Cần cơ chế riêng hỗ trợ startup huy động vốn trên Thị Trường Chứng Khoán

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 47 lượt xem Đăng ngày 21/08/2023
Luật sư Nguyễn Thanh Hà

Những năm gần đây, làn sóng khởi nghiệp sáng tạo đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Số lượng  các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vì thế cũng tăng dần lên, kéo  theo nhu cầu huy động vốn dâng cao. 

Việt Nam đang trở thành một thị  trường khởi nghiệp vô cùng năng động và sáng tạo. Theo thống kê, Việt Nam hiện đang có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp (startup), trong  đó có 3 “kỳ lân” (doanh nghiệp được định giá trên 1 tỷ USD). Năm 2021, nguồn vốn đầu tư cho startup tại Việt Nam tăng cao chưa từng thấy với tổng giá trị hơn 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên,việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán (TTCK) của các startup hết sức hạn chế do thiếu cơ chế phù hợp với đặc thù riêng của các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa.  

Tạp chí Đầu tư Tài chính đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW. 

Luật sư Nguyễn Thanh Hà
Luật sư Nguyễn Thanh Hà

Ông đánh giá như thế nào về khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK, đặc biệt là các startup, thưa ông?  

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Đối với doanh nghiệp nói chung, trước khi có TTCK, các đối tác, mở rộng quy mô thị trường. Tuy nhiên,  sau những sai phạm của các doanh nghiệp  trong phát hành trái phiếu thì Bộ Tài chính đã  liên tục chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc  ngành tài chính tăng cường công tác thanh tra,  giám sát, nhằm chấn chỉnh và xử lý nghiêm các  vi phạm trong hoạt động phát hành và cung  cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).  Cùng với đó, Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi,  bổ sung một số điều của Nghị định 153/2020/ NĐ-CP cũng đã có hiệu lực từ ngày 5/3/2023. 

Trước những biện pháp, cảnh báo và cả dự  báo về các rủi ro cùng các quy định pháp lý mới,  các chủ thể phát hành chứng khoán và cả phía  nhà đầu tư, giới chuyên môn đều lo lắng rằng  các chính sách có thể siết quá chặt, cào bằng,  gây khó cho doanh nghiệp. 

Đối với các startup, tuy đã có những bước  phát triển mạnh trong thời gian vừa qua nhưng  nhìn chung, trình độ phát triển của các startup  là còn thấp. Do hạn chế về tuổi đời, quy mô và  nguồn vốn, nhiều startup có trình độ quản trị  kém, chưa chú trọng đến công tác xây dựng  thương hiệu, không quan tâm đến công tác  truyền thông và quan hệ với các nhà đầu tư,  chưa chú trọng đến công tác đa dạng hoá các  nguồn vốn kinh doanh… Những yếu tố trên đã  cộng hưởng và làm hạn chế cho năng lực cạnh  tranh của các startup. 

Bên cạnh đó, khung pháp luật và chính sách  đối với phát triển kinh tế doanh nghiệp nói  chung và startup nói riêng vẫn còn nhiều những  quy định mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu tính hợp  lý, ổn định, nhất quán, chưa thực sự đồng bộ. 

Trên thực tế, có rất ít startup tiếp cận kênh huy động vốn từ TTCK. Ngoài việc không đáp  ứng được các quy định thì một nguyên nhân  khác là do lãi suất huy động thực tế của kênh  này thường cao hơn lãi suất vay ngân hàng,  dao động từ 10% đến 12% đối với trái phiếu,  

doanh nghiệp đó là trái phiếu doanh nghiệp nên nguồn vốn này chỉ phù hợp với các doanh  nghiệp lớn, tài sản nhiều. Cùng với đó, ngay cả  khi doanh nghiệp phát hành được chứng khoán  thì cũng gặp khó khăn trong việc tìm người mua  và phải tốn kém các chi phí để thực hiện các  tiêu chuẩn về minh bạch thông tin tài chính, về  báo cáo kiểm toán… Do vậy, không phải startup  nào cũng có thể thực hiện thành công các hình  thức huy động vốn trên TTCK. 

Cụ thể, ở góc độ chính sách, các startup đang  gặp khó khăn nào, thưa ông? 

Các startup đang  gặp khó khăn nào
Các startup đang  gặp khó khăn nào

Tại khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019  quy định về điều kiện chào bán cổ phiếu lần  đầu ra công chúng, nhưng vẫn còn tồn tại một  số khó khăn như sau: 

Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng  ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo  giá trị ghi trên sổ kế toán: Điều này có thể gây  khó khăn cho các startup vì không phải doanh  nghiệp nào cũng có đủ số vốn này ngay từ đầu. 

Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền  trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời  không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào  bán: Điều này sẽ là bất lợi đối với đa số startup. 

Có phương án phát hành và phương án sử  dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu  được Đại hội đồng cổ đông thông qua: Quy định  này có thể sẽ là thử thách lớn đối với những  startup vì hầu hết các doanh nghiệp này chưa  có kế hoạch cụ thể rõ ràng về phương án phát  hành và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. 

Với kênh trái phiếu, điểm mới của hệ thống  pháp lý từ ngày 1/1/2021 đối với trái phiếu phát hành ra công chúng yêu cầu phải có định  mức tín nhiệm. Đối với startup thì điều này lại  gây ra nhiều khó khăn vì những doanh nghiệp  này chưa thể có được mức độ tín nhiệm nhất  định. Vì vậy, nên khách hàng sẽ cân nhắc hơn  khi tìm hiểu và chọn lựa startup. 

Phát hành trái phiếu riêng lẻ thì không bắt  buộc doanh nghiệp phải có tài sản bảo đảm  của mình hoặc bên thứ ba, hoặc được bảo lãnh  thanh toán, nhưng nếu có bảo đảm, thì nhà đầu  tư yên tâm hơn, chất lượng trái phiếu cao hơn,  nên có thể trả lãi suất thấp hơn, thời gian huy  động nhanh hơn, thời hạn trái phiếu dài hơn. 

Về tình hình tài chính, hiện nay, các startup  đang gặp nhiều khó khăn và thách thức trong  việc huy động vốn từ ngân hàng vì không đủ các  điều kiện đề ra, trong bối cảnh các ngân hàng  đang ngày càng đẩy mạnh áp dụng các chuẩn  mực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, đòi  hỏi ngày càng cao tính minh bạch về thông tin,  tài chính, tài sản bảo đảm của khách hàng. 

Vậy chúng ta có cần một cơ chế riêng để hỗ  trợ các startup không, thưa ông? 

Để thúc đẩy khởi nghiệp, việc huy động vốn  cho các startup là vô cùng quan trọng. Để giải  quyết yêu cầu này, bên cạnh tạo ra hành lang  pháp lý về đầu tư tài chính cho khởi nghiệp, bảo  lãnh vốn tín dụng cho các startup, lập Quỹ đầu  tư mạo hiểm thuộc Chính phủ thì cần cân nhắc  xây dựng sàn giao dịch chứng khoán chuyên  biệt cho các startup. 

Các khó khăn của starup trên TTCK
Các khó khăn của starup trên TTCK

Thiết nghĩ, có những cơ chế riêng để hỗ trợ các  doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia vào TTCK là  một điều cần thiết để kích thích phát triển kinh  tế. Vì, các startup đóng vai trò quan trọng trong  nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh các quốc gia  đang “chạy đua” trong cuộc cách mạng 4.0. 

Kinh nghiệm từ các quốc gia có nền khởi  nghiệp phát triển cho thấy, một hệ sinh thái  khởi nghiệp tốt cần hội tụ đủ các yếu tố chủ yếu:  Khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho khởi nghiệp;  tính năng động, sáng tạo của startup; sự tham gia tích cực của các định chế tài chính, quỹ  đầu tư, nhà đầu tư… và các cơ sở cung cấp các  dịch vụ hỗ trợ startup… Việt Nam đang trong  giai đoạn đầu hình thành một hệ sinh thái khởi  nghiệp như vậy. Tuy nhiên, một trong những  thách thức lớn nhất đối với các startup là việc  huy động vốn, đặc biệt là cho giai đoạn ươm  mầm và tăng tốc. Do đó, vấn đề quan trọng nhất  của việc xây dựng cơ chế riêng cho startup sẽ là  bài toán về nguồn vốn. 

Ngoài việc xây dựng sàn giao dịch chứng  khoán chuyên biệt cho các startup, Chính phủ  cần có các cơ chế bảo lãnh vốn tín dụng cho các  startup, đồng thời tạo môi trường phát triển các  quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư thiên thần, lập  Quỹ đầu tư mạo hiểm thuộc Chính phủ. Chính  phủ và các cơ quan chuyên môn của nhà nước  cần xây dựng quy định chi tiết cho vấn đề này. 

Cụ thể, sàn giao dịch riêng cho startup sẽ  có những đặc điểm và tính chất như thế nào,  thưa ông? 

Ngoài những đặc điểm của sàn giao dịch  chứng khoán nói chung thì sàn giao dịch riêng  cho startup ra đời cần có một số điểm khác biệt.  Cụ thể, điều kiện niêm yết, yêu cầu năng lực tài  chính và hồ sơ pháp lý của các startup không  quá chặt chẽ như các sàn chứng khoán hiện nay. 

