Quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp

Để giúp khách hàng nắm được trình tự đăng ký bảo hộ sáng kiểu dáng công nghiệp, Tư Vấn Việt đưa ra quy trình đăng ký bảo hộ như sau:

1. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được gọi là “ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp ”. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp hai (2) lần, mỗi lần là 5 năm.

2. Quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp

Quyền nộp kiểu dáng công nghiệp, trước hết thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả;

Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ do Tổ chức mà tác giả là thành viên giao cho hoặc được tác giả tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất của Tổ chức, thì quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp đó thuộc về Tổ chức giao việc hoặc Tổ chức cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả;

Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do tác giả thực hiện Hợp đồng thuê việc với Tổ chức hoặc cá nhân khác, và trong Hợp đồng không có thoả thuận nào khác, thì quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp thuộc về Tổ chức hoặc cá nhân đã ký Hợp đồng đó với tác giả.

Người nộp đơn kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

3. Hồ sơ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Bao gồm các tài liệu sau đây:

+ Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;

+ Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;

+ Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;

+ Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm một (1) bản;

+ Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu, gồm một (1) bản;

+ Giấy uỷ quyền (nếu cần);

+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;

+ Chứng từ nộp phí nộp đơn và phói công bố đơn, gồm một (1) bản.

+ Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;

+ Tài liệu xác nhận quyền sơ hữu nhãn hiệu;

+ Bản gốc của Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;

+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.

Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của

kiểu dáng công nghiệp và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ và bao gồm các nội dung sau:

+ Tên sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;

+ Chỉ số Phân loại Kiểu dáng công nghiệp Quốc tế (theo Thoả ước Locarno);

+ Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;

+ Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết;

+ Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ;

+ Bản chất của kiểu dáng công nghiệp, trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

Bộ ảnh chụp hoặc hình vẽ phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. ảnh chụp/hình vẽ phải rõ ràng và sắc nét, không được lẫn các sản phẩm khác với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ. Tất cả các ảnh chụp/hình vẽ phải theo cùng một tỉ lệ. Kích thước mỗi ảnh chụp/hình vẽ không được nhỏ hơn (90 x 120)mm và không được lớn hơn (210 x 297) mm.

4. Thực hiện việc nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ

Tel: 0904340664

Email: baohothuonghieu@sblaw.com.vn Website: www.baohothuonghieu.com


Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

5. Quá trình xét nghiệm đơn Kiểu dáng công nghiệp

Quy trình và thời hạn xem xét đơn

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự tổng quát sau (sơ đồ quy trình thẩm định đơn đăng ký KDCN):

a) Thẩm định hình thức:

Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn

b) Công bố đơn hợp lệ:

Đơn đăng ký KDCN được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký CDĐL là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ KDCN.

c) Thẩm định nội dung:

Đơn đăng ký KDCN đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Bằng độc quyền KDCN cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung đơn KDCN là 7 tháng kể từ ngày công bố đơn

6. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ

– Người có quyền khiếu nại:

+ Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ;

+ Bất người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định.

– Thủ tục khiếu nại:

+ Nội dung khiếu nại phải được thể hiện thành văn bản, trong đó phải nêu rõ họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn; nội dung, lý lẽ, dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan;

+ Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày ra Quyết định hoặc Thông báo. Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét.

+ Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại.

+ Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ, Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại.


Kiểu dáng công nghiệp hộp đựng

 
Kiểu dáng công nghiệphộp đựng

» Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại – Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan