Quy trình thủ tục xử lý vi phạm nhãn hiệu

Thực trạng vi phạm nhãn hiệu tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Theo quy định của pháp luật, có những hình thức xử lý gì với các hành vi vi phạm nhãn hiệu? Quy trình xử lý được thực hiện như thế nào? Dưới đây Công ty luật SBLAW trình bày các phương pháp và thủ tục xử lý vi phạm nhãn hiệu để quý khách được nắm rõ.

Hành vi vi phạm nhãn hiệu?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau.

Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được quy định tại Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019). cụ thể:

Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sau lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Ngoài quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu cho mục đích kinh doanh như sau:

  • Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hoá, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
  • Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ, trưng bày để bán hàng hoá, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu
Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu

Quy trình xử lý vi phạm, xậm phạm nhãn hiệu

Xác lập tư cách pháp lý và chuẩn bị tài liệu

Để xác lập tư cách đại diện sở hữu công nghiệp của SB Law, khách hàng cần cung cấp Giấy ủy quyền trong đó có thể hiện SB Law là đại diện sở hữu công nghiệp và SB Law có đủ thẩm quyền để thực thi, bảo hộ quyền tại Việt Nam.

Để có thể tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền (xử lý vi phạm nhãn hiệu), chủ thể quyền phải cung cấp các tài liệu sau đây:

  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (03 bản); hoặc
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của Cục sở hữu trí tuệ (03 bản); hoặc
  • Bản sao có chứng thực Hợp đồng license đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
  • Mẫu sản phẩm vi phạm và mẫu sản phẩm bị vi phạm (03 mẫu) nếu các sản phẩm này không phải là các sản phẩm dễ cháy, độc hại hoặc khó bảo quản; hoặc
  • Ảnh chụp sản phẩm, dịch vụ vi phạm (03 bộ);
  • Thông tin của bên vi phạm gồm tên công ty, địa điểm kinh doanh hoặc các giấy tờ tài liệu khác.
Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu
Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu

Giám định sở hữu trí tuệ

Giám định sở hữu trí tuệ là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó, giám định sở hữu trí tuệ là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý vi phạm chính thức.

Tài liệu cần thiết cho việc giám định bao gồm

  • Tờ khai theo mẫu (SB law cung cấp);
  • Giấy ủy quyền (Gửi lại khi nhận được yêu cầu);
  • Tài liệu chứng minh quyền của chủ thể quyền (bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của Cục sở hữu trí tuệ)
  • Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm);

Thời hạn để giám định thường nằm trong khoảng từ 7 đến 15 ngày làm việc.

Chi phí giám định (bao gồm phí dịch vụ và lệ phí chính thức): tùy theo vụ việc và thời gian yêu cầu giám định

Các phương án xử lý vi phạm nhãn hiệu

Dựa vào kết quả giám định, chủ thể quyền có thể lựa chọn các phương án sau đây để xử lý hành vi xâm phạm quyền.

Phương án 1: Dịch vụ cảnh báo.

Trong trường hợp khách hàng đồng ý thực hiện theo phương án này, SB law sẽ gửi thư cảnh báo đến bên vi phạm

Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện các yêu cầu trên hoặc thực hiện không đầy đủ thì chủ thể quyền có thểm xem xét phương án 2 dưới đây.

Chú ý: Phương án này không phải là phương án bắt buộc theo quy định hiện hành.

Phương án 2: Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xậm phạm của bên vi phạm (biện pháp hành chính)

Theo phương án này SB Law sẽ soạn thảo các tài liệu cần thiết và nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy theo từng địa phương, tính chất của vụ việc mà cơ quan có thẩm quyền có thể được chọn theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 97/2010/NĐ-CP;

Tài liệu cần thiết cho việc thực hiện phương án này bao gồm

  • Giấy ủy quyền (SB law cung cấp);
  • Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền;
  • Tài liệu chứng minh tư cách chủ thể quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của NOIP)
  • Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị xử lý (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm);
  • Kết luận giám định của Viện khoa học sở hữu trí tuệ;
  • Các tài liệu khác có khả năng sử dụng trong quá trình xử lý của cơ quan có thẩm quyền;

Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được đơn yêu cầu xử lý, có quan có thẩm quyền phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn yêu cầu xử lý. Trong trường hợp đơn chưa cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chủ thể quyền cung cấp, bổ sung trong vòng 30 ngày tính từ ngày ra yêu cầu.

Trong vòng 30 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho bên yêu cầu về dự định thời gian, biện pháp xử lý, thủ tục xử lý và yêu cầu chủ thể quyền hợp tác hỗ trợ trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm.

Dịch vụ xử lý vi phạm nhãn hiệu của SBLAW

Sử dụng dịch vụ xử lý vi phạm nhãn hiệu của SBLAW quý khách hàng sẽ được:

  • Các luật sư của SBLAW sẽ đại diện cho khách hàng làm việc với các cơ quan chức năng, đối tượng vi phạm để đưa ra phương án xử lý hợp lý.
  • Các luật sư của chúng tôi cũng chuẩn bị, tư vấn soạn thảo đơn xử lý vi pham, đánh giá ban đầu về đối tượng vi phạm và các cách thức và phương án xử lý.
  • Luật sư SBLAW cũng gặp gỡ các đối tượng vi phạm nhằm đảm bảo xử lý nhanh gọn.
  • Chi phí xử lý vi phạm: Căn cứ vào từng vụ việc, chúng tôi sẽ đưa ra chi phí phù hợp với từng doanh nghiệp.

Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ xử lý vi phạm nhãn hiệu của SBLAW vui lòng liên hệ ngay HOTLINE: 0904340664

Mời quý khách xem thêm tư vấn xử lý vi phạm nhãn hiệu Việt Nam của luật sư SBLAW trên sóng truyền hình dưới đây.

 

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin chung và không nhằm mục đích cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cụ thể nào. Các quy định pháp luật được trích dẫn trong nội dung bài viết có hiệu lực tại thời điểm đăng, nhưng có thể đã thay đổi vào thời điểm đọc của bạn. Do đó, chúng tôi khuyến nghị luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Mọi vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến địa chỉ baohothuonghieu@sblaw.com.vn.

SBLAW là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến sở hữu trí tuệ. Hãy tham khảo về các dịch vụ của chúng tôi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Việt Nam của chúng tôi qua địa chỉ email baohothuonghieu@sblaw.com.vn.

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại – Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Coi chừng án hình sự

 Trong bài báo Vô tư dùng phần mềm lậu: Coi chừng án hình sự đăng trên Vietnamnet.vn có trích dẫn ý kiến của luật sư Phạm

Hàng hoá nhập lậu là gì?

Hàng hoá nhập lậu là gì? Câu hỏi: Xin hỏi luật sư là cơ sở nào để xác định hàng hoá nhập lậu theo luật