Tuy nhiên ngược lại, cơ quan quản lý cần có  cơ chế kiểm soát, giám sát chặt chẽ theo hướng  đảm bảo tính công khai, minh bạch, từ đó giúp  hạn chế các giao dịch không lành mạnh và có  cơ chế bảo vệ nhà đầu tư. Vì các startup thường  chưa tạo được uy tín nên việc đảm bảo tính minh  bạch là rất quan trọng nhằm giữ chân cũng như  thu hút nhiều nhà đầu tư hơn sẵn sàng rót tiền  vào các startup. 

Sàn giao dịch riêng cho startup cần được vận  hành bởi khuôn khổ luật riêng, có những hỗ  trợ về thủ tục pháp lý và thuế tạo điều kiện đưa  

startup lên sàn để tiếp cận các nguồn vốn một  cách thuận lợi và nhanh chóng nhất. 

Trên thế giới, việc hỗ trợ phát triển thị trường  vốn cho các startup được thực hiện như thế nào,  thưa ông? 

Các startup thường gặp khó khăn trong việc  huy động vốn từ kênh truyền thống như ngân  hàng. Nguồn vốn của các doanh nghiệp khởi  nghiệp thường đến từ vốn tự có. Nên hiện nay  một số quốc gia trên thế giới đã tháo gỡ khó  khăn này bằng cách phát triển mô hình thị  trường vốn, đặc biệt có một số quốc gia đã mở  ra sàn giao dịch chứng khoán chuyên biệt cho  các startup. Việt Nam cũng đang trong giai đoạn  đầu hình thành một hệ sinh thái khởi nghiệp  như vậy và các startup cũng gặp những khó  khăn tương tự trong việc huy động vốn. Vì vậy,  để phát triển thị trường vốn cho các startup, Việt  Nam có thể nghiên cứu kinh nghiệm của một số  quốc gia trên thế giới từ đó áp dụng để phát triển  thị trường trong nước như sau: 

Tại Hàn Quốc, sàn chứng khoán dành cho  doanh nghiệp khởi nghiệp (KONEX) đã rất  thành công, tạo cơ chế thoái vốn dễ dàng hơn  cho nhà đầu tư. Sàn KONEX về bản chất cũng  giống sàn giao dịch chứng khoán cho các  công ty đại chúng, nhưng dành cho các doanh  nghiệp có quy mô nhỏ hơn, điều kiện niêm yết,  năng lực tài chính và hồ sơ pháp lý không quá  chặt chẽ. Cơ quan quản lý thiết kế riêng khuôn  khổ pháp lý, khác với đạo luật trên thị trường  chính, để áp dụng với các cổ phiếu giao dịch  trên KONEX. Theo đó, doanh nghiệp niêm yết  trên sàn này không cần phải đáp ứng tiêu chuẩn  kế toán quốc tế, doanh nghiệp không phải công  bố báo cáo tài chính quý, báo cáo tài chính bán  niên. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là cơ  quan quản lý thả nổi cho thị trường hoạt động,  cơ quan quản lý rất chú trọng đến việc giám sát  để hạn chế các giao dịch không lành mạnh và  có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư.  

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Chương trình Cảm nhận nhịp điệu Sở hữu trí tuệ
    108 lượt xem 20/04/2025

    Hòa cùng không khí sôi nổi của chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Day), tối ngày 20/4/2025, chương trình nghệ thuật “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc” đã diễn ra tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP. Hồ Chí Minh – nơi trái tim của...

    Chúc mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4
    178 lượt xem 20/04/2025

    Ngày Thương hiệu Việt Nam không chỉ là dịp để tôn vinh những thương hiệu đã và đang khẳng định dấu ấn trên thị trường trong nước và quốc tế, mà còn là lời nhắc nhở đầy ý nghĩa về vai trò của sự kiên định, đổi mới và chiến lược dài hạn trong việc...

    SBLaw hưởng ứng Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia tại Bắc Ninh
    132 lượt xem 18/04/2025

    HotlineEmailTwitterYoutubeLinkedInFacebookZalo

    Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc
    67 lượt xem 17/04/2025

    Ngày 20/04/2025, SBLAW vinh dự được Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch – mời tham dự Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc, tổ chức tại không gian sân khấu phố đi bộ Nguyễn Huệ – Ngô Đức Kế, Quận...

    Hội thảo “Pháp lý sở hữu trí tuệ: Bảo vệ quyền, phòng tránh, xử lý xâm phạm cho doanh nghiệp”
    65 lượt xem 16/04/2025

    Ngày 13/05/2025, Câu lạc bộ Giám đốc Pháp chế Doanh nghiệp đã tổ chức Hội thảo pháp lý với chủ đề “Sở hữu trí tuệ – Bảo vệ quyền, phòng tránh & xử lý xâm phạm cho doanh nghiệp”, nhằm cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp những kiến thức chuyên sâu và giải pháp...

