Nhượng quyền thương mại tại thị trường Việt Nam

Trong thời gian gần đây, sự phát triển thành công của các chuỗi cửa hàng mang nhãn hiệu “PHỞ 24”; LOTTERIA”; “KFC”;"PARKSON” tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, và đặc biệt gần đây nhất là sự kiện liên kết sử dụng nhãn hiệu dịch vụ giữa hai hãng hàng không PACIFIC AIRLINE và JETSTAR AIRWAY đang nhận được sự quan tâm đặc biệt trong giới kinh doanh.

Nhượng quyền thương mại tại thị trường Việt Nam

Có thể khẳng định rằng, đây là một trong những dấu hiệu xâm nhập của một trào lưu kinh doanh mới tại Việt Nam – trào lưu kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương mại hay còn gọi là franchise

Nhượng quyền thương mại thực chất là việc bên có quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, hay bí mật kinh doanh -bên nhượng quyền- cấp phép cho bên thứ hai đủ điều kiện –bên nhận nhượng quyền- kinh doanh/sản xuất dưới nhãn hiệu/tên thương mại, bí quyết... của mình. Trong đó, bên nhượng quyền còn có thể tiến hành những hoạt động cần thiết để đào tạo và trợ giúp bên nhận nhượng quyền thiết lập những nền tảng ban đầu trong hoạt động kinh doanh. Đổi lại, bên nhận nhượng quyền buộc phải trả một khoản phí duy trì nhất định để hoạt động kinh doanh theo mô hình đã được nhượng quyền.

Thực vậy, kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại đã tồn tại tương đối lâu đời ở nhiều nước trên thế giới. Vậy nhưng, tại Việt Nam hình thức này chỉ mới bước đầu nở rộ trong thời gian mấy năm trở lại đây, và đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng trong các chiến lược mở rộng quy mô hoạt động của mình. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều triển khai thành công chiến lược kinh doanh theo mô hình này, và đã có không ít tên tuổi, nhãn hiệu đã bị thiệt hại đáng kể cả về mặt doanh thu cũng như uy tín trên thương trường do những sai lầm trong quá trình thực hiện chiến lược franchise.

Việt Nam đã và đang là thị trường nhiều tiềm năng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư quốc tế. Trong đó, phương thức nhượng quyền thương mại đang là một trong những phương thức phát triển hoạt động kinh doanh được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn nhằm nhanh chóng tạo dựng chỗ đứng trên thị trường Việt Nam thay vì phải tiến hành những thủ tục pháp lý phức tạp để thiết lập hiện diện thương mại với phạm vi quyền kinh doanh có nhiều hạn chế bởi các cam kết quốc tế theo lộ trình gia nhập WTO.

Đây cũng là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước tận dụng để học hỏi các kinh nghiệm quản lý kinh doanh, tiếp thu công nghệ tiên tiến và hiện đại của thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, không kể bên nhượng quyền hay bên nhận nhượng quyền thương mại cũng cần phải hết sức quan tâm tìm hiểu những mặt lợi và hại của mô hình kinh doanh này trước khi triển khai áp dụng trên thực tế.

Thạc sỹ Trần Trung Kiên
Công ty luật SBLAW

Tham khảo thêm » Dịch vụ đăng ký nhượng quyền thương mại

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan