Xử lý hàng giả hàng nhái bảo vệ người tiêu dùng

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 115 lượt xem Đăng ngày 26/04/2024
Xử lý hàng giả hàng nhái bảo vệ người tiêu dùng

[Baohothuonghieu.com] – Trong thời đại của sự phát triển công nghệ và thị trường mở, việc sản xuất và phân phối hàng giả hàng nhái đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới. Những sản phẩm kém chất lượng không chỉ đe dọa sức khỏe mà còn làm tổn thương lòng tin của người tiêu dùng và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp chính thống. Trước bức tranh đầy rủi ro này, việc xử lý hàng giả hàng nhái không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan quản lý mà còn là trách nhiệm của cả xã hội. Hãy cùng nhìn vào các giải pháp để bảo vệ người tiêu dùng khỏi những nguy cơ này trong bài phỏng vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty luật SBLAW ngay dưới đây.

Câu 1: Thưa luật sư, hàng giả, hàng nhái được hiểu thế nào theo quy định pháp luật? Vấn nạn hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng như thế nào đến quyền lợi, sức khoẻ của người tiêu dùng?

Trả lời:

Về khái niệm hàng giả, theo Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2022), “Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ” được quy định như sau:

“Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu hoặc dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó và việc gắn dấu hiệu này được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân không có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này hoặc theo pháp luật của nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý đó.

Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan”.

Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có những quy định cụ thể hơn về khái niệm “Hàng giả” tại khoản 7 Điều 3 của Nghị định như sau:

“a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;

d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác”.

Xét theo quy định pháp luật, hiện chưa có bất cứ văn bản nào quy định về thuật ngữ, khái niệm “hàng nhái” mà thuật ngữ này chỉ để sử dụng để được hiểu là sản phẩm đang lưu thông trên thị trường không phải là sản phẩm chính thống do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính đưa ra thị trường.

Hiện nay, vấn nạn hàng giả, hàng nhái đã trở thành một thực trạng nhức nhối, thủ đoạn ngày càng tinh vi, tàn phá kinh tế xã hội, phá hoại cạnh tranh công bằng và gây ảnh hưởng rất xấu đến quyền lợi, sức khỏe, tài chính cũng như làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đối với các mặt hàng cũng như các nhà sản xuất – kinh doanh, đặc biệt là đối với các mặt hàng như mỹ phẩm hay thực phẩm. Khi sử dụng mỹ phẩm giả, khách hàng có thể dị ứng, mẩn đỏ, nổi mụn, nám… Tuy nhiên, khi dùng lâu dài, người tiêu dùng sẽ có nguy cơ bị ung thư da. Đồng thời, mỹ phẩm giả sẽ khiến da bị lão hóa sớm, khi các chất hóa học thâm nhập và bào mòn làn da khiến da bị khô, nổi mụn và sạm theo thời gian.

Còn nếu người tiêu dùng sử dụng phải thực phẩm giả, hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn vì độc dược từ thực phẩm giả vào cơ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tổn thương hệ thần kinh, nhiễm độc, suy gan, suy thận, rối loạn chuyển hóa, ung thư và thậm chí tử vong… Như vậy, người tiêu dùng không chỉ mất tiền vô ích mà còn phải chịu nhiều hệ quả không mong muốn.

Xử lý hàng giả hàng nhái bảo vệ người tiêu dùng
Xử lý hàng giả hàng nhái bảo vệ người tiêu dùng

Câu 2: Sở dĩ hàng giả, hàng nhái có “đất sống” là vì có sự “tiếp tay” của người tiêu dùng. Ông nghĩ sao?

Trả lời:

Thói quen tiêu dùng của người dân hiện nay đã vô tình tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái phát triển. Một trong những nguyên nhân khiến hàng nhái, hàng giả vẫn tồn tại ở nhiều lĩnh vực là người tiêu dùng chưa có nhiều kiến thức, thông tin để phân biệt hàng giả và ngại việc kiện cáo khi mua phải sản phẩm giả. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận người tiêu dùng có thị hiếu thích dùng hàng hóa có thương hiệu nổi tiếng nhưng giá rẻ phù hợp về tài chính.

Một thống kê gần đây của Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, có đến 80% người tiêu dùng biết sản phẩm mình mua là hàng giả, là hàng không rõ nguồn gốc, nhưng vì nhu cầu sính hàng ngoại, hàng thương hiệu, thích làm đẹp, thích giá rẻ, nên rất nhiều người đã chấp nhận và thỏa hiệp với… hàng giả. Điều này đã tạo cơ hội cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng đến chính người tiêu dùng. Đồng thời, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc giám sát, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm.

Thói quen của người tiêu dùng vô tình tiếp tay cho hàng giả hàng nhái
Thói quen của người tiêu dùng vô tình tiếp tay cho hàng giả hàng nhái

Câu 3: Bên cạnh hình thức mua bán trực tuyến đơn thuần, thương mại điện tử còn xuất hiện hình thức bán hàng qua livestream, bán hàng xuyên biên giới. Liệu rằng có cần chế tài quản lý cụ thể cho từng hình thức để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hay không?

Trả lời:

Sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) đã mang đến nhiều hình thức mua bán mới bên cạnh mô hình trực tuyến truyền thống. Livestream và bán hàng xuyên biên giới là hai ví dụ điển hình, thu hút sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng. Tuy nhiên, những hình thức này cũng đặt ra những thách thức mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Mỗi hình thức đều có điểm đặc thù riêng. Với livestream bán hàng, hình thức này mang tính tương tác cao, tạo sự thúc đẩy mua sắm nhanh chóng, trong khi bán hàng xuyên biên giới phụ thuộc vào sự trơn tru, nhanh chóng của hệ thống logistic, cũng như liên kết với các bên thuế, hải quan, vận chuyển.

Những quy định hiện nay vẫn còn nhiều lỗ hổng pháp lý, chưa kiểm soát chặt chẽ 2 loại hình này. Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn hiện hành chưa bảo quát được hết các mô hình kinh doanh. Luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về hoạt động bán hàng qua livestream, dẫn đến khó khăn trong việc xác định trách nhiệm của các bên liên quan như người bán, nền tảng livestream, người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm.

Đối với bán hàng xuyên quốc gia, quy định về thuế, hải quan, bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch xuyên biên giới còn chung chung, chưa theo kịp thực tế phát triển. Luật hiện hành còn thiếu cơ chế giám sát hiệu quả đối với các mô hình kinh doanh mới. Tính chất “ảo” của môi trường mạng khiến việc thu thập chứng cứ vi phạm trong TMĐT gặp nhiều khó khăn. Cơ quan quản lý nhà nước còn thiếu nguồn lực về nhân sự am hiểu về công nghệ để giám sát hiệu quả hoạt động TMĐT, đặc biệt là với các hình thức mới phức tạp.

Chế tài xử phạt cũng cần phải mạnh mẽ hơn. Mức phạt hiện hành đối với các vi phạm trong TMĐT còn chưa đủ sức răn đe, khiến các hành vi vi phạm vẫn diễn ra phổ biến. Do tính chất xuyên biên giới của một số giao dịch, việc thực thi xử phạt đối với các đối tượng ở nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý trong việc xử lý vi phạm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Câu 4: Vậy còn đối với người tiêu dùng, họ cần làm gì để tự bảo vệ bản thân trước tình trạng hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử?

Trả lời:

Thương mại điện tử mang đến sự tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái. Để tự bảo vệ mình, người tiêu dùng cần trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Đầu tiên là khâu trước khi mua hàng. Người tiêu dùng cần lựa chọn các kênh, sàn thương mại điện tử uy tín. Ưu tiên mua hàng từ trang web, sàn giao dịch đã được kiểm chứng và có uy tín, được đánh giá cao từ cộng đồng người dùng. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần chú ý đến chính sách bảo vệ người tiêu dùng phải rõ ràng, cũng như sự xuất hiện của các cửa hàng chính hãng trên sàn. Thông tin của người bán trên sàn cũng là một điều cần cân nhắc. Người tiêu dùng nên xem đánh giá, phản hồi của người mua khác về người bán, kiểm tra thông tin liên hệ, địa chỉ của người bán. Tìm hiểu thông tin về sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau, so sánh giá cả, đánh giá của người dùng trước khi quyết định mua.

Thứ hai là khâu trong khi mua hàng. Người tiêu dùng cần đọc kỹ mô tả sản phẩm, lưu ý những chi tiết thông số kỹ thuật, xuất xứ, chất liệu, chế độ bảo hành. Kiểm tra kỹ hình ảnh sản phẩm xem có khớp với mô tả hay không, có dấu hiệu chỉnh sửa hay không. Người tiêu dùng ưu tiên hình thức thanh toán an toàn, sử dụng các phương thức thanh toán qua trung gian, ví điện tử hoặc thanh toán khi nhận hàng để đảm bảo. Ngoài ra, người tiêu dùng nên tạo thói quen lưu giữ hóa đơn, chứng từ mua hàng để làm bằng chứng khiếu nại nếu cần.

