ nhất: Thương lượng và hòa giải với người có hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái. Đây được xem là quyền của người tiêu dùng được quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. và cũng được xem là phương án giải quyết hiệu quả và nhanh gọn để đòi bồi thường.

Cách thứ hai: Khiếu nại đến cơ quan chức năng, phản ánh đến cơ quan báo chí

Trường hợp thương lượng, hòa giải không thành, người tiêu dùng có thể đảm bảo quyền lợi của mình bằng cách khiếu nại, sử dụng phương tiện truyền thông, báo chí. Theo đó, người tiêu dùng có thể gửi khiếu nại tới một trong những cơ quan:

  • Chi cục quản lý thị trường của địa phương.
  • Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm của địa phương
  • Thanh tra cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng.
  • Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ngoài ra, người tiêu dùng có thể gửi phản ánh tới các cơ quan Báo chí, truyền thông để có phương pháp xử lý, răn đe các đối tượng có hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái.

Cách thứ ba: Khởi kiện tại Tòa án

Khi có căn cứ chứng minh do hàng giả, hàng kém chất lượng gây thiệt hại cho bản thân và gia đình, người tiêu dùng có quyền khởi kiện hoặc nhờ các tổ chức xã hội khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để được bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan