Việc đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có nguồn gốc Việt Nam được quy định trong và Hiệp ước hợp tác quốc tế về Bằng sáng chế năm 1970, được sửa đổi năm 1984 và Luật Sở hữu trí tuệ, SBLAW giới thiệu cụ thể như sau
Đăng ký sáng chế theo PCT dễ dàng hơn nhiều khi bạn đến với SBLaw. Gọi cho Hotline của chúng tôi 0904340664 để được tư vấn chi tiết hơn!
Việt Nam hiện nay là thành viên của Hiệp ước hợp tác về sáng chế – PCT, vì vậy, Việt Nam có nghĩa vụ bảo hộ các đơn quốc tế về sáng chế tại Việt Nam.
Việc đăng ký sáng chế theo PCT được quy định trong và Hiệp ước hợp tác quốc tế về Bằng sáng chế năm 1970, được sửa đổi năm 1984 và Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005, cụ thể như sau.
Yêu cầu bắt buộc khi nộp đơn đăng ký sáng chế theo PCT
Đăng ký sáng chế pct

Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Có tính mới
– Có trình độ sáng tạo
– Có khả năng áp dụng công nghiệp
Thành phần, số lượng hồ sơ
– Thành phần hồ sơ đăng ký sáng chế theo PCT bao gồm:
– Tờ khai đơn đăng ký sáng chế theo PCT được làm bằng tiếng Anh (03 bản);
– Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
– Yêu cầu bảo hộ (02 bản).
– Các tài liệu có liên quan (nếu có);
Ngôn ngữ
Đơn quốc tế nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Anh. Mỗi đơn được làm thành 03 bản.
Trong trường hợp không đủ số bản quy định, Cục Sở hữu trí tuệ sao thêm cho đủ số bản cần thiết và người nộp đơn phải nộp phí sao đơn quốc tế.
Nộp đơn đăng ký sáng chế theo cách nào?
– Trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng quốc tế.
– Qua bưu điện.
– Qua đại diện sở hữu công nghiệp (như SBLaw)
Hồ sơ đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam
a) Nếu trong đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ là Cơ quan được chỉ định. Trong trường hợp này, để được vào Giai đoạn quốc gia, trong thời hạn 31 tháng kể từ ngày ưu tiên người nộp đơn phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ:
(i) Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế, làm theo mẫu 01-SC quy định tại Phụ lục A của Thông tư này;
(ii) Bản sao đơn quốc tế (trường hợp người nộp đơn yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế);
(iii) Bản dịch ra tiếng Việt của đơn quốc tế: bản mô tả, gồm phần mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích các hình vẽ và bản tóm tắt (bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu, nếu đơn chưa được công bố và bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi, nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 của Hiệp ước);
(iv) Phí và lệ phí quốc gia.
b) Đơn quốc tế nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại điểm 27.4.a trên đây có thể được chấp nhận với điều kiện người nộp đơn nộp phí, lệ phí theo quy định.
Hồ sơ đăng ký sáng chế theo PCT có chọn Việt Nam

Đơn quốc tế có chọn Việt Nam
a) Nếu trong đơn quốc tế có chọn Việt Nam thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ là cơ quan được chọn. Trong trường hợp này, nếu việc chọn Việt Nam được tiến hành trong thời hạn 19 tháng kể từ ngày ưu tiên, để được vào giai đoạn quốc gia, trong thời hạn 31 tháng kể từ ngày ưu tiên, người nộp đơn phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ các tài liệu sau đây:
(i) Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế, làm theo mẫu 01-SC quy định tại Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
(ii) Bản dịch ra tiếng Việt của đơn quốc tế: bản mô tả, gồm phần mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích các hình vẽ và bản tóm tắt (bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu, nếu đơn chưa được công bố và bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi, nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 và/hoặc Điều 34(2)(b) của Hiệp ước);
(iii) Bản dịch ra tiếng Việt của các phụ lục báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế (khi có yêu cầu xét nghiệm nội dung đơn);
(iv) Phí và lệ phí quốc gia.
b) Đơn quốc tế nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định trên đây có thể được chấp nhận với điều kiện người nộp đơn nộp lệ phí theo quy định.
Xử lý đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT tại Việt Nam

SBLaw giới thiệu về quy trình xử lý đơn quốc tế về sáng chế theo quy định tại Thông tư 01 của Bộ khoa học và công nghệ hướng dẫn Nghị định 103 về sở hữu công nghiệp như sau:
Cơ quan nhận đơn
Cơ quan có thẩm quyền nhận đơn quốc tế về sáng chế tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ.
Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm:
a) Nhận đơn quốc tế đăng ký sáng chế theo PCT tại Việt Nam;
b) Thu phí gửi đơn quốc tế và thông báo các khoản lệ phí theo quy định để người nộp đơn chuyển cho Văn phòng quốc tế và Cơ quan tra cứu quốc tế theo quy định của Hiệp ước hợp tác về sáng chế – PCT (sau đây gọi là “Hiệp ước”);
c) Kiểm tra các khoản lệ phí có được nộp đúng hạn hay không;
d) Kiểm tra và xử lý đơn quốc tế theo quy định của Hiệp ước;
e) Xác định đối tượng yêu cầu bảo hộ: nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ của đơn thuộc diện bí mật quốc gia thì không tiến hành tiếp các công việc tiếp theo và các khoản lệ phí sẽ được hoàn trả cho người nộp đơn, trừ lệ phí gửi và lệ phí sao đơn quốc tế;
g) Gửi một bản (bản hồ sơ) của đơn đăng ký sáng chế cho Văn phòng quốc tế và một bản (bản tra cứu) cho cơ quan tra cứu quốc tế;
h) Gửi và nhận thư từ người nộp đơn và từ các cơ quan quốc tế.
Cơ quan tra cứu quốc tế và cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế
Đối với các đơn đăng ký sáng chế, các cơ quan tra cứu quốc tế và các cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế có thẩm quyền là các cơ quan sáng chế, cơ quan sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ của Ôx-trây-li-a, Áo, Liên bang Nga, Thụy Điển, Hàn Quốc và Cơ quan Sáng chế châu Âu.
Mục đích là đưa ra ý kiến sơ bộ và không ràng buộc về sáng chế yêu cầu bảo hộ trong đơn có đáp ứng các yêu cầu bảo hộ hay không. Cơ quan thẩm định lập báo cáo thẩm định sơ bộ và gửi cho Văn phòng quốc tế.
Đơn đăng ký sáng chế theo PCT được công bố trên Công báo của PCT (PCT Gazette).
Xử lý đơn quốc tế trong giai đoạn quốc gia
Xử lý đơn đăng ký sáng chế theo PCT trong giai đoạn quốc gia
a) Sửa đổi, bổ sung tài liệu trong giai đoạn quốc gia
Phù hợp với Quy tắc 51bis của Quy chế thi hành Hiệp ước, người nộp đơn đăng ký sáng chế theo PCT phải nộp giấy uỷ quyền, giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn trong giai đoạn quốc tế (nếu có) trong thời hạn 34 tháng kể từ ngày ưu tiên.
Phù hợp với Điều 28 và Điều 41 của Hiệp ước và Quy tắc 52.1(b) và 78.1(b) của Quy chế thi hành Hiệp ước, người nộp đơn có thể sửa đổi, bổ sung các tài liệu của đơn trong giai đoạn quốc gia.
Ngay tại thời điểm vào giai đoạn quốc gia, người nộp đơn cũng có thể sửa đổi, bổ sung bản mô tả. Việc sửa đổi, bổ sung nói trên phải phù hợp với quy định tại điểm 17 của Thông tư này.
Các tài liệu bổ sung, sửa đổi do người nộp đơn nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Việt.
b) Thời điểm bắt đầu giai đoạn quốc gia
Thời điểm bắt đầu xử lý đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam hoặc có chọn Việt Nam ở giai đoạn quốc gia kể từ ngày đầu tiên của tháng thứ ba mươi hai kể từ ngày ưu tiên, nếu người nộp đơn không có văn bản yêu cầu vào giai đoạn quốc gia sớm hơn các thời hạn nêu trên.
c) Thẩm định đơn quốc tế
Sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn quốc tế được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường. Nếu người nộp đơn có văn bản yêu cầu thẩm định đơn trước thời hạn và nộp phí theo quy định, đơn quốc tế sẽ được thẩm định trước thời hạn quy định tại điểm 27.7.b trên đây phù hợp với quy định tại Điều 23(2) của Hiệp ước.
d) Đơn quốc tế bị coi là rút bỏ
Ngoài những trường hợp bị coi là rút bỏ theo quy định của Hiệp ước và Quy chế thi hành Hiệp ước, trong trường hợp lệ phí quốc gia không được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ hoặc không có bản dịch ra tiếng Việt sau khi đã hết thời hạn quy định, đơn quốc tế có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam sẽ bị coi là rút bỏ.
Thời hạn tiến hành trình tự thủ tục
– Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên;
– Thẩm định nội dung:
Đối với đơn sáng chế có nguồn gốc tại Việt Nam: Tùy theo quy định của quốc gia sở tại nơi đơn được nộp ở giai đoạn quốc gia.
Đối với đơn sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.
Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
Để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải khẳng định lại điều đó trong tờ khai, nộp phí xin hưởng quyền ưu tiên và theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ, phải nộp bản dịch ra tiếng Việt của các tài liệu đã nộp cho Văn phòng quốc tế các tài liệu cần thiết theo Quy tắc 17.1(a) của Quy chế thi hành Hiệp ước.
Đối với đơn đăng ký sáng chế theo PCT, việc xử lý yêu cầu hưởng quyền ưu tiên phù hợp với Hiệp ước PCT và Quy chế thi hành Hiệp ước.
Phí, lệ phí đăng ký quốc tế
a) Người nộp đơn quốc tế vào giai đoạn quốc gia phải nộp phí, lệ phí theo quy định đối với đơn đăng ký sáng chế theo PCT nộp trực tiếp tại Việt Nam.
b) Người nộp đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam phải nộp các khoản phí, lệ phí theo quy định của Quy chế thi hành Hiệp ước và theo Thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp của Bộ Tài chính.
Lưu ý về trình tự thủ tục nộp đơn vào giai đoạn quốc gia của đơn PCT
Lưu ý về trình tự thủ tục nộp đơn vào giai đoạn quốc gia của đơn PCT
Sau khi nộp đơn PCT, trong thời hạn 31 tháng (30 tháng đối với Mỹ, Đức) tính từ ngày ưu tiên, nếu Quý chủ đơn PCT muốn đăng ký tại quốc gia nào thì phải được nộp đơn vào từng quốc gia đó mà hoàn toàn không có việc tự động vào giai đoạn quốc gia.
Khi nộp đơn vào giai đoạn quốc gia, người nộp đơn chuẩn bị đầy đủ các tài liệu và thủ tục thẩm định về hình thức và nội dung tương tự như khi nộp đơn trực tiếp hoặc sử dụng các mẫu tài liệu phù hợp cho việc nộp đơn vào giai đoạn quốc gia tùy theo quy định của mỗi nước.
Đặc biệt, đối với các quốc gia không chấp nhận tiếng Anh trong quá trình nộp đơn sáng chế, Người nộp đơn cần phải dịch sang ngôn ngữ được chấp nhận và bản dịch này vẫn phải đảm bảo yêu cầu về mặt hình thức như đối với nộp đơn trực tiếp.
Ở đây có thể hiểu PCT giống như khâu để người nộp đơn bảo lưu quyền nộp đơn tối đa tính từ ngày nộp đơn đầu tiên sang các quốc gia khác lâu nhất dựa trên nhu cầu thực thương mại thực tế (31 tháng) thay vì trong vòng 12 tháng như trường hợp nộp đơn trực tiếp.