Cuối cùng là sau khi mua hàng. Người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm khi mua hàng, so sánh với mô tả sản phẩm, kiểm tra chất lượng, tem nhãn, phụ kiện đi kèm. Nếu phát hiện sản phẩm là hàng giả, hàng nhái, hàng không đúng với đơn mua, người tiêu dùng cần với người bán và sàn TMĐT, liên hệ để có phương án đổi trả, hoàn tiền. Nếu nghi ngờ sản phẩm là hàng giả, hàng nhái, người tiêu dùng có quyền báo cáo với cơ quan quản lý thị trường để được hỗ trợ.

Câu 5: Sau gần 2 năm tiến hành sửa đổi, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ được thi hành từ ngày 1/7/2024. Theo luật sư, bộ luật này sẽ có tác động ra sao đối với vấn nạn hàng giả, hàng nhái?

Trả lời:

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi tích cực trong việc kiểm soát vấn nạn hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả hơn. Một số tác động dự kiến như khung pháp lý chặt chẽ hơn, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, và tăng cường quyền lợi cho người tiêu dùng được hoàn thiện hơn.

Đầu tiên là khung pháp lý chặt chẽ. Luật sửa đổi đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, bổ sung các hình thức TMĐT mới như livestream, bán hàng xuyên quốc giá, khắc phục những lỗ hổng pháp lý hiện tại. Luật cũng quy định rõ hơn về trách nhiệm, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong chuỗi cung ứng,  bao gồm nhà sản xuất, nhà phân phối, sàn TMĐT, người bán hàng, giúp xác định và xử lý vi phạm dễ dàng hơn. Chế tài xử phạt cũng được tăng cường. Mức phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái có thể được tăng lên, tạo sức răn đe mạnh mẽ hơn.

Thứ hai là nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Luật có thể tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế phối hợp liên ngành, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm. Luật mới cũng khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thị trường, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, giúp phát hiện và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái hiệu quả hơn.

Cuối cùng là tăng cường quyền lợi cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng có quyền được cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ, bao gồm cả nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng; quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu mua phải hàng giả, hàng nhái. Luật cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người tiêu dùng trong việc khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm.

Có thể bạn quan tâm >> Xử lý vi phạm nhãn hiệu

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Lòng tự hào dân tộc của người trẻ qua câu chuyện thương hiệu nước ngoài
    82 lượt xem 28/03/2025

    Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW có phần trả lời phóng viên Thanh Mai, Trung tâm Phát thanh, Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội. Nội dung về LÒNG TỰ HÀO DÂN TỘC CỦA NGƯỜI TRẺ QUA CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU NƯỚC NGOÀI. Câu hỏi: Trách nhiệm của doanh nghiệp nước ngoài đến...

    CẬP NHẬT QUY TRÌNH THÔNG BÁO THẨM ĐỊNH MỚI TỪ CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
    29 lượt xem 16/02/2025

    Ngày 15/02/2025, SBLAW, với vai trò là đại diện sở hữu công nghiệp, đã nhận được hàng loạt email từ Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) liên quan đến tiến trình thẩm định các đơn đăng ký. Theo đó, chủ sở hữu có thể truy cập trang web tra cứu của Cục SHTT, nhập mã...

    SBLAW họp trực tuyến với G&W PARTNERS LLP
    28 lượt xem 14/10/2024

    Chiều ngày 08 tháng 10 năm 2024, SBLAW đã có cuộc họp trực tuyến với ông Daniel Xinhua Wang, Giám đốc điều hành của hãng luật G&W PARTNERS để trao đổi về triển vọng hợp tác trong tương lai. Về G&W Partners LLP Được thành lập vào năm 1999, G&W Partners LLP là một trong...

    Có nên thừa nhận thuốc lá điện tử?
    19 lượt xem 06/05/2024

    [Baohothuonghieu.com] Hiện nay, thuốc lá điện tử vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi về tác hại của nó. Mới đây, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty luật SBLAW trả lời VTV về vấn đề Có nên thừa nhận thuốc lá điện tử? Hiện Việt Nam đã có quy định gì...

