Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

Nhận lời mời ban biên tập Kênh InfoTV, VCTV9, Đài Truyền hình Việt Nam, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch, luật sư điều hành S&B Law có bài trao đổi về một số nội dung về bảo hộ nhãn hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.

Bảo hộ nhãn hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

Chúng tôi trân trọng gửi tới quý vị nội dung cuộc phỏng vấn:

Trước hết, xin ông cho biết những đối tượng nào được nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo luật?

Theo Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nếu muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam hoặc thông qua một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được phép hoạt động tại Việt Nam.

Trong trường hợp, cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, phải nộp hồ sơ đăng ký thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được phép hoạt động tại Việt Nam.

- Nhãn hiệu nổi tiếng - đại sứ thương hiệu Việt

Thưa ông, đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Theo quy định tại Thông tư 01/2007/BKH-CN của Bộ Khoa học và Công nghệ thì Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm những tài liệu sau:

- Hai (02) tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo Mẫu kèm theo Thông tư. Trong Tờ khai chủ đơn phải có đầy đủ các thông tin như sau: Mẫu nhãn hiệu và phần mô tả nhãn hiệu; Thông tin của chủ đơn; Thông tin của Đại diện của chủ đơn (nếu có); và quan trọng là Danh mục hàng hóa đăng ký cho nhãn hiệu được phân loại theo Bảng phân loại quốc tế hàng hóa dịch vụ Ni-xơ. Ngoài ra trong Đơn chủ đơn cần chỉ rõ loại nhãn hiệu mà họ dự định đăng ký là nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu liên kết hay nhãn hiệu tập thể (trong trường hợp này Đơn cần kèm theo Bản quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và một số tài liệu khác theo yêu cầu của pháp luật)

- 09 Mẫu nhãn hiệu kèm theo

- Giấy ủy quyền (trong trường hợp Đơn được nộp thông qua đại diện)

Thưa ông, vậy mẫu nhãn hiệu cần đáp ứng những yêu cầu nào ạ?

Theo quy định hiện hành thì mẫu nhãn hiệu nộp kèm theo Đơn đăng ký nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai đăng ký;

Đối với nhãn hiệu là hình ba chiều thì mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu;

Đối với nhãn hiệu có yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

Thưa ông, xin ông cho biết nhãn hiệu nổi tiếng là gì và nhãn hiệu đáp ứng những tiêu chí nào để được coi là nhãn hiệu nổi tiếng?

Theo Điều 4 khoản 20 Luật SHTT, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Theo Điều 75 Luật SHTT hiện hành thì tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm:

1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Theo quy định nêu trên có thể thấy pháp luật Việt Nam không có những quy định về định lượng mà chỉ quy định về mặt định tính để một nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng. Ngoài ra pháp luật Việt Nam cũng không quy định rõ nhãn hiệu để được công nhận ở Việt Nam có cần phải được sử dụng ở Việt Nam hay không.

Trong hệ thống luật SHTT của một số quốc gia không đưa ra quy định trực tiếp nào về nhãn hiệu nổi tiếng. Ví dụ : trong luật về nhãn hiệu của Nhật chỉ đề cập tới những nhãn hiệu được công nhận và những nhãn hiệu được công nhận rộng rãi. Tuy nhiên trong một số điều luật của nó lại gián tiếp thừa nhận về nhãn hiệu nổi tiếng.

Pháp luật SHTT của Mỹ cũng đưa ra các yếu tố định tính để xác định một nhãn hiệu nổi tiếng như : doanh số bán hàng hóa, dịch vụ ; phạm vi khu vực địa lý hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu được cung ứng ; thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu ;….

Thưa ông, vậy quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 khoản 3 Luật SHTT hiện hành thì đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Không chỉ riêng Việt Nam, mà các nước khác như Mỹ, Châu Âu, và Trung Quốc, nhãn hiệu nổi tiếng đạt được sự bảo hộ không cần phải thông qua thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, mà theo hệ thống pháp luật của các nước này, những nhãn hiệu được bảo hộ dưới danh nghĩa của nhãn hiệu nổi tiếng là những nhãn hiệu đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng, danh tiếng và được nhiều người biết đến.

Xin cảm ơn những thông tin mà ông vừa chia sẻ!

» Ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng theo luật Việt Nam

- Dịch vụ ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng:

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Quyền sở hữu công nghiệp

Nhận lời mời của Ban biên tập kênh VITV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có buổi trao đổi với biên tập