Khi nộp đơn đăng ký sáng chế theo PCT thì sẽ mặc định chỉ định vào tất cả các nước thành viên (trước đây người nộp đơn phải lựa chọn từng nước và phải trả phí).
Sau đó, trong khoảng thời gian 30-31 tháng, người nộp đơn muốn đơn sáng chế của mình được bảo hộ tại nước nào thì sẽ nộp thêm 01 đơn tương ứng sang nước đó.
PCT giống như khâu bảo lưu quyền nộp đơn tối đa tính từ ngày nộp đơn đầu tiên sang các quốc gia khác
Phù hợp với các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO và Công ước Paris, các bảng phí do các quốc gia xây dựng đều theo nguyên tắc áp dụng một mức phí mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào giữa mức phí nộp đơn PCT vào giai đoạn quốc gia hay mức phí nộp trực tiếp.
Do đó, mức phí nộp đơn và thẩm định nội dung và tra cứu là cho đơn nộp vào giai đoạn quốc gia và đơn nộp trực tiếp về cơ bản là bằng nhau.
Ngoài ra, phí nộp đơn sáng chế vào từng quốc gia sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, một số các quốc gia có mức giảm giá tương ứng với phần công việc đã giảm xuống khi phần công việc này đã được thực hiện trong giai đoạn quốc tế của đơn PCT chẳng hạn như đối với các đơn PCT đã có báo cáo tra cứu sáng chế quốc tế (ISR – international search report) và báo cáo thẩm định sơ bộ khả năng đăng ký sáng chế (IPRP – International Preliminary Report on Patentability) thì mức phí tra cứu và thẩm định trong giai đoạn quốc gia có thể được giảm.
Mức giảm tương ứng phụ thuộc vào bảng phí cụ thể của một số quốc gia.
Tư vấn bảo hộ đăng ký sáng chế theo PCT tại Việt Nam
Tư vấn đăng ký sáng chế theo PCT tại Việt Nam
SBLAW là một đại diện sở hữu trí tuệ có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp, nhà sáng chế Việt Nam bảo hộ đơn theo PCT.
Sau đây là một khách hàng tiêu biểu:
Vào Ngày 6/10/2015 tại văn phòng SBLAW tại Hà Nội, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLaw đã có cuộc gặp, làm việc và tư vấn cho nhà sáng chế Phạm Ngọc Quý, chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Năng Lượng Xanh – PNQ.
Nhà sáng chế Phạm Ngọc Quý là một nhà khoa học có nhiều sáng chế được nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhằm đảm bảo các sáng chế của mình được bảo hộ ra thế giới, nhà sáng chế đã tới và nhờ sự tư vấn của các luật sư của SB law.
Tại buổi tư vấn, luật sư Nguyễn Thanh Hà đã giới thiệu sơ bộ về hệ thống đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT, có thể giúp nhà sáng chế Việt Nam tiết kiệm được chi phí luật sư và có một cơ chế nộp đơn hiệu quả.
Nhà sáng chế Phạm Ngọc Quý đánh giá cao khả năng và kinh nghiệm của SB law và mong muốn được hợp tác để đăng ký sáng chế trong thời gian sớm nhất.
Dịch vụ đăng ký sáng chế PCT của luật sư sở hữu trí tuệ SBLAW
a. Tư vấn, tra cứu, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ sáng chế / giải pháp hữu ích ở Việt Nam và nước ngoài;
b. Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ Sáng chế (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
c. Tư vấn và thực hiện dịch vụ duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
d. Tư vấn và đánh giá khả năng vi phạm các quyền sáng chế đang được bảo hộ;
e. Đánh giá hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
f. Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các sáng chế ở Việt Nam và ở nước ngoài;
g. Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng thực hiện phúc đáp, khiếu kiện các Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm, phản đối, kiến nghị thay đổi quyết định;
Mọi chi tiết liên quan đến đăng ký sáng chế theo PCT, quý khách vui lòng liên hệ:
Đại diện Sở hữu trí tuệ
Điện thoại: 0904340664 – Chat Zalo – Gửi nhu cầu email: baohothuonghieu@sblaw.com.vn