    SBLAW tham dự chương trình “Hưởng ứng Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia chào mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 năm 2025”
    65 lượt xem 15/04/2025

    Ngày 15/04/2025, với tư cách là một trong Top 10 đại diện sở hữu công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, SBLAW vinh dự tham dự Chương trình “Hưởng ứng Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia” do Ủy ban Nhân dân và Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh tổ chức, nhân dịp kỷ niệm Ngày...

    Lòng tự hào dân tộc của người trẻ qua câu chuyện thương hiệu nước ngoài
    108 lượt xem 28/03/2025

    Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW có phần trả lời phóng viên Thanh Mai, Trung tâm Phát thanh, Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội. Nội dung về LÒNG TỰ HÀO DÂN TỘC CỦA NGƯỜI TRẺ QUA CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU NƯỚC NGOÀI. Câu hỏi: Trách nhiệm của doanh nghiệp nước ngoài đến...

    CẬP NHẬT QUY TRÌNH THÔNG BÁO THẨM ĐỊNH MỚI TỪ CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
    47 lượt xem 16/02/2025

    Ngày 15/02/2025, SBLAW, với vai trò là đại diện sở hữu công nghiệp, đã nhận được hàng loạt email từ Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) liên quan đến tiến trình thẩm định các đơn đăng ký. Theo đó, chủ sở hữu có thể truy cập trang web tra cứu của Cục SHTT, nhập mã...

    SBLAW họp trực tuyến với G&W PARTNERS LLP
    39 lượt xem 14/10/2024

    Chiều ngày 08 tháng 10 năm 2024, SBLAW đã có cuộc họp trực tuyến với ông Daniel Xinhua Wang, Giám đốc điều hành của hãng luật G&W PARTNERS để trao đổi về triển vọng hợp tác trong tương lai. Về G&W Partners LLP Được thành lập vào năm 1999, G&W Partners LLP là một trong...

    Có nên thừa nhận thuốc lá điện tử?
    33 lượt xem 06/05/2024

    [Baohothuonghieu.com] Hiện nay, thuốc lá điện tử vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi về tác hại của nó. Mới đây, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty luật SBLAW trả lời VTV về vấn đề Có nên thừa nhận thuốc lá điện tử? Hiện Việt Nam đã có quy định gì...

    Xử lý hàng giả hàng nhái bảo vệ người tiêu dùng
    172 lượt xem 26/04/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Trong thời đại của sự phát triển công nghệ và thị trường mở, việc sản xuất và phân phối hàng giả hàng nhái đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới. Những sản phẩm kém chất lượng không chỉ đe dọa sức khỏe mà...

    Thông báo lịch nghỉ tết cổ truyền 2024
    17 lượt xem 26/01/2024

    Nhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024, chúng tôi xin gửi đến quý vị lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Chân thành cảm ơn sự ủng hộ và hợp tác mà quý vị đã dành cho chúng tôi trong suốt thời gian qua. Nhằm tạo điều kiện cho mọi người có thời...

    Lùm xùm xoay quanh vấn đề bản quyền tác giả của nhóm MTV
    55 lượt xem 24/01/2024

    Chủ đề về việc xâm phạm bản quyền tác giả là một vấn đề quan trọng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi mà việc chia sẻ thông tin và nội dung trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Xâm phạm bản quyền tác giả đặt ra những thách thức đối với...

    SBLAW bảo hộ thương hiệu thành công cho Dược phẩm Anh Mỹ
    58 lượt xem 22/01/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Bài viết này sẽ mô tả quá trình SBLaw hỗ trợ ANHMY PHARMA thành công đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ thương hiệu. Với sự chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý, SBLaw chứng tỏ là một đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong việc...

    Công ty luật SBLAW thông báo thay đổi logo mới
    18 lượt xem 26/12/2023

    SB LAW xin vui mừng tuyên bố, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, SB LAW sẽ bắt đầu sử dụng logo mới đánh dấu một cột mốc mới, bắt kịp xu thế thị trường sau một chặng đường hơn 15 năm cung cấp dịch vụ pháp lý và không ngừng phát triển. →...

    Đại diện SBLAW tham sự diễn đàn kinh tế Việt Nam – Nhật Bản 2023
    15 lượt xem 18/12/2023

    Ngày ngày 16 tháng 12 năm 2023, tại khách sạn New Otani Tokyo, bà Trần Mỹ Linh, Giám đốc Phát triển của SBLAW, đã tham gia tích cực trong Diễn đàn Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản 2023. Sự kiện quan trọng này được tổ chức dưới sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ...

    0904.340.664