    Thông báo lịch nghỉ tết cổ truyền 2024
    8 lượt xem 26/01/2024

    Nhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024, chúng tôi xin gửi đến quý vị lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Chân thành cảm ơn sự ủng hộ và hợp tác mà quý vị đã dành cho chúng tôi trong suốt thời gian qua. Nhằm tạo điều kiện cho mọi người có thời...

    Lùm xùm xoay quanh vấn đề bản quyền tác giả của nhóm MTV
    38 lượt xem 24/01/2024

    Chủ đề về việc xâm phạm bản quyền tác giả là một vấn đề quan trọng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi mà việc chia sẻ thông tin và nội dung trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Xâm phạm bản quyền tác giả đặt ra những thách thức đối với...

    SBLAW bảo hộ thương hiệu thành công cho Dược phẩm Anh Mỹ
    48 lượt xem 22/01/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Bài viết này sẽ mô tả quá trình SBLaw hỗ trợ ANHMY PHARMA thành công đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ thương hiệu. Với sự chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý, SBLaw chứng tỏ là một đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong việc...

    Công ty luật SBLAW thông báo thay đổi logo mới
    9 lượt xem 26/12/2023

    SB LAW xin vui mừng tuyên bố, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, SB LAW sẽ bắt đầu sử dụng logo mới đánh dấu một cột mốc mới, bắt kịp xu thế thị trường sau một chặng đường hơn 15 năm cung cấp dịch vụ pháp lý và không ngừng phát triển. →...

    Đại diện SBLAW tham sự diễn đàn kinh tế Việt Nam – Nhật Bản 2023
    6 lượt xem 18/12/2023

    Ngày ngày 16 tháng 12 năm 2023, tại khách sạn New Otani Tokyo, bà Trần Mỹ Linh, Giám đốc Phát triển của SBLAW, đã tham gia tích cực trong Diễn đàn Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản 2023. Sự kiện quan trọng này được tổ chức dưới sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ...

    Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Nhìn từ khía cạnh pháp lý thực tiễn
    37 lượt xem 12/12/2023

      Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, quyền tác giả trở thành một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển. Việc bảo hộ thích đáng và có hiệu quả quyền tác giả là một trong những điều kiện tiên quyết để...

    Tại sao lại phải bảo hộ thương hiệu?
    5 lượt xem 23/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc bảo hộ thương hiệu đã trở thành một yếu tố thiết yếu đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thương hiệu không chỉ là biểu tượng đại diện cho sản phẩm và dịch vụ mà còn là tài...

    Cần cơ chế riêng hỗ trợ startup huy động vốn trên Thị Trường Chứng Khoán
    28 lượt xem 21/08/2023

    Những năm gần đây, làn sóng khởi nghiệp sáng tạo đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Số lượng  các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vì thế cũng tăng dần lên, kéo  theo nhu cầu huy động vốn dâng cao.  Việt Nam đang...

    Tọa đàm ngành luật: Tư duy kinh doanh trong thực hành nghề luật sư
    8 lượt xem 09/08/2023

    Tháng 8 này, trung tâm liên kết đào tạo luật sư thương mại quốc tế -Học viện Tư pháp triển khai buổi tọa đàm: Tư duy kinh doanh trong thực hành ngành luật. Buổi tọa đàm được diễn ra vào 08h30–11h30 Chủ Nhật ngày 13/8/2023 Hình thức: Online qua Microsoft Team Link đăng ký tham...

    Buôn bán hàng giả bị xử lý thế nào?
    387 lượt xem 13/10/2022

             Cùng với sự tăng trưởng “nóng” của mạng xã hội và công nghệ 4.0 thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới đang ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu...

    SBLAW được trao giải thưởng Legal 500 về lĩnh vực sở hữu trí tuệ
    476 lượt xem 31/01/2022

    SBLAW tiếp tục được tổ chức The Legal 500 xếp hạng là một trong những công ty hàng đầu về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Sau đây là nhận xét của The Legal 500: SB LAW SB LAW predominantly focuses on patent and trade mark law matters, with additional expertise in industrial designs...

    Google áp dụng các biện pháp nào để xử lý vi phạm bản quyền?
    528 lượt xem 25/01/2022

    Vi phạm bản quyền nội dung là một trong những vấn đề khiến những cơ quan truyền thông, báo chí trên khắp thế giới mất nhiều thời gian và công sức để tìm cách ngăn chặn. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc đưa ra các quy trình xử lý vi phạm...

    chat-active-icon